Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của phụ nữ xã Đồng Du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 54 - 64)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của phụ nữ xã Đồng Du

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân tác động đến tình trạng nghèo của người dân trong cộng đồng nói chung và đối với những đối tượng yếu thế khác trong cộng đồng nói riêng như: Phụ nữ, người cao tuổi, người khuyết tật... Các nguyên nhân nghèo chủ yếu xuất phát từ cả những yếu tố khách quan (địa phương) và chủ quan (từ phía đối tượng nghèo). Trong phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, tác giả sẽ phân tích sâu về nhóm nguyên nhân khách quan xuất phát từ địa phương và nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhóm phụ nữ nghèo xã Đồng Du. Việc phân tích các nguyên nhân nghèo sẽ hiểu rõ nguồn gốc phát sinh tình trạng nghèo để có biện pháp tác động, biện pháp can thiệp và trợ giúp một cách hiệu quả để giúp PNN của xã thoát nghèo một cách bền vững.

Biểu 2.1. thể hiện những nguyên nhân “khách quan” dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, các nguyên nhân đó bao gồm: Tập quán lao động – sản xuất ở địa phương còn lạc hậu, lao động địa phương dư thừa, tình

điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu vốn sản xuất - kinh doanh, người dân không được hoặc ít được tiếp cận thông tin, chính sách dành cho phụ nữ nghèo ở địa phương chưa hợp lý và cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết nhóm nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, chiếm tỷ lệ cao nhất với 85% là số PNN cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã là do tình trạng “Thiếu vốn sản xuất – kinh doanh” đây được xem là nguyên nhân cơ bản nhất, cốt lõi nhất được số phụ nữ tham gia trả lời chia sẻ, nhiều chị em phụ nữ có khả năng triển khai sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, có ý tưởng sản xuất - kinh doanh song lại gặp khó trong khâu vốn, thiếu vốn dẫn tới không thể mở mang được hoạt động gì, điều đó dẫn tới tình trạng nghèo triền miên kéo dài. Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 64,5% là số phụ nữ tham gia trả lời cho biết nguyên nhân do “Người dân không được hoặc ít được tiếp cận thông tin” sự thiếu hụt và rào cản về tiếp cận thông tin

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế Chính sách dành cho PNN ở địa phương chưa hợp lý Người dân không được hoặc ít được tiếp cận thông tin Thiếu vốn SX - kinh doanh Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Dân số đông Thiếu đất canh tác ở địa phương Tình trạng thiếu việc làm phổ biến Lao động đại phương dư thừa Tập quán lao động - SX ở địa phương còn lạc hậu

62 48.5 64.5 85 19.5 43 26.5 57.5 51 34.5

Biểu 2.1. Nhóm nguyên nhân "Khách quan" dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du

sống, không được tiếp cận với các chính sách một cách đầy đủ, không nắm bắt được các thông tin về hoạt động trợ giúp, nguồn lực trợ giúp PNN tại địa phương, việc tiếp cận thông tin chính của PNN trong xã từ 3 kênh chính: loa truyền thanh xã, từ Hội Phụ nữ xã, từ sinh hoạt cộng đồng... theo quan sát và chia sẻ của cán bộ xã thì do hệ thống loa truyền thanh xã xuống cấp chưa được đầu tư mới nên nhiều ở các thôn loa bị hỏng người dân không nắm bắt hết được chủ trương của xã, các kênh sinh hoạt và nắm bắt thông tin chính của PNN nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung chủ yếu từ kênh Hội Phụ nữ xã phổ biến trực tiếp và sinh hoạt cộng đồng.

Có 62% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Cơ sở hạ tầng tại địa phương còn hạn chế” đây là yếu tố khách quan cơ bản được số phụ nữ cho biết, nó có tác động khá lớn tới hoạt động sản xuất – kinh doanh, cũng như đời sống của người dân nói chung và PNN tại xã nói riêng, nhiều thôn trong xã nhà văn hóa phục sinh hoạt cộng đồng xuống cấp, đường giao thông liên thôn còn chưa được mở rộng, trạm xá, trường học, các khu chợ... xây từ nhiều năm trước cũng chưa được nâng cấp điều này ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động đầu tư từ bên ngoài vào xã Đồng Du, các hoạt động mở mang sản xuất - kinh doanh cần lưu thông bằng phương tiện giao thông cũng gặp khó khăn chính điều này đã hạn chế đi cơ hội phát triển cho địa phương, là rào cản để người dân địa phương nói chung và PNN nói riêng tiếp cận các nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài cộng đồng.

