Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN xã Đồng Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 64 - 71)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Hoạt động trợ giúp PNN đang triển khai tại địa bàn xã Đồng Du

2.3.1. Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN xã Đồng Du

Hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho vay vốn bằng tiền mặt hoặc hiện vật (giống cây trồng, vật nuôi) và hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật sản xuất - kinh doanh; tổ chức cho PNN vay vốn để sản xuất – kinh doanh, sau khi tạo dựng được việc làm và thu nhập ổn định PNN sẽ phải trả gốc cho mô hình hỗ trợ này để quay vòng cho các thành viên là PNN khác vay (có thể vay theo nhóm), mỗi PNN được vay với số tiền từ 3-5 triệu đồng, tùy thuộc mục đích hoạt động sản xuất – kinh doanh họ đang có ý định triển khai. Đây là mô hình trợ giúp được tổ chức hoạt động dựa vào cộng đồng, huy động cả nguồn lực từ phía cộng đồng, phát huy được sự giúp nhau của các thành viên trong nhóm PNN, những người có kinh nghiệm sản xuất (sản xuất giỏi) ngoài cộng đồng được huy động tham gia mô hình trợ giúp để trợ giúp PNN tham gia hoạt động trợ giúp trong xã Đồng Du.

Biểu 2.4 thể hiện những trợ giúp mà PNN nhận được khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm tại địa phương, bao gồm: Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật trồng trọt, được tập huấn - kiến thức chăn nuôi, được vay

vốn sản xuất - kinh doanh, được cung cấp cây giống - con giống, được học hỏi - chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, được giới thiệu việc làm phù hợp.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết về những trợ giúp mà bản thân nhận được khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 91,5% là số PNN cho biết bản thân “Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật trồng trọt” và chiếm 87% là số PNN cho biết bản thân “Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật chăn nuôi” đây chính là hai mảng hoạt động nhỏ trong hoạt động chính hỗ trợ sinh kế của mô hình trợ giúp của dự án, trước khi PNN tham gia dự án và được hỗ trợ các nguồn lực thì PNN xã Đồng Du đều được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức - kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, nhằm tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới, kỹ thuật chăn nuôi mới và những kiến thức liên quan đến phòng bệnh cho cây trồng và vật nuôi, đầu vào và đầu ra sản phẩm… nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi trong quá trình PNN tổ chức sản xuất - kinh doanh, cán bộ phụ trách tập huấn kỹ thuật cho PNN là những cán bộ - chuyên gia có chuyên môn sâu về trồng trọt và chăn nuôi, am hiểu điều kiện khí hậu thổ

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Được giới thiệu việc làm phù hợp Được học hỏi - chia sẻ kinh nghiệm sản xuất Được cung cấp cây giống - con giống Được vay vốn sản xuất - kinh doanh Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật chăn nuôi Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật trồng trọt

78.5 73 89.5 84.5 87 91.5

Biểu 2.4. Những trợ giúp PNN nhận được khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm

nhưỡng tại địa phương, cách truyền đạt trong mỗi buổi tập huấn đều được xây dựng theo các mô hình hóa, các hoạt động để giúp PNN dễ hiểu, dễ tiếp cận học hỏi, tương tác; qua mảng hoạt động tập huấn đa phần PNN tại xã Đồng Du đều nắm bắt được những kiến thức - kỹ thuật cơ bản phục vụ sản xuất, nhiều hộ gia đình đã ứng dụng các kiến thức - kỹ thuật rất thành công đạt được hiệu quả cao, giúp gia đình có công ăn việc làm và thu nhập ổn định vươn lên thoát nghèo.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 89,5% là số PNN “Được cung cấp cây giống - con giống” đây là những trợ giúp được thực hiện song song với trợ giúp về vay vốn tiền mặt, những PNN được hỗ trợ vay vốn bằng cây giống - con giống thay thế cho hình thức vay vốn bằng tiền mặt, hình thức trợ giúp này mang tính gần gũi, đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo PNN xã Đồng Du. Việc cung cấp cây giống và con giống cho PNN có ý nghĩa rất quan trọng vừa đảm bảo hiệu quả chất lượng nguồn gen giống, vừa đảm bảo tiêu chí sản phẩm đầu vào đạt yêu cầu sẽ giúp cho PNN và gia đình thuận lợi hơn khi thực hiện trồng trọt - chăn nuôi. Bên cạnh đó, có 84,5% PNN tham gia trả lời cho biết họ “Được vay vốn sản xuất - kinh doanh” đây là trợ giúp song song với trợ giúp hỗ trợ về cây giống và con giống, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo PNN, cũng như mục đích sản xuất - kinh doanh của họ mỗi PNN sẽ được vay vốn từ 3-5 triệu, sau khi vay vốn đầu tư có thu nhập ổn định đối tượng được vay sẽ phải hoàn vốn để cho phụ nữ khác vay, với cách làm này trong nhiều năm nay dự án với mô hình trợ giúp này đã tạo được hiệu ứng khá lớn, đời sống của một bộ phận lớn PNN và gia đình đã ổn định, có việc làm và có thu nhập ổn định, nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo. Sau đây là chia sẻ của cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng Du: “Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với cán bộ tổ chức ActionAid triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN trong xã, ban đầu thực hiện cũng gặp một

