Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 46)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Theo thống kê năm 2016, xã Đồng Du có 5.937 nhân khẩu, biến động

toàn xã. Quy mô, số lượng nhân khẩu trong mỗi gia đình khá đông, gây không ít sức ép về không gian sinh hoạt, việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn uống, học hành, chăm sóc sức khỏe… Số hộ có 1-3 người là rất ít (trường hợp người già, gia đình neo đơn); số hộ có 7-8 người chiếm tỷ lệ cao thứ hai (trường hợp các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống, gặp khó khăn trong tách hộ ở riêng); phổ biến nhất là số hộ gia đình có 4-6 nhân khẩu, Đồng Du

là một xã khó khăn trong số 19 xã thuộc huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam. [30]

Về kinh tế - xã hội:

Trung tâm xã Đồng Du cách thị trấn Bình Mỹ - huyện Bình Lục khoảng

9km về hướng Tây Bắc. Địa giới của xã Đồng Du phía tây và tây bắc tiếp

giáp huyện Lý Nhân, phía bắc giáp xã Bình Nghĩa, phía đông giáp xã Đồn Xá, phía nam giáp xã An Mỹ và xã Hưng Công. Diện tích tự nhiên của toàn xã là 713,40 ha; địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được cải thiện, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) địa phương đã triển khai làm đường giao thông nông thôn (6,55km đường trục xã, liên xã; 12,1km đường trục thôn xóm; 18,9km đường ngõ xóm; 12,229km đường trục chính nội đồng được giải đá cấp phối). [30]

Công tác văn hóa xã hội được quan tâm kịp thời. Hoạt động tôn giáo, lễ hội được quản lý chặt chẽ và hướng dẫn đúng quy định. Xã có trường Mầm non với 15 phòng học thu hút 372 trẻ, 1 trường Tiểu học với 16 phòng học, 224 học sinh, 1 trường Trung học cơ sở với 10 phòng học, 352 học sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh nam luôn nhiều hơn học sinh nữ, nhất là ở cấp Trung học cơ sở: có 153 học sinh nữ (43,4%) và 199 học sinh nam (56,6%). Nhiều gia đình ưu tiên cho con trai đi học, con gái ở nhà phụ giúp việc nhà, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu vào suy nghĩ của người dân nơi

công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Hoạt động tuyên truyền văn hóa thông tin vẫn gặp nhiều khó khăn do địa hình và cơ sở hạ tầng chưa được đáp ứng, gây ảnh hưởng đến công tác phổ biến, tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là vấn đề Bình đẳng giới. [30]

Xã Đồng Du cũng triển khai điều tra, rà soát hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020; điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2016.Rà soát 22 đối tượng chính sách đề nghị hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 22 của Thủ tướng chính phủ, làm tốt công tác đào tạo nghề và huy động các nguồn lực thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là các nguồn lực từ phía cộng đồng.

Đồng Du là một xã thuần nông, với tổng diện tích gieo trồng năm 2016 là 511,83 ha chiếm 71,75%, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 480,85 ha chiếm 67,4% chủ yếu là trồng cây hoa màu như cây ngô, khoai, sắn, dưa leo… và cây nông nghiệp là cây lúa; Ngoài ra còn phát triển một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống như thêu thùa, đan lát, nhuộm và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ. Công việc này chủ yếu do người phụ nữ trong gia đình đảm nhiệm. Rất nhiềuphụ nữ nơi đây muốn thay đổi nghề nghiệp cuộc sống nhưng không dễ dàng, họ đa phần là những người phụ nữ lớn tuổi và không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp, phải tiếp tục với công việc truyền thống. [30]

Năm 2016, Hội phụ nữ xã Đồng Du là một trong những đơn vị triển khai thực hiện khá tốt việc đa dạng hóa nguồn vốn cho chị em nghèo vay để phát triển kinh tế hộ gia đình. Cũng trong năm 2016, Hội Phụ nữ huyện Bình Lục phát động các cấp hội vận động tiết kiệm được tổng số tiền hơn 151 tỷ đồng (vượt 77 tỷ đồng so với chỉ tiêu đề ra), giúp 46 nghìn 537 hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất thấp hoặc mượn vốn không tính lãi. Bằng hình thức vận động này, các đối tượng PNN trong đó có PNN tại xã Đồng Du đã phát huy được hiệu quả của nguồn vốn tại chỗ giúp các hộ PNN