Có 57,5% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Tình trạng thiếu việc làm phổ biến” hiện nay tại địa phương hiện chưa có doanh nghiệp nào có cơ sở sản xuất đặt tại xã, nghề chính của người dân vẫn là trồng trọt và chăn nuôi,

việc làm diễn ra phổ biến ở địa phương trong nhiều năm nay, ngoài ra do biến đổi khí hậu thời tiết thay đổi nên việc trồng trọt và chăn nuôi của người dân địa phương cũng gặp không ít khó khăn, tình trạng sâu bệnh ở cây trồng và bệnh tật ở vật nuôi khiến cho người dân bị thiệt hại... nhiều chị em phụ nữ trong xã đã phải bỏ nghề nông để đi sang địa phương khác làm công nhân, còn những người trong độ tuổi lao động tại xã thì thiếu việc làm. Bên cạnh đó, có 43% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Dân số đông” gây sức ép lên đời sống chung của địa phương, trường học quá tải do xuống cấp không đáp ứng được, trạm xá thì không đủ cơ sở vật chất để phụ vụ người dân, một số phụ nữ trong xã phải sinh con tại nhà do trạm xá không đủ giường đây là vấn đề nổi cộm mà xã đang cố gắng giải quyết. Ý kiến chia sẻ của PNN tại xã Đồng Du:

“Nhiều năm trở lại đây do thời tiết thất thường, hoạt động canh tác, chăn nuôi của gia đình tôi bị ảnh hưởng, dịch bệnh triền miên vào dịp cuối năm 2016 khiến nhà tôi chết 2 con lợn nái, nhà chẳng còn tài sản gì nên đành để chồng đi làm ăn ở Hà Nội, tôi thì trồng thêm rau màu mang ra chợ bán để kiếm thêm đồng ra đồng vào chi tiêu ăn uống cho gia đình” (PVS PNN xã Đồng Du).

Chiếm tỷ lệ tương đối với 34,5% là số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Tập quán lao động - sản xuất ở địa phương còn lạc hậu”, hiện nay tại nhiều thôn vẫn còn tồn tại một bộ phận dân cư vẫn duy trì tập quán trồng trọt, chăn nuôi cũ nên hiệu quả sản xuất không cao, cũng từ việc duy trì các tập quán lao động - sản xuất cũ truyền thống không áp dụng tiến bộ mới nên hoạt dộng sản xuất của người dân tại địa phương bị tác động mạnh từ ngoại cảnh như thời tiết và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, có 26,5% số PNN tham gia trả

lời cho biết nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Thiếu đất canh tác ở địa phương”, xã Đồng Du là một xã thuần nông, thu nhập của người dân địa phương dựa vào trồng trọt và chăn nuôi tỷ lệ người dân thiếu đất canh tác chỉ mang tính cục bộ không phải phổ biến, bởi có nhiều người dân do ruộng đất canh tác ở xã nhà nên việc canh tác không hiệu quả họ đã bỏ bớt ruộng, nhưng hộ này sau khi bỏ ruộng nhưng chưa có sự chuẩn bị nên gặp khó khăn về việc làm và thu nhập. Ngoài ra, có 19,5% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt” chỉ chiếm một bộ phận nhỏ số PNN tham gia trả lời, do trong quá trình canh tác và sản xuất nhiều năm trở lại đây bị tác động từ ngoại cảnh như thời tiết, biến đổi khí hậu nắng mưa thất thường gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất cho người dân, phía chính quyền địa phương đang tìm những biện pháp tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao kiến thức - kỹ thuật sản xuất mới thích ứng với thay đổi của thời tiết và biến đổi khí hậu.

Biểu 2.2. thể hiệnthể hiện những nguyên nhân “chủ quan” dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, các nguyên nhân đó bao gồm: Gia đình đông nhân khẩu, không có sự phân công lao động trong gia đình, sự bất bình đẳng giới trong gia đình, trong gia đình có người hay đau ốm - bệnh tật, thiếu kiến thức - kỹ thuật sản xuất, gia đình thiếu vốn sản xuất, trình độ học vấn thấp, ý chí và nhận thức vươn lên thoát nghèo còn thấp, không chịu khó lao động, do sự khép kín - tách biệt với cộng đồng bên ngoài.

(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)

Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết nhóm nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du, chiếm tỷ lệ cao nhất với 87,5% là số PNN cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã là do “Gia đình thiếu vốn sản xuất” rào cản về vốn sãn uất là nguyên nhân căn bản khiến cho phần lớn các gia đình PNN gặp khó khăn trong tạo dựng việc làm và thu nhập, “Nhiều lúc cũng muốn có cái nghề với thu nhập ổn định để gia đình bớt khó khăn nhưng nghĩ lại thì vốn lấy đâu ra, hiểu biết về công việc định làm còn hạn chế nên lại thôi chẳng dám làm”

(PVS PNN xã Đồng Du). Xuất phát từ khó khăn này, nên hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN trong xã đang được Tổ chức ActionAid cùng cán bộ địa phương và người dân cộng đồng thực hiện để hỗ trợ PNN trong xã (nguồn vốn được hỗ trợ là tiền mặt, vốn về cây giống và con giống), khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thoát nghèo người vay (PNN) phải trả gốc cho dự án để lấy vốn quay vòng hỗ trợ đối tượng mới.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Do sự khép kín - tách biệt với CĐ bên ngoài Không chịu khó lao động Ý chí và nhận thức vươn lên thoát nghèo còn thấp Trình độ học vấn thấp Gia đình thiếu vốn SX Thiếu kiến thức - kỹ thuật SX Trong GĐ có người hay đau ốm - bệnh tật Sự bất bình đẳng giới trong GĐ Không có sự phân công lao động trong GĐ Gia đình đông nhân khẩu