đầu với kinh nghiệm từng tham gia sản xuất, nhiều chị em phụ nữ đã rất tự tin, mạnh dạn và thành thục về mặt kỹ thuật sản xuất, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo và trở thành tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, đây là một thành công bước đầu của dự án trợ giúp” (PVS cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng Du).

Có 78,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết, trợ giúp mà họ nhận được khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm đó là “Được giới thiệu việc làm phù hợp” nhiều PNN trong xã sau khi tham gia các khóa tập huấn sản xuất, không có nguyện vọng tham gia vay vốn sản xuất mà muốn tìm kiếm việc làm phù hợp, cũng đã được mô hình giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, có 73% PNN tham gia trả lời cho biết bản thân “Được học hỏi - chia sẻ kinh nghiệm sản xuất”, tham gia hoạt động trợ giúp này PNN không chỉ nhận được sự chia sẻ của cán bộ dự án, cán bộ địa phương mà PNN còn nhận được sự trợ giúp chia sẻ và học hỏi từ những phụ nữ khác trong xã họ là những điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, họ là những tấm gương vươn lên thoát nghèo, sản xuất giỏi, chính sự trợ giúp này sẽ tạo động lực to lớn cho PNN vươn lên, tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách tự tin. Từ kết quả khảo sát cho thấy hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm là một hoạt động chủ đạo trong chuỗi hoạt động trợ giúp chung đối với PNN xã Đồng Du, thông qua hoạt động này PNN trong xã được trợ giúp nhiều mặt từ vật chất đến kỹ thuật và năng lực sản xuất, đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn giúp tạo công ăn việc làm ổn định và tạo thu nhập giúp PNN trong xã vươn lên thoát nghèo bên vững và ôn định đời sống.

Biểu 2.5 thể hiện những thay đổi của PNN xã Đồng Du sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm tại địa phương, gồm nhưng thay đổi như: Có kiến thức – kỹ thuật sản xuất, có việc làm phù hợp, cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình, mức sống của bản thân và gia đình cao hơn, tự tin

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết những thay đổi của bản thân sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, chiếm tỷ lệ cao nhất với 84,5% là số PNN cho biết bản thân có thay đổi đó là “Có kiến thức – kỹ thuật sản xuất” đây chính là thay đổi rõ nét nhất mà nhóm phụ nữ tham gia khảo sát cho biết, “Từ khi được giới thiệu tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tôi được tập huấn kỹ thuật nuôi gà, sau khi tập huấn với kiến thức và kỹ thuật có được tôi mạnh dạn vay 5 triệu từ dự án để mua gà về nuôi, đến nay đàn gà nhà tôi vừa bán được gà thịt, vừa bán được trứng tạo thu nhập ổn định cho gia đình” (PVS PNN xã Đồng Du). Khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm PNN không chỉ có được các kiến thức cơ bản để sản xuất – kinh doanh, mà bản thân PNN sẽ được trang bị các kiến thức rộng hơn về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm, cán bộ dự án giúp PNN lập kế hoạch thực hiện theo từng giai đoạn, hoạt động trang bị kiến thức - kỹ thuật là một hoạt động xuyên suốt và liên tục trong quá trình dự án diễn ra, chính vì vậy sau khi tiếp cận các nguồn lực trợ giúp phần lớn PNN tại xã Đồng Du đều có những thay đổi khá tích cực.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tự tin trong việc ra quyết định đầu tư SX Mức sống của bản thân và GĐ cao hơn Cải thiện thu nhập cho bản thân và GĐ Có việc làm phù hợp Có kiến thức - kỹ thuật SX 60.5 72.5 79 66.5 84.5

