Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 35 - 37)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết vận dụng

1.2.1. Lý thuyết hệ thống

Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh vào sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái xung quanh. Vì vậy, nguyên tắc tiếp chủ đạo của lý thuyết này là cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ, con người luôn tồn tại trong các hệ thống khác nhau, bao gồm các hệ thống lớn và các tiểu hệ thống nó có chi phối và tác động trực tiếp tới con người sống trong hệ thống đó. [32]

Lý thuyết hệ thống có hai nhóm là lý thuyết hệ thống chung và lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết hệ thống ứng dụng các khái niệm về hệ thống nói chung coi mỗi hệ thống có một ranh giới nhất định; một hệ thống có thể bao gồm các hệ thống phụ và nằm trong một hệ thống lớn hơn, các hệ thống có thể trao đổi với nhau (hệ thống mở) hay khép kín (hệ thống đóng); một tác động đầu vào sẽ dẫn tới một sản phẩm đầu ra qua hệ thống; một hệ thống có thể ổn định hay biến động. Lý thuyết hệ thống nhấn mạnh yếu tố xã

hội, lý thuyết này được sử dụng để làm việc với các cá nhân, nhóm và cộng đồng, quan tâm chính của nó là làm thế nào cho các cá nhân, nhóm và cộng đồng có hành vi phù hợp với xã hội. [32]

Hệ thống tự nhiên hoặc không chính thức: gia đình, bạn bè, nhóm PNN…

Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức đoàn, đội, công đoàn, Hội Phụ nữ…

Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học, cơ sở giới thiệu việc làm cho PNN…

Công tác xã hội theo lý thuyết hệ thống và hệ thống sinh thái nhằm giúp cho người ta phù hợp hơn với xã hội (môi trường) bằng cách giảm bớt tác nhân gây căng thẳng, tăng cường các nguồn lực cá nhân và xã hội và sử dụng các nguồn lực này tốt hơn để có những chiến lược đương đầu tốt hơn với môi trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. [32]

Mô hình hệ thống sinh thái bao gồm: Cộng đồng, gia đình cha mẹ, gia đình, cá nhân, các hệ thống bên trong.

Quan điểm cá nhân trong môi trường: Có một hệ thống trật tự cơ bản của đời sống; Trật tự xã hội là bền vững và tiến trình động; Mọi hành vi con người đều có tính mục đích; Mọi mô hình tổ chức xã hội đều biểu hiện sự tự duy trì và các đặc điểm phát triển; Mọi tổ chức xã hội đều mạnh, lớn hơn việc tổng hợp các bộ phận. [32]

Quan điểm của cá nhân trong môi trường: Phúc lợi là bản chất của con người và các tổ chức xã hội (đây là nền tảng quan điểm sức mạnh); Mọi tổ chức xã hội đều được mô tả, nghiên cứu giống như các hệ thống xã hội; Quan hệ xã hội là nền tảng cho mọi hệ thống xã hội; Tiến trình trợ giúp được nhìn nhận trong sự hình thành một tiến trình xã hội tự nhiên.

Xã hội càng hiện đại thì càng nảy sinh những áp lực cuộc sống: Sự chuyển đổi cuộc sống ví dụ như các giai đoạn phát triển, sự biến đổi về vị thế và vai trò, tái cấu trúc không gian cuộc sống. Những áp lực về môi trường; ví dụ như: những cơ hội bất bình đẳng những điều khắt khe và những tổ chức không phản hồi. Các tiến trình cá nhân ví dụ việc khám phá, kỳ vọng trái ngược nhau.

Quan niệm xã hội về vị thế và vai trò; các chức năng và cấu trúc của cơ sở xã hội; các luận điểm về mặt chuyên môn; tăng cường khả năng xây dựng và giải quyết vấn đề cho nhóm đối tượng. [32]

Như vậy, từ nội dung lý thuyết nêu trên tác giả vận dụng vào nghiên cứu; trong quá trình nghiên cứu, phân tích các hoạt động trợ giúp PNN đang triển khai có ảnh hưởng đến đời sống PNN tại địa bàn nghiên cứu như thế nào, lý thuyết này sẽ góp phần lý giải những hệ thống bên trong và bên ngoài cộng đồng (xã Đồng Du), nó có tác động đến PNN đang đang sinh sống tại địa phương; những hệ thống nguồn lực trợ giúp PNN tại địa phương: Cán bộ các tổ chức xã hội, đoàn thể, NVCTXH, tình nguyện viên, chính quyền địa phương, cán bộ chính sách xã hội... và các tiểu hệ thống như: những PNN khác tại địa phương, gia đình của PNN, những nhóm bạn bè của PNN hay chia sẻ và tiếp xúc; những người cùng tham gia các hoạt động lao động - sản xuất... Từ đó, hiểu được các hệ thống đó, có tác động và ảnh hưởng tới đời sống của PNN và sự tiếp cận nguồn lực trợ giúp của họ như thế nào; để có biện pháp điều chỉnh, định hướng các hệ thống có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới PNN tại xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 35 - 37)