Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sáchcho PNN xã Đồng Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 71 - 78)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.2.Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sáchcho PNN xã Đồng Du

2.3. Hoạt động trợ giúp PNN đang triển khai tại địa bàn xã Đồng Du

2.3.2.Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sáchcho PNN xã Đồng Du

xã Đồng Du

Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN, đây là hoạt động rất có ý nghĩa, với phương châm trợ giúp pháp lý mọi mặt cho PNN, giúp PNN thuận lợi trong việc tiếp cận quyền và lợi ích từ chính sách trợ giúp xã hội; hỗ trợ giải quyết những khó khăn và vướng mắc khi PNN tiếp cận chính sách. Trong hoạt động này PNN thường xuyên được tham gia các buổi truyền thông, tập huấn nâng cao hiểu biết về chính sách. Mảng hoạt động này được xây dựng và hình thành với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho PNN; giám sát việc thực hiện chính sách PNN tại địa phương; tuyên truyền về các văn bản pháp luật và các chính sách của Đảng và Nhà nước; dự án còn hỗ trợ để PNN tham gia giám sát thực hiện chế độ chính sách cho PNN.

Biểu 2.6 thể hiện những trợ giúp PNN nhận được khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, gồm các trợ giúp như: Được cung cấp các thông tin về chính sách cho PNN, được tập huấn nâng cao kiến thức về chính sách cho PNN, được tiếp cận quyền – lợi ích chính sách cho PNN, hỗ trợ giải quyết khó khăn khi tiếp cận chính sách, tham gia nhóm giám sát thực hiện chính sách cho PNN, được đóng góp ý kiến cho cộng đồng.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Đây chính là những mảng trợ giúp nằm trong khuôn khổ hoạt động nâng cao nhận thức về chính sách (trợ giúp pháp lý) cho PNN, hoạt động này đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của số đông PNN tham gia, giúp PNN tiếp cận tốt những quyền và lợi ích mà chính sách đã ban hành.Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết bản thân nhận được khi tham hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, chiếm tỷ lệ cao nhất với 83,5% là số PNN “Được cung cấp các thông tin về chính sách cho PNN” từ kết quả này cho thấy công tác truyền thông, tuyên truyền giúp PNN tiếp cận được với thông tin về chính sách được thực hiện rất tốt; các chính sách quy định trong các văn bản pháp luật, các chương trình hành động về phụ nữ nói chung và PNN nói riêng được giới thiệu cho PNN; qua hoạt động trợ giúp này, những thông tin về chính sách được PNN cập nhật tốt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời, được tiếp cận với những thông tin về chính sách trợ giúp PNN yên tâm và tin tưởng hơn vào sự quan tâm của chính quyền địa phương, Đảng và Nhà nước vào sự trợ giúp của đội ngũ cán bộ NVCTXH (những

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Được đóng góp ý kiến cho cộng đồng Tham gia nhóm giám sát thực hiện chính … Hỗ trợ giải quyết khó khăn khi tiếp cận chính … Được tiếp cận quyền - lợi ích chính sách cho … Được tập huấn nâng cao kiến thức về chính … Được cung cấp các thông tin về chính sách …

59 33.5 56.5 78.5 67 83.5

Biểu 2.6. Những trợ giúp PNN nhận được khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 78,5% là số PNN cho biết bản thân nhận được trợ giúp đó là “Được tiếp cận quyền - lợi ích chính sách PNN” ở trợ giúp này PNN cho biết bản thân tiếp cận các quyền - lợi ích từ chính sách thuận lợi và hiệu quả hơn nhờ tham gia mô hình trợ giúp PNN tại địa phương, những quyền và lợi ích được quy định cụ thể trong các chính sách trợ giúp xã hội như hỗ trợ vay vốn sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… đây là những trợ giúp rất thiết thực mà PNN xã Đồng Du đang tiếp cận, việc lồng ghép thực hiện chính sách vào khuôn khổ dự án liên kết hỗ trợ PNN của ActionAid là một thành công và ý tưởng sáng tạo, đưa đến hiệu ứng tốt giúp thay đổi nhận thức của PNN và cộng đồng về chính sách cho đối tượng yếu thế.

Có 67% PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân “Được tập huấn nâng cao kiến thức về chính sách cho PNN” số PNN này chủ yếu tập trung ở nhóm nòng cốt và những PNN tích cực trong các hoạt động sẽ được chọn lựa tham gia lớp tập huấn, sau đó về các thôn/xóm đang sinh hoạt để tuyên truyền và tập huấn lại cho PNN thuộc khu vực đó, định hướng của dự án trợ giúp PNN là tất cả PNN tại xã Đồng Du phải qua lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực tiếp cận chính sách của họ, trong các lớp tập huấn NVCTXH do am hiểu về PNN và văn hóa địa phương nên họ có các cách truyền đạt, diễn giải khá gần gũi, dễ hiểu nền hiệu quả các buổi tập huấn khá cao, phần lớn ban đầu nhóm PNN tham gia đều rất rụt rè, nhút nhát những qua lớp tập huấn ngoài được trang bị kỹ năng tiếp cận và những thông tin đầy đủ về chính sách, được sự động viên an ủi của NVCTXH (cán bộ tập huấn) nên bản thân họ rất tự tin sau các buổi tập huấn. Sau đây là chia sẻ của cán bộ tập huấn của Tổ chức ActionAid (NVCTXH):