Biểu 2.5. Những thay đổi của PNN sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 79% là số PNN cho biết thay đổi của bản thân sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm đó là “Cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình” chính vì có tạo lập được công việc ổn định nên thu nhập của bản thân và gia đình PNN ở xã Đồng Du được cải thiện đáng kể, sự thay đổi này có ý nghĩa và vai trò cực kỳ lớn trong việc thúc đẩy PNN xã Đồng Du tham gia tích cực vào hoạt động của dự án, tự tin hơn khi ra quyết định đầu tư - sản xuất, chỉ có mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm và kiên trì đầu tư - sản xuất mới có thể giúp cho PNN trong xã thoát nghèo, cũng qua sự thay đổi của PNN xã Đồng Du kiểm chứng một điều rằng PNN xã Đồng Du hoàn toàn có đủ khả năng phát triển kinh tế nếu được tiếp cận nguồn lực trợ giúp một cách đầy đủ và kịp thời. Tại địa phương nhiều gia đình sau khi tham gia mảng hoạt động trợ giúp, đến nay gia đình đã thoát nghèo và có thu nhập cao, con em được đến trường, cơ sở vật chất trong gia đình được cải tạo, ngoài ra những phụ nữ này còn tiếp tục tham gia trợ giúp những PNN khác để họ có cơ hội cải thiện cuộc sống gia đình.

Có 72,5% PNN tham gia trả lời cho biết thay đổi của bản thân sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm đó là “Mức sống của bản thân và gia đình cao hơn” có thể thấy hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN xã Đồng Du đã góp phần thay đổi đáng kể mức sống cho bản thân PNN và gia đình, cũng từ tham gia hoạt động này nhiều PNN và gia đình đã vươn lên thoát nghèo bền vững, có công việc và thu nhập ổn định, điều kiện mức sống của gia đình được đảm bảo, tác động của hoạt động trợ giúp này khá tích cực, “Gia đình tôi hiện nay cũng khấm khá hơn so với trước khi được hỗ trợ dạy nghề, lại được tiếp cận với nguồn vốn vay nên tôi đầu tư vào trồng rau sạch cung cấp cho 2 chợ đầu mối, ban đầu cũng khó khăn vì người mua không tin tưởng nhưng do được cán bộ dự án hỗ trợ về thương hiệu đến nay gia đình tôi trở thành địa chỉ cung cấp rau sạch trong xã, kinh tế gia đình

được, tác động của hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm đối với PNN xã Đồng Du là rất lớn, phần lớn người dân trong xã rất có niềm tin vào hoạt động trợ giúp này.

Có 66,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết thay đổi sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm đó là bản thân “Có việc làm phù hợp”, từ việc đào tạo và tậ huấn của các hoạt động dự án, nhiều PNN có nguyện vọng sau khi được dạy nghề sẽ được dự án giới thiệu việc làm phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân, chính vì vậy nhiều chị em phụ nữ trong xã yên tâm tham gia sản xuất, với mức lương ổn định góp phần cải thiện cuộc sống gia đình; đây là một thành công lớn mà dự án hỗ trợ PNN xã Đồng Du đạt được, góp phần khích lẹ và động viên PNN vươn lên khẳng định bản thân và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, có 60,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân có thay đổi sau khi tham gia hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm đó là bản thân “Tự tin trong việc ra quyết định đầu tư sản xuất” từ những thay đổi khác như thực tế đã có việc làm và thu nhập được cải thiện… những thay đổi này đã góp phần củng cố niềm tin cho PNN trong xã trong việc mạnh dạn đưa ra các quyết định đầu tư làm ăn, đầu tư sản xuất, vị thế của PNN cũng được cải thiện và nâng cao việc quyết định các vấn đề liên quan đến kinh tế trong gia đình. Những hoạt động đầu tư sản xuất cũng mang tính bền vững hơn do PNN có kinh nghiệm sản xuất và do họ có mạng lưới hỗ trợ khá tốt từ cán bộ dự án, cán bộ địa phương và những chị em phụ nữ khác cùng tham gia dự án.

Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy sau khi được lựa chọn tham gia hoạt động trợ giúp tại xã, được tiếp cận với các nguồn lực trợ giúp tỷ lệ PNN trong xã có sự thay đổi khá tích cực, bản thân phụ nữ có thêm những kiến thức – kỹ thuật phục vụ hoạt động lao động sản xuất, có việc làm phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, tự tin hơn trong việc ra quyết định đầu

tư sản xuất – kinh doanh. Còn đối với gia đình họ mức sống đã được cải thiện, đã được thay đổi, đưa nhiều hộ gia đình thoát nghèo bền vững, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Một điều quan trọng nữa đó là không những bản thân có thay đổi mà những PNN trong xã sau khi thoát nghèo đã chia sẻ lại những kiến thức – kỹ thuật giúp những phụ nữ khác có cơ hội vươn lên thoát nghèo – cải thiện đời sống giống mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 64 - 71)