Vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 107 - 112)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức

Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN là hoạt động chủ đạo thứ hai trong chuỗi hoạt động trợ giúp PNN xã Đồng Du. Đây là hoạt động có tác động và có ý nghĩa khó lớn giúp PNN tiếp cận chính sách tốt hơn nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn của bản thân và gia đình.

Biểu 3.2 thể hiện vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN, gồm các vai trò như: Kết nối PNN tiếp

cận chính sách trợ giúp, cung cấp thông tin về chính sách trợ giúp, tư vấn cách giải quyết khó khăn vướng mắc, biện hộ cho PNN gặp khó khăn về chính sách, trợ giúp pháp lý về mọi mặt cho PNN.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, chiếm tỷ lệ cao nhất với 92,5% là số PNN cho biết đó là vai trò “Cung cấp thông tin về chính sách trợ giúp” đây chính là vai trò bao trùm nhất có vai trò định hướng cho PNN, vai trò này được NVCTXH thực hiện thông qua các hoạt động truyền thông, tập huấn phổ biến các thông tin về chính sách cho PNN, việc cung cập thông tin một cách đầy đủ giúp PNN yên tâm tham gia các hoạt động trợ giúp mà NVCTXH triển khai, các thông tin được NVCTXH cung cấp bao gồm những chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách của các cấp địa phương đang áp dụng và lồng ghép các chính sách trợ giúp này vào các hoạt động trợ giúp như các dự án hỗ trợ, chương trình hỗ trợ…

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Trợ giúp pháp lý về mọi mặt cho PNN Biện hộ cho PNN gặp khó khăn về chính …

Tư vấn cách giải quyết khó khăn vướng … Cung cấp thông tin về chính sách trợ giúp

Kết nối PNN tiếp cận chính sách trợ giúp

64.5 56

71.5

92.5 80.5

Biểu 3.2. Vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 80,5% là số PNN cho biết vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN đó là “Kết nối PNN tiếp cận chính sách trợ giúp” đây chính là hoạt động được NVCTXH thực hiện thường xuyên nhằm giúp PNN nhận được sự trợ giúp của chính sách mà bản thân thuộc đối tượng thụ hưởng, hưởng lợi từ chính sách, “Khi tham gia hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách tôi và các chị em khác được các cán bộ dự án chia sẻ, hướng dẫn, giải thích cụ thể về những chính sách bản thân có thể tiếp cận. Được cung cấp thông tin chính sách đầy đủ nên khi thực hiện các thủ tục để tiếp cận quyền lợi chúng tôi thấy rất yên tâm, mọi khó khăn vướng mắc được cán bộ dự án hỗ trợ giải đáp rất nhiệt tình” (PVS PNN xã Đồng Du).

Có 71,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết vai trò của NVCTXH trông hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách đó là “Tư vấn cách giải quyết khó khăn vướng mắc” đa phần PNN với những hạn chế nhất định về khả năng hiểu biết và nhận thức về chính sách, nên khi tiếp cân chính sách đều gặp những khó khăn vướng mắc nhất định, ở khâu này họ được NVCTXH chia sẻ, giải đáp và hướng dẫn cách xử lý những khó khăn của bản thân, phần lớn PNN đều gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ khi tiếp cận chính sách và một số PNN khác gặp khó khăn do hiểu sai về quy định của chính sách từ đó nảy sinh những khó khăn. Những vẫn đề này đều được NVCTXH tổng hợp và giải thích để PNN hiểu hết được tinh thần, cũng như mục đích của chính sách, hiện nay tại xã Đồng Du luôn có một phòng tiếp nhận và hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc của PNN, ngoài ra tại văn phòng của ActionAid đặt tại xã Đồng Du cũng có một bộ phận chuyên tiếp nhận những khó khăn vướng mắc và ý kiến của PNN nhằm hỗ trợ giải đáp để giúp PNN trong xã giải quyết tất cả vấn đề phát sinh trong quá trình tiếp cận chính sách trợ giúp.

