.Những thuận lợi của PNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 87 - 90)

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 91% là số PNN cho biết thuận lợi của bản thân đó là “Được trợ giúp nhiệt tình” chính vì nhận được trợ giúp nhiệt tình từ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Được chính quyền địa phương khuyến khích … Được gia đình ủng hộ Các hoạt động trợ giúp phù hợp với bản thân Dễ dàng tiếp cận hoạt động trợ giúp Được tiếp cận thông tin đầy đủ Được trợ giúp nhiệt tình

53 96.5 75.5 82.5 70.5 91

Biểu 2.11. Những thuận lợi của PNN khi tham giahoạt động trợ giúp tại địa phương hoạt động trợ giúp tại địa phương

nhiều cán bộ thuộc các đơn vị, tổ chức, đoàn thể tham gia dự án nên phần lớn PNN trong xã rất yên tâm và tự tin tham gia hoạt động trợ giúp, những trợ giúp đó chính là sự động viên khích lệ đối với PNN. Trong quá trình tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, hoạt đông CSSK ở mảng trợ giúp nào khi PNN gặp khó thì đều được hỗ trợ giải quyết khó khăn và hướng dẫn tận tình. Bên cạnh đó, có 82,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết thuận lợi của họ đó là “Dễ dàng tiếp cận hoạt động trợ giúp” tại địa phương, ngay từ đầu khi triển khai hoạt động trợ giúp toàn bộ hoạt động của dự án đều được cân đối và xây dựng ở mức dễ tiếp cận, dễ tham gia nhất phù hợp với khả năng hiểu biết của PNN và những đặc điểm điểm địa bàn xã Đồng Du ở mức tương đối, bởi thực tế dự án không chỉ triển khai tại Hà Nam, mà các tỉnh khác như Thanh Hóa, Điện Biên, Sơn La PNN thuộc các địa phương này cũng đang nhận được sự trợ giúp từ dự án, mỗi hoạt động triển khai tại các địa phương khác nhau đều có sự điều chỉnh nhất định để phù hợp với đối tượng tiếp cận và đặc điểm địa bàn.

Có 75,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân họ có thuận lợi đó là “Các hoạt động trợ giúp phù hợp với bản thân”, không phải toàn bộ PNN tham gia khảo sát đều cho rằng các hoạt động trợ giúp hoàn toàn phù hợp với bản thân có nghĩa vẫn còn một bộ phận PNN cho biết các hoạt động này chưa phù hợp với bản thân, các hoạt động trợ giúp đều được điều chỉnh ở mức độ nhất định, tất nhiên vẫn tồn tại những hoạt động mang tính cứng nhắc không thể điều chỉnh dẫn tới PNN khi tham gia cảm thấy chưa phù hợp với bản thân, vì vậy những PNN này sẽ được hướng dẫn chi tiết thêm và nhận được sự quan tâm sát sao hơn của cán bộ tham gia trợ giúp. Bên cạnh đó, có 70,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết thuận lợi của họ là “Được tiếp cận thông tin đầy đủ” các thông tin này được cung cấp thông qua phương tiện truyền thông tại địa phương, qua hội họp, sinh hoạt cộng đồng và qua các lớp tập huấn thì

tin trợ giúp mang tính khái quát, khi được tham gia trực tiếp vào các mảng trợ giúp hầu như PNN mới có đầy đủ thông tin về các mảng trợ giúp này do được cán bộ trợ giúp cung cấp thông tin và chia sẻ sâu hơn. Ngoài ra, có 53% số PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân “Được chính quyền địa phương khuyến khích tham gia” hoạt động trợ giúp, chính quyền địa phương có vai trò tổng hợp và họ phối hợp với các tổ chức thực hiện dự án trợ giúpSau đây là chia sẻ của cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng Du:

“Thực tế khi thực hiện hoạt động trợ giúp chị em phụ nữ trong xã, chúng tôi luôn phải cố gắng đơn giản hóa đến mức thấp nhất những thông tin tuyên truyền, để chị em dễ hiểu và nắm bắt nhất, sau đó trong những lớp tập huấn thì chúng tôi sẽ trang bị các kiến thức – kỹ thuật chuyên sâu, phần lớn chị em PNN sau khi tham gia hoạt đồng trợ giúp đều có những kiến thức – kỹ thuật nhất định để phục vụ sản xuất” (PVS cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng Du).

Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách và hoạt động CSSK nằm trong chuỗi các hoạt động trợ giúp PNN tại địa phương, hầu hết PNN tại xã Đồng Du đều có những thuận lợi nhất định như: được trợ giúp nhiệt tình, được tiếp cận thông tin đầy đủ, dễ dàng tiếp cận hoạt động trợ giúp, các hoạt động trợ giúp phù hợp với bản thân, được gia đình ủng hộ, được chính quyền địa phương khuyến khích tham gia... chính là những thuận lợi lớn thúc đẩy sự tham gia của PNN xã Đồng Du.

2.4.2. Những khó khăn của PNN khi tiếp cận hoạt động trợ tại địa phương

Trong quá trình tiếp cận và tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương ngoài những thuận lợi có được, PNN cũng gặp phải những khó khăn nhất định từ những yếu tố khách quan và chủ quan, theo chia sẻ của một số PNN tham gia hoạt động trợ giúp cho biết như: Thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp; cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên thiếu nhiệt tình; bản thân thiếu tự tin khi

tham gia; các mảng hoạt động trợ giúp không phù hợp với bản thân; thời gian biểu – lịch tham gia các hoạt động trợ giúp chưa phù hợp; khoảng cách đi lại xa; gia đình không ủng hộ... là những khó khăn cục bộ đối đối với PNN khi tiếp cận và tham gia hoạt động trợ giúp tại xã Đồng Du.

Biểu 2.12 thể hiện những khó khăn của PNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, việc khảo sát thông tin này nhằm nắm bắt được đâu là khó khăn lớn nhất có tác động tới PNN và nguồn gốc phát sinh những khó khăn này, từ đó đề xuất biện pháp can thiệp – trợ giúp một cách hiệu quả hơn.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết về những khó khăn của bản thân khi tham gia hoạt động trợ giúp, chiếm tỷ lệ cao nhất với 29,5% là số PNN cho biết bản thân “Thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp” tập trung ở nhóm PNN ít hoặc không thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng vì vậy khi địa phương có thông báo về hoạt động trợ giúp thì

0 5 10 15 20 25 30

Gia đình không ủng hộ Khoảng cách đi lại xa Thời gian biểu - lịch tham gia các hoạt động trợ …

Các mảng hoạt động trợ giúp không phù hợp … Bản thân thiếu tự tin khi tham gia Cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên thiếu nhiệt …

Thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp

1 4 17.5 24.5 22.5 9 29.5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)