Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết vận dụng

1.2.3. Lý thuyết vai trò

Lý thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân đều chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò. Vai trò bao gồm một chuỗi các luật lệ hoặc các chuẩn mực như là một bản kế hoạch, đề án chỉ đạo hành vi. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống cho sẵn. Thuyết cũng cho rằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát được chỉ đơn giản là những việc mà con người thực hiện trong vai trò của họ. [32]

Lý thuyết này còn khẳng định rằng, hành vi con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn của cá nhân họ hoặc từ mong muốn của người khác. Những mong muốn cho mỗi vai trò thì khác nhau nhưng phù hợp với vai trò

mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Lý thuyết này đề cập rằng, với cùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhưng lại không được chấp nhận ở vai trò kia. Khi vai trò phù hợp với khả năng của cá nhân thì người đó đảm trách tốt vai trò được phân công. Thuyết này cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi của một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò của mình. [32]

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết vai trò để phân tích, đánh giá vai trò của của cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên tại xã Đồng Du với tư cách là NVCTXH bán chuyên nghiệp đang thực hiện hoạt động trợ giúp nhóm PNN, với vai trò NVCTXH bán chuyên nghiệp trong việc biện hộ, kết nối, vận động nguồn lực và cùng với PNN tổ chức các hoạt động trợ giúp tại địa phương như: hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm; hoạt động tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ sản xuất - kinh doanh; hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách cho PNN. Trên cơ sở thực trạng thực hiện vai trò trợ giúp của đội ngũ NVCTXH bán chuyên nghiệp (cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên) đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong hoạt động can thiệp – trợ giúp PNN tại xã Đồng Du.

Thông qua việc tìm hiểu về các vai trò kỳ vọng, vai trò chủ quan và vai trò khách quan, trong nghiên cứu này tác giả xác định như sau:

Vai trò kỳ vọng: Là những mong đợi về vai trò, về các hoạt động kết nối của NVCTXH, nhằm giúp PNN hiện đang mong muốn được tiếp cận với nguồn lực trợ giúp có thể thuận lợi hơn khi tiếp cận với các nguồn lực trợ giúp này.

Vai trò chủ quan: Là sự đánh giá của chính NVCTXH, họ là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động biện hộ, vận động, kết nối tổ chức các hoạt động can thiệp - trợ giúp cho PNN tại xã Đồng Du.

Vai trò khách quan: Là sự đánh giá của PNN về các hoạt động mà cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên (NVCTXH) đã và đang triển khai trợ giúp cho PNN. Nhằm mục đích thông qua các hoạt động trợ giúp, PNN có thể thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận thông tin chính sách trợ giúp và tiếp cận nguồn lực trợ giúp [32]

Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thuyết vai trò nhằm vận dụng phân tích vai trò hiện có của NVCTXH bán chuyên nghiệp (cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên đang thực hiện hoạt động trợ giúp PNN) và trên cơ sở những tồn tại, khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện vai trò này, nghiên cứu đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN tại xã Đồng Du, được thể hiện trong từng hoạt động trợ giúp, từng khía cạnh của hoạt động trợ giúp. Vì vậy, vai trò của NVCTXH trong nghiên cứu này giữ vai trò chủ đạo, là vai trò hạt nhân để phát triển các hoạt động can thiệp - trợ giúp PNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)