Những khó khăn của PNN khi tiếp cận hoạt động trợ tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 89 - 93)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Những thuận lợi, khó khăn khi tiếp cận hoạt động trợ giúp của PNN

2.4.2. Những khó khăn của PNN khi tiếp cận hoạt động trợ tại địa phương

Trong quá trình tiếp cận và tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương ngoài những thuận lợi có được, PNN cũng gặp phải những khó khăn nhất định từ những yếu tố khách quan và chủ quan, theo chia sẻ của một số PNN tham gia hoạt động trợ giúp cho biết như: Thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp; cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên thiếu nhiệt tình; bản thân thiếu tự tin khi

tham gia; các mảng hoạt động trợ giúp không phù hợp với bản thân; thời gian biểu – lịch tham gia các hoạt động trợ giúp chưa phù hợp; khoảng cách đi lại xa; gia đình không ủng hộ... là những khó khăn cục bộ đối đối với PNN khi tiếp cận và tham gia hoạt động trợ giúp tại xã Đồng Du.

Biểu 2.12 thể hiện những khó khăn của PNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, việc khảo sát thông tin này nhằm nắm bắt được đâu là khó khăn lớn nhất có tác động tới PNN và nguồn gốc phát sinh những khó khăn này, từ đó đề xuất biện pháp can thiệp – trợ giúp một cách hiệu quả hơn.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết về những khó khăn của bản thân khi tham gia hoạt động trợ giúp, chiếm tỷ lệ cao nhất với 29,5% là số PNN cho biết bản thân “Thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp” tập trung ở nhóm PNN ít hoặc không thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng vì vậy khi địa phương có thông báo về hoạt động trợ giúp thì

0 5 10 15 20 25 30

Gia đình không ủng hộ Khoảng cách đi lại xa Thời gian biểu - lịch tham gia các hoạt động trợ …

Các mảng hoạt động trợ giúp không phù hợp … Bản thân thiếu tự tin khi tham gia Cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên thiếu nhiệt …

Thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp

1 4 17.5 24.5 22.5 9 29.5

Biểu 2.12. Những khó khăn của PNN khi tham giahoạt động trợ giúp tại địa phương hoạt động trợ giúp tại địa phương

chính thức nắm được thông tin đầy đủ, ngoài ra còn có một bộ phận PNN gặp phải một số khó khăn về thể chất như bị hạn chế đi lại, hạn chế khả năng nghe, nhìn... nên cũng bị ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận thông tin về hoạt động trợ giúp. Chính vì vậy chính quyền địa phương và các đơn vị triển khai hoạt động trợ giúp cần có biện pháp can thiệp nhằm đưa thông tin về hoạt động trợ giúp một cách đầy đủ nhất đến với PNN trong xã. Sau đây là chia sẻ của PNN xã Đồng Du:

“Cạnh nhà tôi có chị H, chị ấy cũng thuộc hộ gia đình nghèo như gia đình tôi, nhưng do bị tật ở chân nên thành ra cũng gặp phải khó khăn trong việc đi lại và tham gia sinh hoạt cộng đồng, nên thông tin chính mà chị ấy tiếp nhận vẫn là loa truyền thanh và khi nào tôi đi hội họp gì đó tôi về chia sẻ cho chị, cũng chính vì vậy mà những thông tin mà chị H và một số chị em khác có được nó chưa đầy đủ, bản thân tôi và một số chị em khác chia sẻ lại cũng không nói hết được ý của các anh chị cán bộ” (PVS PNN xã Đồng Du).