“Gắn bó với dự án của địa phương đã 6 năm, tham gia tập huấn khá nhiều lớp cho PNN ở đây tôi nhận ra một điều, PNN họ rất có tiềm năng và nghị lực, họ nghèo đói là do thiếu nguồn lực trợ giúp, cơ hội phát triển, chính

vì vậy trong mỗi hoạt động tập huấn chúng tôi đều cố gắng hết sức trong việc tác động vào chính nhận thức của họ nhằm tạo ra sự thay đổi bên trong, đố mới là sự thay đổi bên vững đối với họ, ban đầu họ rất nhút nhát nhưng được hướng dẫn họ cũng đã đóng góp cho chúng tôi khá nhiều ý tưởng hay khi thực hiện hoạt động trợ giúp PNN dưới cộng đồng” (PVS cán bộ Tổ chức ActionAid).

Có 59% PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân “Được đóng góp ý kiến cho cộng đồng” trợ giúp này đã giúp bản thân PNN tăng thêm uy tín và tiếng nói trong cộng đồng, nhiều PNN sau khi tham gia các buổi truyền thông và tập huấn về chính sách, họ chính là người làm công tác tuyên truyền về chính sách tới PNN khác khá tốt, giúp cho nhiều PNN tại xã Đồng Du có cơ hội tiếp cận chính sách tốt hơn. Hầu như khi được đóng góp cho cộng đồng nơi mà mình đang sinh sống và làm việc khiến cho bản thân PNN tự tin hơn, được khẳng định vị thế và tiếng nói và thấy cộng đồng cần mình hơn khi bản thân góp tiếng nói cho cộng đồng, và thực tế sau các buổi tập huấn PNN tham gia khá nhiệt tình vào công tác góp ý ở những buổi sinh hoạt cộng đồng tổ chức tại thôn/xóm. Bên cạnh đó, có 56,5% số PNN cho biết bản thân được “Hỗ trợ giải quyết khó khăn khi tiếp cận chính sách” phần lớn PNN tại xã Đồng Du đều cho biết nhờ có mảng trợ giúp này mà đa phần PNN đã giảm bớt được những khó khăn trong quá trình tiếp cận chính sách, làm thủ tục hồ sơ để thụ hưởng chính sách, thông qua mảng trợ giúp này những băn khoăn và thắc mắc của PNN về thông tin chính sách, về chế độ, quyền lợi được PNN nắm bắt tốt hơn, tiếp cận chính sách thuận lợi và hiệu quả hơn.

Chiếm tỷ lệ thấp nhất với 33,5% số PNN cho biết bản thân được “Tham gia nhóm giám sát thực hiện chính sách” trong chính mô hình trợ giúp, hoạt động trợ giúp mà họ đang sinh hoạt, đây là đội ngũ PNN hiện đang tham gia nhóm nòng cốt, những PNN có năng lực giám sát, những PNN tích cực trong các hoạt động trợ giúp dược lựa chọn để tham gia mảng hoạt động này, đây là

tính ưu việt của hoạt động và mô hình trợ giúp xã Đồng Du, lấy chính vai trò của PNN để giám sát hoạt động do chính họ đang tham gia nhằm phát huy tính trách nhiệm và minh bạch, khách quan trong hoạt động hỗ trợ.

Biểu 2.7 thể hiện những thay đổi của PNN xã Đồng Du sau khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, bao gồm những thay đổi như: Nắm bắt được các thông tin chính sách tốt hơn, các khó khăn được giải quyết, có kinh nghiệm giám sát thực hiện chính sách, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động cộng đồng, có tiếng nói trong cộng đồng.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết bản thân có những thay đổi từ nhận thức, suy nghĩ đến hành động, chiếm tỷ lệ cao nhất với 75% là số PNN có thay đổi đó là “Nắm bắt được các thông tin chính sách tốt hơn” việc tham gia các hoạt động truyền thông giúp PNN có được thông tin mang tính đầy đủ và toàn diện hơn, những thông tin này mang tính chính thống nên PNN rất tin tưởng, việc nắm bắt thông tin chính sách một cách đầy đủ khiến họ tự tin hơn tham gia mảng hoạt động này, đồng thời chia sẻ trợ giúp các thành viên khác còn chưa nắm bắt được hoặc nắm bắt chưa đầy đủ

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Có tiếng nói trong CĐ Tự tin hơn khi tham gia các hoạt động CĐ Có kinh nghiệm giám sát thực hiện chính sách Các khó khăn được giải quyết Tiếp cận quyền lợi từ chính sách hiệu quả hơn Nắm bắt được các thông tin chính sách tốt hơn

55 68 26.5 43.5 72.5 75

Biểu 2.7. Những thay đổi của PNN sau khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách

những nội dung của chính sách trợ giúp mà họ đang là đối tượng thụ hưởng,

“Lúc trước mình còn chưa hiểu biết chính sách hỗ trợ PNN nên e dè lắm, chỉ khi được cán bộ tập huấn và chia sẻ thông tin tôi mới biết thêm được nhiều thông tin về chính sách, nên cũng mạnh dạn mang những tin tức này chia sẻ lại cho mấy chị em cùng thôn đang gặp khó khăn vì chưa hiểu biết gì” (PVS PNN xã Đồng Du).