Kết luận Chƣơng 1

Trong nội dung chương 1, tác giả đã trình bày và phân tích những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của liên quan đến đề tài như: các khái niệm công cụ về vai trò, CTXH, NVCTXH, nghèo, phụ nữ, PNN các khái niệm này đã được phân tích làm rõ; các lý thuyết vận dụng như lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu và lý thuyết vai trò được phận tích lý giải các vấn đề liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó, hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về trợ giúp PNN, khái quát thông tin - đặc điểm về địa bàn nghiên cứu.

Từ việc phân tích và làm rõ các nội dung tại chương 1, sẽ cung cấp những cơ sở lý luận phục vụ trực tiếp cho việc triển khai nghiên cứu thực trạng vấn đề trợ giúp PNN ở phần tiếp theo. Việc nghiên cứu nội dung chương 1 cung cấp những tiền đề lý luận, nhằm tạo nền tảng củng cố và định hướng cho nghiên cứu các phần tiếp theo tại chương 2 và chương 3 của đề tài.

Chƣơng 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÖP PHỤ NỮ NGHÈO XÃ ĐỒNG DU, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 2.1. Đặc điểm của nhóm phụ nữ nghèo tham gia khảo sát

2.1.1. Về nhóm tuổi

Bảng 2.1 thể hiện nhóm tuổi của PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, được phân thành 3 nhóm tuổi: từ 18-29; từ 30-44 và từ 45-59.

Bảng 2.1. Nhóm tuổi của PNN tham gia khảo sát

(Đơn vị: %; N=200) Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ 18-29 28 14,0 30-44 77 38,5 45-59 95 47,5 Tổng 200 100,0

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN thuộc xã Đồng Du tham gia khảo sát thuộc 3 nhóm tuổi 18-29; 30-44 và 45-59. Chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,5% (tương ứng 95 người tham gia trả lời) thuộc nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 45-59; chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 38,% (tương ứng 77 người tham gia trả lời) thuộc nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 30-44 và chiếm tỷ lệ thấp nhất với 14% (tương ứng 28 người tham gia trả lời) thuộc nhóm phụ nữ có độ tuổi thấp nhất từ 18-29. Như vậy, từ kết quả khảo sát có thể thấy rằng tại xã Đồng Du phần lớn PNN tập trung chủ yếu ở nhóm phụ nữ có độ tuổi từ 30 tuổi trở lên, ở độ tuội này phần lớn phụ nữ đều đang thực hiện rất nhiều chức năng, thực hiện các vai trò và vị trí

nuôi sống gia đình, mang thai và sinh đẻ, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, trách nhiệm với bố mẹ hai bên gia đình… cũng chính vì phải thực hiện đồng thời các chức năng này và đảm nhiệm các vị trí và vai trò này nên phần lớn phụ nữ đều bị chi phối các nguồn lực hiện có, các nguồn lực bị phân nhỏ cho các hoạt động của gia đình, ngoài ra do đảm nhiệm các chức năng và vai trò này cũng là một phần nguyên nhân khiến họ bị hạn chế các cơ hội tiếp cận và tham gia các hoạt động bên ngoài cộng đồng, cơ hội tiếp cận thông tin, tiếp cận chính sách và các nguồn lực bên ngoài, cơ hội học hỏi trau dồi bản thân… đó là những tác động chính và nguồn gốc căn bản dẫn đến tình trạng nghèo cho không chỉ phụ nữ xã Đồng Du mà còn phụ nữ ở nhiều địa phương khác. Sau đây là chia sẻ của Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đồng Du:

“Ở xã Đồng Du chúng tôi nhóm PNN chủ yếu ở độ tuổi cao do họ bị hạn chế khả năng và cơ hội tiếp cận các nguồn lực như: nguồn vốn vay, cơ hội việc làm, từ năm 2010 địa phương phối hợp với cán bộ tổ chức ActionAid thực hiện dự án hỗ trợ phụ nữ với các mảng hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, truyền thông nâng cao nhận thức và chính sách cho PNN, chăm sóc sức khỏe cho PNN, sau 7 năm thực hiện dự án đã hỗ trợ rất hiệu quả cho PNN xã Đồng Du trong việc tạo dựng việc làm nâng cao thu nhập, nâng cao nhận thức cho PNN giúp họ tiếp cận chính sách tốt hơn, nhiều PNN trong xã được tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe” (PVS Chủ tịch Hội Phụ nữ Xã Đồng Du).

2.1.2. Về tình trạng hôn nhân

Bảng 2.2 thể hiện tình trạng hôn nhân của nhóm PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, hiện tại nhóm PNN tham gia khảo sát thuộc 3 nhóm tình trạng hôn nhân như: Đang có vợ chồng, góa, độc thân.

Bảng 2.2. Tình trạng hôn nhân nhóm PNN tham gia khảo sát

(Đơn vị: %; N=200) Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỷ lệ

Độc thân 6 3,0

Đang có vợ chồng 181 90,5

Góa 13 6,5

Tổng 200 100,0

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN thuộc xã Đồng Du tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 90,5% (tương ứng 181 người tham gia trả lời) là nhóm PNN “Đang có vợ chồng”, ở các tình trạng hôn nhân khác chiếm tỷ lệ không đáng kể như: “Góa” (6,5%) tương ứng 13 người tham gia trả lời; “Độc thân” (3,0%) tương ứng 6 người tham gia trả lời. Từ kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ PNN tại xã Đồng Du đang có vợ chồng chiếm tỷ lệ đa số tới trên 90%; còn có một bộ phận PNN trong xã hiện tại đang sống đơn thân một mình hoặc sống cùng con cái nhưng đã góa chồng số phụ nữ này cũng có những đặc thù riêng và khó khăn riêng so với nhóm phụ nữ đang có chồng.

Hiện tại, xã Đồng Du đang có chính sách hỗ trợ các hộ nghèo nói chung và PNN nói riêng về mọi mặt, đặc biệt là nhóm phụ nữ sống đơn thân, góa chồng thường được xã quan tâm hơn. Những PNN đang còn chồng và sống chung với gia đình sẽ được dự án hỗ trợ với mức độ khác và những PNN sống đơn thân, góa chồng sẽ được dự án hỗ trợ ở mức độ khác; nhằm nâng cao hiệu quả trợ giúp đối với nhóm PNN xã Đồng Du. Giai đoạn đầu của dự án cán bộ Hội phụ nữ xã phối hợp với cán bộ tổ chức ActionAid trợ giúp về mặt kỹ thuật và trang bị kiến thức, giai đoạn hai sẽ hỗ trợ vốn và nhân rộng mô hình

2.1.3. Về trình độ học vấn

Bảng 2.3 thể hiện trình độ học vấn của nhóm PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, thực tế cho thấy trong số PNN tham gia khảo sát chỉ có trình độ Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một bộ phận nhỏ PNN không đi học.

Bảng 2.3. Trình độ học vấn của nhóm PNN tham gia khảo sát

(Đơn vị: %; N=200) Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ Không đi học 33 16,5 Tiểu học 119 59,5 Trung học cơ sở 45 22,5 Trung học phổ thông 3 1,5 Trung cấp, sơ cấp nghề 0 0 Đại học, cao đẳng 0 0 Trên Đại học 0 0 Tổng 200 100,0

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, số PNN có trình độ học vấn “Tiểu học” chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,5% (tương ứng 119 người tham gia trả lời); chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 22,5% (tương ứng 45 người) là số PNN có trình độ học vấn “Trung học cơ sở” và chỉ có 1,5% (tương ứng 3 người tham gia trả lời) có trình độ học vấn “Trung học phổ thông”, ở trình độ học vấn cao hơn không có người tham gia trả lời. Điều đáng chú ý là, có tới 16,5% (tương ứng 33 người tham gia trả lời) cho biết họ “Không đi học”.