68.5 17 50.5 71 87.5 76.5 44.5 59 24 47.5

Biểu 2.2. Nhóm nguyên nhân "Chủ quan"dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 76,5% là số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Thiếu kiến thức – kỹ thuật sản xuất” đây được xác định là nguyên nhân cơ bản khiến cho phần lớn PNN thiếu tự tin khi đưa ra quyết định sản xuất, hạn hẹp về kỹ thuật sản xuất và khả năng hiểu biết là rào cản lớn, “Bản thân cũng ham việc lắm nhưng giờ đầu tư thì rủi ro lắm, do thiếu kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi cuối năm ngoái đàn gà mới mua về 30 con chỉ qua một đợt rét mà chết, xót lắm nhưng chẳng làm gì được, hết cả vốn sản xuất giờ thì làm cái gì cũng hoang mang, lo sợ vì thiếu hiểu biết là thiệt hại ngay” (PVS PNN xã Đồng Du). Dựa án hỗ trợ PNN với mảng tập huấn nâng cao năng lực chp PNN trong trong đầu sản xuất – kinh doanh đã và đang góp phần giải quyết khó khăn này ở PNN trong xã, đây được xác định là nguyên nhân cốt lõi hạn chế sự tham gia của PNN và gây nên tình trạng nghèo ở nhóm PNN xã Đồng Du, cần có biện pháp can thiệp bền vững.

Có 71% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Trình độ học vấn thấp” đây là một trong những nguyên nhân sâu sa, gốc rễ của vấn đề nghèo đói hiện nay, qua khảo sát cho thấy phần lớn PNN ở xã Đồng Du chỉ có học vấn tiểu học, một bộ phận ở cấp trung học cơ sở và không đi học, chính vì vậy khả năng hiểu biết của PNN xã Đồng Du ở mức thấp, đây là một hạn chế trong việc tiếp cận các cơ hội lao động - việc làm, tiếp cận các nguồn lực bên ngoài. Bên cạnh đó, có 68,5% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là “Do sự khép kín - tách biệt với cộng đồng bên ngoài” đây là nguyên nhân nội tại xuất phát từ chính gia đình PNN xuất phát từ nhận thức, tâm lý tự ti cho rằng bản thân mình nghèo, gia đình mình nghèo nên gia đình PNN có xu hướng khép kín lại, đóng kín lại ít giao du với các gia đình xung quanh, các hộ gia đình khá tại địa

mình nghèo nên tự ti ít tham gia các hoạt động cộng đồng từ đó hạn chế các cơ hội bên ngoài.

Chiếm tỷ lệ ở mức trung bình với 59% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Sự bất bình đẳng giới trong gia đình” đây cũng là một nguyên nhân có nguồn gốc sâu xa, vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình và cộng đồng không được bình đẳng so với người đàn ông, cũng vì quan niệm này đã khiến hạn chế đi nhiều cơ hội phát triển bản thân của phụ nữ xã Đồng Du, quanh năm họ chỉ biết gắn bó với công việc đồng áng, chăn nuôi và chăm con cái, họ bị thiệt thòi về cơ hội tiếp cận các nguồn lực so với nam giới trong gia đình, họ ít cơ hội đi ra để khẳng định bản thân, nguyên nhân này là nguyên nhân tồn tại trong khá nhiều gia đình không chỉ ở xã Đồng Du mà còn ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Bên cạnh đó, có 50,5% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Ý chí và nhận thức vươn lên thoát nghèo còn thấp” nguyên nhân này cũng là nguyên nhân nội tại bắt nguồn từ bên trong nhận thức và suy nghĩ của PNN xã Đồng Du, có thể do một thời gian quá dài họ không tiếp cận được với các nguồn lực trợ giúp họ tìm kiếm sự trợ giúp nhưng không được, vai trò và vị thế của họ cũng không được phát huy vì vậy họ cam tâm chịu đựng hoàn cảnh, bất lực trước hoàn cảnh nghèo, sống trong cái nghèo lâu mà không được trợ giúp sẽ làm thui chột ý chị thoát nghèo ở họ và xem nghèo như một định mệnh, bởi vậy các mảng hỗ trợ của dự án trợ giúp PNN tại địa phương đang tác động vào nhận thức chung của đa số PNN tại đây.

Có 47,5% số PNN tham gia trả lời cho biết nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng nghèo cho phụ nữ xã Đồng Du là do “Gia đình đông con” đây là nguyên nhân cũng khá phổ biến ở không chỉ Đồng Du mà còn nhiều địa phương khác, nghèo đói sẽ dẫn tới đông con và đông con thì sẽ dẫn tới nghèo

đói đó là tác động qua lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gia đình đông con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ phụ nữ nghèo (nghiên cứu trường hợp tại xã đồng du huyện bình lục tỉnh hà nam) (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)