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 72,5% là số PNN cho biết thay đổi của bản thân là “Tiếp cận quyền lợi từ chính sách hiệu quả hơn” những quyền lợi được quy định trong chính sách đối với PNN, đối với hộ gia đình nghèo được họ tiếp cận tốt hơn. Bên cạnh đó, có 68% PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân có thay đổi đó là “Tự tin hơn khi tham gia hoạt động cộng đồng” do tham gia các lớp tập huấn và được chia sẻ thôn tin chính sách từ hoạt động này, đây là những thay đổi nội tại từ bên trong PNN, tác động khá tích cực của hoạt động truyền thông là thay đổi từ nhận thức, suy nghĩ đến hành động của PNN, giúp họ tự tin, mạnh dạn và khai thông tư tưởng, phá tan rào cản về sự tự ti mặc cảm lâu nay để tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Sau đây là chia sẻ của cán bộ chính sách xã hội xã Đồng Du:

“Nhiều năm làm công tác tại xã, phối hợp với cán bộ tổ chức ActionAid tôi thực hiện hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho PNN nói riêng và các hộ nghèo nói chung về chính sách tôi nhận thấy phần lớn PNN trong xã do không có điều kiện học hỏi khiến họ bị thiệt thòi, còn khi cho họ tiếp cận các hoạt động trợ giúp như hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi nhận thức và cách nhìn của họ nên họ rất tự tin khi tham gia hoạt động cộng đồng và góp tiếng nói cho cộng đồng nơi họ đang sinh sống” (PVS cán bộ Chính sách xã hội xã Đồng Du).

sự thay đổi về vai trò và vị thế của phụ nữ nói chung và PNN nói riêng được cải thiện đáng kể trong cộng đồng; từ những thay đổi khác, sự tham gia của PNN trong các hoạt động cộng đồng và sự đóp góp của họ cho cộng đồng bởi vậy vai trò và vị thế của họ được nâng lên, có tiếng nói hơn trong cộng đồng, đây là hiệu ứng khá tích cực mà hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho PNN tại xã Đồng Du mang lại. Bên cạnh đó, chiếm 43,5% là số PNN tham gia khảo sát cho biết “Các khó khăn được giải quyết” nhờ tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, trong quá trình tiếp cận chính sách, thực hiện các thủ tục về mặt hành chính để tiếp cận chính sách và những quyền lợi liên quan nảy sinh những khó khăn, khúc mắc thì PNN được NVCTXH (cán bộ truyền thông, cán bộ tập huấn, cán bộ chính sách xã hội) hỗ trợ giải quyết các khó khăn để tiếp cận chính sách hiệu quả hơn.

Có 26,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân “Có kinh nghiệm giám sát thực hiện chính sách” đây là những PNN tích cực và có hiểu biết được dự án lựa chọn tham gia mảng hoạt động giám sát thực hiện chính sách, ở mỗi thôn/xóm các chi Hội Phụ nữ đều cử ra các thành viên cốt cán nắm giữ các vai trò và vị trí nhất định trên tình thần kêu gọi chính vai trò từ phí PNN cùng phối hợp với cán bộ dự án và cán bộ địa phương đứng ra giám sát chính hoạt động thực hiện chế độ chính sách cho PNN tại cơ sở mình. Mảng hoạt động này đã mang lại kết quả khá tích cực, nhiều hoạt động nhờ có PNN tham gia tất cả được công khai, minh bạch, khách quan về nhiều mặt tạo dựng được lòng tin cho các thành viên khác, đây chính là sự lồng ghép phối hợp về vai trò quản lý, giám sát hoạt động.

Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy phần lớn PNN xxa Đồng Du sau khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách hầu như đều có sự thay đổi khá tích cực từ nhận thức, suy nghĩ đến hành động, những thay đổi này giúp PNN nhờ tiếp cận chính sách và sau thời gian

thụ hưởng chính sách thì vươn lên thoát nghèo. Tại xã Đồng Du trong nhiều năm nay với sự can thiệp và trợ giúp của dự án tổ chức ActionAid các nhóm đối tượng yếu thế như: PNN, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em… được hỗ trợ, mảng hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách là mảng hoạt động chủ đạo thứ hai nằm trong hoạt động trợ giúp PNN đang triển khai tại xã Đồng Du, những mảng hoạt động trợ giúp này không những giúp trực tiếp đối tượng là PNN mà còn giúp chính quyền địa phương xã Đồng Du tăng cường năng lực mà hỗ trợ đối tượng chính sách tại địa phương. Để hoạt động này bền vững không chỉ có riêng vai trò của cán bộ tổ chức ActionAid, mà cần tới sự chung tay góp sức hành động của chính quyền, người dân cộng đồng và PNN trong xã Đồng Du. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 71 - 78)