Thông thường ở nhóm đối tượng là người nghèo nói chung và PNN nói riêng, nguyên nhân nghèo cũng một phần do trình độ học vấn thấp, học vấn thấp hạn chế đi cơ hội cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực, cùng các cơ hội phát triển bản thân. Để trợ giúp PNN xã Đồng Du một cách hiệu quả thì cần có biện pháp can thiệp nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, nâng cao năng lực cho PNN để họ có một nền tảng tốt để thoát nghèo một cách bền vững. Dự án hỗ trợ PNN xã Đồng Du do Tổ chức ActionAid và cán bộ địa phương đang phối hợp tổ chức là một trong những dự án ngoài các mảng hoạt động trợ giúp về tạo việc làm, dự án còn giúp nâng cao năng lực cho phụ nữ về tiếp cận chính sách và các nguồn lực phát triển, giúp họ cải thiện các vấn đề của bản thân.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của phụ nữ xã Đồng Du

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tình trạng nghèo của người dân trong cộng đồng nói chung và đối với những đối tượng yếu thế khác trong cộng đồng nói riêng như: Phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật... Các nguyên nhân nghèo chủ yếu xuất phát từ cả những yếu tố khách quan (địa phương) và chủ quan (từ phía đối tượng nghèo). Trong phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, tác giả sẽ phân tích sâu về nhóm nguyên nhân khách quan xuất phát từ địa phương và nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhóm phụ nữ nghèo xã Đồng Du. Việc phân tích các nguyên nhân nghèo sẽ hiểu rõ nguồn gốc phát sinh tình trạng nghèo để có biện pháp tác động, biện pháp can thiệp và trợ giúp một cách hiệu quả để giúp PNN của xã thoát nghèo một cách bền vững.

Biểu 2.1. thể hiện những nguyên nhân “khách quan” dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, các nguyên nhân đó bao gồm: Tập quán lao động – sản xuất ở địa phương còn lạc hậu, lao động địa phương dư thừa, tình

điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu vốn sản xuất - kinh doanh, người dân không được hoặc ít được tiếp cận thông tin, chính sách dành cho phụ nữ nghèo ở địa phương chưa hợp lý và cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, chiếm tỷ lệ cao nhất với 85% là số PNN cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã là do tình trạng “Thiếu vốn sản xuất – kinh doanh” đây được xem là nguyên nhân cơ bản nhất, cốt lõi nhất được số phụ nữ tham gia trả lời chia sẻ, nhiều chị em phụ nữ có khả năng triển khai sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, có ý tưởng sản xuất - kinh doanh song lại gặp khó trong khâu vốn, thiếu vốn dẫn tới không thể mở mang được hoạt động gì, điều đó dẫn tới tình trạng nghèo triền miên kéo dài. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 64,5% là số phụ nữ tham gia trả lời cho biết nguyên nhân do “Người dân không được hoặc ít được tiếp cận thông tin” sự thiếu hụt và rào cản về tiếp cận thông tin

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế Chính sách dành cho PNN ở địa phương chưa hợp lý Người dân không được hoặc ít được tiếp cận thông tin Thiếu vốn SX - kinh doanh Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Dân số đông Thiếu đất canh tác ở địa phương Tình trạng thiếu việc làm phổ biến Lao động đại phương dư thừa Tập quán lao động - SX ở địa phương còn lạc hậu

62 48.5 64.5 85 19.5 43 26.5 57.5 51 34.5

Biểu 2.1. Nhóm nguyên nhân "Khách quan" dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du

sống, không được tiếp cận với các chính sách một cách đầy đủ, không nắm bắt được các thông tin về hoạt động trợ giúp, nguồn lực trợ giúp PNN tại địa phương, việc tiếp cận thông tin chính của PNN trong xã từ 3 kênh chính: loa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 46)