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 24,5% là số PNN có khó khăn do “Các mảng hoạt động trợ giúp không phù hợp với bản thân” tập trung ở nhóm phụ nữ có những hạn về sức khỏe như: sức khỏe yếu, bị bệnh tật mãn tính như loãng xương, thoái hóa, bị khuyết tật chủ yếu là phụ nữ ở nhóm tuổi cao từ 45-59. Chính vì vậy đén giai đoạn 2 của dự án trợ giúp phía cán bộ địa phương và cán bộ tổ chức ActionAid đang phối hợp xây dựng những mảng trợ giúp chuyên biệt cho nhóm đối tượng có khó khăn về sức khỏe này. Bên cạnh đó, có 22,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết khó khăn là “Bản thân thiếu tự tin khi tham gia” các mảng hoạt động trợ giúp tại địa phương, số PNN này chưa tự tin rằng bản thân có thể thay đổi được vấn đề nghèo đói của bản thân và gia đình, ngoài ra do bản thân PNN và gia đình họ thường sống khép kín, ít giao du với những người khác ngoài cộng đồng nên họ còn e dè khi tham gia hoạt động trợ giúp mang tính cộng đồng này, chính vì vậy trong mỗi mảng trợ

giúp cán bộ tham gia trợ giúp PNN đều làm công tác tư tưởng và định hướng tốt hơn đối với nhóm PNN này.

Ngoài ra, có 17,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết khó khăn của bản thân đó là do “Thời gian biểu - lịch tham gia các hoạt động trợ giúp chưa phù hợp” tập trung ở một số PNN không có điều kiện về thời gian, do bị chi phối bởi các công việc liên quan đến con cái và đồng áng, “Có một số chị em ở xóm tôi bận con nhỏ, rồi bận cấy hái ruộng vườn... nên họ chỉ sắp xếp tham gia rất ít hoặc bỏ giữa chừng khi đang tham gia dở dang, cán bộ phải đến nhà vận động và giúp họ lập kế hoạch công việc gia đình thì họ mới quay lại tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, là phụ nữ mình cũng rất thông cảm cho họ vì công việc và hoàn cảnh mỗi gia đình mỗi khác” (PVS PNN xã Đồng Du). Chính vì vậy, địa phương cần có biện pháp trợ giúp đối với nhóm PNN này nhằm huy động sự tham gia tối đa của họ, giúp họ lập kế hoạch và lên thười gian biểu hợp lý để có điều kiện tham gia, đảm bảo bảo cơ hội tiếp cận hoạt động trợ giúp.

Chỉ có một bộ phận rất nhỏ, không đáng kể PNN cho biết khó khăn như: Cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên thiếu nhiệt tình” (9%) tập trung chủ yếu ở nhóm PNN ít tham gia các hoạt động trợ giúp nên có những đánh giá chưa khách quan; ngoài ra cũng có một số cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên do mới tham gia hoạt động trợ giúp PNN tại xã Đồng Du nên chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, vấn đề này đang được chấn chỉnh; có 4% PNN tham gia khảo sát cho biết khó khăn do “Khoảng cách đi lại” không thuận tiện do một số chị em phụ nữ có nhà ở xa và chỉ có 1% số PNN có khó khăn do “Gia đình không ủng hộ” chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ tập trung ở những gia đình có một số định kiến giới chưa tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, vấn đề này đã được cán bộ địa phương cùng cán bộ dự án tham gia vận động,

Từ kết quả khảo sát cho thấy, hầu như khó khăn chính của PNN xã Đồng Du chủ yếu là do thiếu thông tin về hoạt động trợ giúp tại địa phương nên hạn chế sự tham gia của họ do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, tiếp đó là những khó khăn như các mảng trợ giúp chưa phù hợp với bản thân, bản thân thiếu tự tin khi tham gia và thười gian biểu chưa hợp lý đã có tác động lớn đến sự tham gia của PNN trong xã. Tuy nhiên, từ thu thập thông tin từ thực tiễn địa bàn và từ nhiều đối tượng khác nhau thấy được, đa phần những khó khăn chính tồn tại ở PNN đã phần nằm ở chính PNN và gia đình họ từ hệ tư tưởng cho đến định kiến giới vẫn còn tồn tại gây cản trở sự tiếp cận nguồn lực và cơ hội phát triển của PNN, còn các hoạt động trợ giúp đang triển khai thực hiện thì tương đối hiệu quả và khá phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)