Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với phụ nữ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 43 - 46)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với phụ nữ nghèo

Xuyên suốt các giai đoạn trong lịch sử, Đảng và Nhà nước ta và các cơ quan ban ngành đã ban hành rất nhiều chính sách, hệ thống văn bản pháp luật và các quy định trợ giúp phụ nữ, tuy nhiên nghiên cứu chỉ đề cập đến một số chủ trương và chính sách trợ giúp PNN tham gia học nghề, lao động - tạo việc làm, tiếp cận vốn vay phát triển sản xuất…

Nghị quyết số 26-NQ/TW Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã xác định “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, đồng thời nhấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho những gia đình mất ruộng “Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất”. Có cơ sở để thấy rằng phụ nữ nông thôn

cần được quan tâm đào tạo nghề hơn nam giới, ít nhất là ở mấy lý do: a) phụ nữ là “nhân vật chính” vì họ đảm nhận hầu hết các công việc trồng trọt, chăn nuôi; b) ở các vùng quê nam giới đi làm ăn xa, nếu có ở lại quê thì họ cũng dễ tìm kiếm việc làm và ít gặp rủi ro hơn so với phụ nữ; c) phụ nữ không chỉ gắn với ruộng đồng mà còn gắn với làng xóm vì xu hướng “nữ hóa nông thôn” đang diễn ra; và d) phụ nữ thường gặp trở ngại nhiều hơn nam giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục, đào tạo do vẫn còn quan niệm thiên vị giới ở mức độ khác nhau. [2]

Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nghị quyết đã nếu rõ, cần phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực. Đây cũng là chính sách có tác động tới phụ nữ nói chung và PNN nói riêng. [1]

Chương trình Quốc gia về Bình đẳng giới 2011 - 2015, trong đó Chương trình có quy định hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, khởi sự và phát triển doanh nghiệp tại 10 cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm: Đào tạo nghề và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho phụ nữ có nhu cầu thành lập doanh nghiệp (nhỏ và vừa); hỗ trợ phụ nữ khởi sự doanh nghiệp thông qua các hoạt động như cho mượn địa điểm, giúp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cho vay vốn ưu đãi. Đây là chương trình hành động có ý nghĩa rất thiết thực, đã giúp cho phụ nữ trên cả nước, nhất là PNN tiếp cận cơ hội và vươn lên phát triển. [4]

Đề án Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 – 2015, đề án chỉ rõ cần tăng cường công tác đào tạo nghề cho phụ nữ là góp phần bảo đảm quyền được học nghề và có việc làm của phụ nữ trong Luật Bình đẳng giới; tăng tỷ lệ lao động nữ được đào tạo nghề và nâng cao chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của lao động nữ; tạo cơ hội để phụ nữ có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, giúp xóa đói, giảm nghèo và nâng cao vị thế cho phụ nữ; đáp ứng yêu cầu của sự nghiê ̣p công nghi ệp hóa - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đối tượng Đề án là lao động nữ trong độ tuổi lao động , ưu tiên da ̣y nghề cho các đối tượng là người thuô ̣c diê ̣n được hưởng chín h sách ưu đãi , người có công với cách ma ̣ng , phụ nữ thuộc hô ̣ nghèo , và cận nghèo hô ̣ có thu nhâ ̣p tối đa bằng 150% thu nhâ ̣p của hô ̣ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tâ ̣t , người trong diện thu hồi đất canh tác , phụ nữ bị mất việc làm trong các doanh nghiệp. Đây là chính sách có tác động khá lớn tới đối với phụ nữ, nhất là PNN, giúp họ tiếp cận với việc làm và nguồn vốn hỗ trợ việc làm. [29]

Sau đây là một số văn bản do Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, của các bộ ngành liên quan ban hành hỗ trợ giải quyết nghèo đói:

Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia giảm nghèo; Quyết định số 13/QĐ-BCĐGN ngày 06/12/2007 quy định về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia giảm nghèo; Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm; Thông tư 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 28/2/2007 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm; Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC- BLĐTBXH ngày 20/8/2007 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Quyết định 1053/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 23/7/2007 quy định khung theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn

2006-2010; Quyết định 23/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/10/2007 quy định hề thống chỉ tiêu, theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Quyết định 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 quy định chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đối sống khó khăn; Quyết định 07/2006/ QĐ-TTg ngày 10/1/2006 gọi tắt là chương trình 135 giai đoạn II: chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/2/2008 gọi tắt là nghị quyết 30 về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Quyết định 167/2008/QĐ- TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và an sinh xã hội; Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là chương trình giảm nghèo 2006-2010); Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011 – 2020. [11]

Như vậy, từ các chủ trương, định hướng và chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ban hành từ các giai đoạn trước và thời điểm hiện tại đây là những nền tảng cơ bản, là hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện hoạt động trợ giúp PNN tại xã Đồng Du, trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ vận dụng các chủ trương, định hướng và những quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước, cùng các bộ ngành liên quan làm căn cứ phân tích, xây dựng bộ công cụ khảo sát, đưa ra các lập luận, luận giải phù hợp với thực tiễn chính sách pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)