Bên cạnh đó, có 64,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết NVCTXH trong hoạt động này có vai trò “Trợ giúp pháp lý về mọi mặt cho PNN” tức mọi vấn đề liên quan đến chính sách và các thủ tục pháp lý liên quan đều được NVCTXH ghi nhận và giải đáp, hiện nay dự án trợ giúp của tổ chức AcitonAid phối hợp với chính quyền xã Đồng Du đang đề xuất phương án xây dựng một phòng trợ giúp các vấn đề pháp lý cho PNN và các đối tượng yếu thế của địa phương như: PNN, người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS… để không chỉ riêng PNN mà các đối tượng yếu thế khác đều được trợ giúp, phòng trợ giúp pháp lý sẽ thu hút đội ngũ có chuyên môn về luật, công tác xã hội nhằm tư vấn trợ giúp cho các đối tượng. Ngoài ra, có 56% số PNN tham gia khảo sát cho biết NVCTXH có vai trò “Biện hộ cho PNN gặp khó khăn về chính sách” những PNN khi gặp những khó khăn trong quá trình tiếp cận chính sách, làm thủ tục tham gia chính sách trợ giúp hoặc gặp khó khăn trong quá trình tiếp xúc làm việc và trình bày thông tin với các cơ quan liên quan sẽ được các cán bộ dự án giúp đỡ cùng tham gia và giải thích chia sẻ các thông tin thay cho PNN, một số PNN cũng gặp khó khăn do không biết đọc biết viết, khả năng hiểu biết hạn chế cũng được NVCTXH trợ giúp trong toàn bộ quá trình tiếp cận chính sách. Từ kết quả khảo sát có thể thấy, vai trò của NVCTXH trong hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN là tổng hòa của nhiều vai trò khác như như: kết nối PNN tiếp cận chính sách trợ giúp, cung cấp thông tin về chính sách trợ giúp, tư vấn cách giải quyết khó khăn vướng mắc, biện hộ cho PNN gặp khó khăn về chính sách, trợ giúp pháp lý về mọi mặt cho PNN, tất cả những vai trò này nhằm mục đích trợ giúp nhằm tăng cường năng lực tiếp cận nguồn lực chính sách cho PNN, “Hiện nay chúng tôi đang triên khai nhiều mảng hoạt động trợ giúp PNN trong xã, mỗi hoạt động trợ giúp chúng tôi đều cắt cử cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên tham gia trợ

thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội chính là khâu mà nhiều PNN nói riêng và các hộ nghèo nói chung gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhất, vì thế trong khâu này chúng tôi đều bám sát để hỗ trợ cho PNN một cách tốt nhất để họ yên tâm hơn” (PVS cán bộ Chính sách xã hội xã Đồng Du).

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo đối với phụ nữ trên địa bàn xã vẫn còn tồn tại những hạn chế liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động giảm nghèo ở địa phương. Cán bộ chính sách chưa linh hoạt trong việc huy động và khai thác các tiềm năng và nội lực của địa phương để giảm nghèo hiệu quả. Đôi khi do có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến PNN là đối tượng được thụ hưởng lại chưa cao, một số hộ PNN có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất chưa tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi, trong khi đó tình trạng cho vay chưa đúng đối tượng hoặc sử dụng sai mục đích, thiếu hiệu quả và không có khả năng trả nợ vẫn còn . Trong quá trình cán bộ chính sách xã tiến hành rà soát đánh giá phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm còn phiến diện, nể nang. Việc huy động nguồn lực đầu tư trực tiếp cho PNN khó khăn còn thấp, ngân sách trực tiếp giảm nghèo chưa đáp ứng đủ cho công tác giảm nghèo. Các chương trình tập huấn về kỹ thuật, việc hướng dẫn xây dựng các mô hình kinh tế và kinh nghiệm làm ăn cho PNN trong xã chưa linh hoạt thiếu mô hình trình diện, chưa đáp ứng yêu cầu và khó vận dụng hoặc thực hiện được được mô hình cho ra được sản phẩm nhưng lại không có đối tượng sử dụng . Việc du nhập và phát triển một số ngành nghề mới còn hạn chế, hiệu quả thấp. Hội phụ nữ xã chưa chú trọng đúng mức đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của chị em PNN. Các hoạt động cho vay vốn, hỗ trợ học nghề và giải quyết việc làm được triển khai nhưng chưa phù hợp với điều kiện làm việc của chị em nên chưa thu hút đông đảo số chị em tham gia. Tâm lý ngại thay đổi, ỷ lại vẫn còn tồn tại. Việc xây dựng và nhân

rộng mô hình giảm nghèo chưa được quan tâm đúng mức, vẫn ít có mô hình điển hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)