Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.4. Đánh giá về vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN
Trong quá trình thực hiện chuỗi hoạt động trợ giúp PNN tại xã Đồng Du trong 3 hoạt động chính: Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách và hoạt động CSSK, NVCTXH là đội ngũ tham gia trực tiếp và xuyên suốt vào quá trình trợ giúp PNN trong chuỗi hoạt động đó. Biểu 3.4 thể hiện những đánh giá về vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN tại xã Đồng Du.
(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết đánh giá của bản thân về vai trò của NVCTXH trong các hoạt động trợ giúp. Đối với hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,5% là số PNN đánh giá vai trò của NVCTXH ở mức “Thường xuyên” và chiếm tỷ lệ cao thứ hai bới 33,5% là số PNN có đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” như vậy chỉ tính riêng hai mức đánh giá này chiếm tới 2/3 số người tham gia khảo sát, tập trung ở nhóm PNN thường xuyên nhận được sự trợ giúp của đội ngũ NVCTXH trong tất cả các khâu của hoạt động lao động – sản xuất; chỉ có 25% tương ứng 1/3 số PNN tham gia khảo sát có đánh giá vai trò của NVCTXH trong hoạt động này ở mức “Không thường xuyên”. Kết quả đánh giá này cho thấy, vai trò của NVCTXH trong hoạt động này được thể hiện khá tốt, chỉ có một bộ phận nhỏ phụ nữ tham gia khảo sát ít nhận được sự trợ giúp từ NVCTXH do họ thuộc đối tượng ít khó khăn hơn, ít cần tới sự trợ giúp hơn so với nhóm PNN khác. Sau đây là chia sẻ của PNN xã Đồng Du:
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Hoạt động chăm sóc sức khỏe Hoạt động truyền thông nâng cao nhận
thức về chính sách
Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm
27.5 22 33.5 34 47.5 41.5 38.5 30.5 25
Biểu 3.4. Đánh giá về vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN xã Đồng Du
(Đơn vị: %; N=200)
“Tôi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm ở địa phương đến nay đã được hơn 3 năm, mới đầu tôi cũng hoang mang chẳng biết bản thân không biết gì về trồng rau sạch thì làm có thành công hay không, hay lại vay vốn làm ăn rồi mắc thêm nợ nần, chồng tôi còn gàn tôi bảo không nên tham gia sợ không hiệu quả, nhưng được các anh chị cán bộ dự án đến tận nhà động viên, khuyên nhủ tôi và chồng tôi cũng yên tâm, khi đó tôi được tham gia một khó tập huấn về trồng rau sạch học hỏi cách thức và quy trình làm ra rau sạch, sau một thời gian tham gia được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ dự án và cán bộ địa phương tôi và những chị em khác thấy tự tin, yên tam hơn”
(PVS PNN xã Đồng Du).
Đối với hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5% là số PNN có đánh giá vai trò của NVCTXH ở mức “Thường xuyên” và 22% số PNN có đánh giá ở mức “Rất thường xuyên” tính chung hai mức đánh giá này chiếm gần 70% số PNN tham gia khảo sát; chỉ có 30,5% số PNN tham gia khảo sát có đánh giá ở mức “Không thường xuyên”. Như vậy từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng ở hoạt động này dấu ấn và vai trò của NVCTXH thể hiện khá rõ nét, chỉ có một số ít phụ nữ tham gia khảo sát có đánh giá vai trò của NVCTXH ở mức không thường xuyên tập trung ở nhóm PNN ít tham gia hoạt động này nên đưa ra những đánh giá chủ quan.
Đối với hoạt động CSSK, có 34% PNN tham gia khảo sát cho biết vai trò của NVCTXH ở mức “Thường xuyên” và 27,5% PNN đánh giá ở mức “Rất thường xuyên”, đáng chú ý là có tới 38,5% PNN tham gia khảo sát đánh giá ở mức “Không thường xuyên”, trên thực tế hoạt động này chỉ được tổ chức theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm nó không phải là hoạt động diễn ra xuyên suốt như hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm và hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, chính vì vậy dễ khiến PNN tham gia khảo sát đưa ra những đánh giá chủ quan, “Hiện tại chúng tôi
thường tổ chức hoạt động CSSK theo lịch đã định sẵn từ đầu dự án, từ đầu năm. Mỗi năm chúng tôi đều họp với cán bộ dự án để phối hợp tổ chức hoạt động CSSK cho đối tượng là PNN và người nghèo, chúng tôi luôn chỉ đạo các thôn lồng ghép vấn đề CSSK vào cả các hoạt động truyền thông, các hoạt động khác tại cộng đồng, ví dụ như CSSK sinh sản, phòng chống bệnh tật khi chuyển mùa, ngoài ra còn có hoạt động khám bệnh lưu động tổ chức tại các thôn trong xá” (PVS Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đồng Du).
Từ kết quả khảo sát – đánh giá về vai trò của NVCTXH trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách và hoạt động CSSK cho PNN xã Đồng Du, có thể thấy được hiện tại những NVCTXH bán chuyên trách tại địa phương đang hoạt động khá tích cực, họ là đội ngũ tuy chưa được đào tạo bài bản về chương trình CTXH chuyên nghiệp, nhưng họ là những người có kinh nghiệm công tác, tâm huyết, tận tụy với công tác trợ giúp PNN nên hoạt động của họ được thực hiện đã đặt được những kết quả rất khả quan. Trong thời gian tới, cần tổ chức các lớp đào tạo tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng CTXH cho đội ngũ NVCTXH bán chuyên trách này và có định hướng nhân rộng và phát triển mô hình trợ giúp, hoạt động trợ giúp hiệu quả này tại địa phương.