Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Đặc điểm của nhóm phụ nữ nghèo tham gia khảo sát
2.1.3. Về trình độ học vấn
Bảng 2.3 thể hiện trình độ học vấn của nhóm PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, thực tế cho thấy trong số PNN tham gia khảo sát chỉ có trình độ Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một bộ phận nhỏ PNN không đi học.
Bảng 2.3. Trình độ học vấn của nhóm PNN tham gia khảo sát
(Đơn vị: %; N=200) Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ Không đi học 33 16,5 Tiểu học 119 59,5 Trung học cơ sở 45 22,5 Trung học phổ thông 3 1,5 Trung cấp, sơ cấp nghề 0 0 Đại học, cao đẳng 0 0 Trên Đại học 0 0 Tổng 200 100,0
(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, số PNN có trình độ học vấn “Tiểu học” chiếm tỷ lệ cao nhất với 59,5% (tương ứng 119 người tham gia trả lời); chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 22,5% (tương ứng 45 người) là số PNN có trình độ học vấn “Trung học cơ sở” và chỉ có 1,5% (tương ứng 3 người tham gia trả lời) có trình độ học vấn “Trung học phổ thông”, ở trình độ học vấn cao hơn không có người tham gia trả lời. Điều đáng chú ý là, có tới 16,5% (tương ứng 33 người tham gia trả lời) cho biết họ “Không đi học”.
Thông thường ở nhóm đối tượng là người nghèo nói chung và PNN nói riêng, nguyên nhân nghèo cũng một phần do trình độ học vấn thấp, học vấn thấp hạn chế đi cơ hội cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực, cùng các cơ hội phát triển bản thân. Để trợ giúp PNN xã Đồng Du một cách hiệu quả thì cần có biện pháp can thiệp nhằm nâng cao khả năng hiểu biết, nâng cao năng lực cho PNN để họ có một nền tảng tốt để thoát nghèo một cách bền vững. Dự án hỗ trợ PNN xã Đồng Du do Tổ chức ActionAid và cán bộ địa phương đang phối hợp tổ chức là một trong những dự án ngoài các mảng hoạt động trợ giúp về tạo việc làm, dự án còn giúp nâng cao năng lực cho phụ nữ về tiếp cận chính sách và các nguồn lực phát triển, giúp họ cải thiện các vấn đề của bản thân.