Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.5. Những mong muốn, nguyện vọng của PNN đối với hoạt động trợ giúp đang
đang triển khai
Khi tham gia hoạt động trợ giúp người nghèo nói chung và PNN nói riêng đều có những mong muốn, nguyện vọng, những kỳ vọng và đề xuất đối với hoạt động trợ giúp mà mình đang tham gia, vừa giúp bản thân thỏa mãn được các nhu cầu, mặt khác họ là chủ thể tiếp nhận sự trợ giúp họ cần chia sẻ tiếng nói của bản thân để đánh giá, góp ý cho chính hoạt động trợ giúp, chính sách trợ giúp mà bản thân họ là người thụ hưởng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trợ giúp người nghèo nói chung và PNN tại xã Đồng Du nói riêng. Biểu 2.13 thể hiện những “mong muốn” của PNN xã Đồng Du khi tham gia hoạt động trợ giúp.
(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Những mong muốn của PNN xã Đồng Du khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, bao gồm: Được hỗ trợ vay vốn nhiều hơn, được tập huấn kiến thức - kỹ thuật thường xuyên hơn, được giao lưu - học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn, được tiếp cận chính sách tốt hơn, được quan tâm - chăm sóc tốt hơn, có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn. Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát, chiếm tỷ lệ cao nhất với 72,5% là số PPN có mong muốn “Được tiếp cận chính sách tốt hơn” mong muốn này gắn với nhu cầu được tiếp cận những chính sách trợ giúp như: chính sách vay vốn dành cho hộ nghèo, chính sách trợ giúp xã hội dành cho người nghèo, chính sách về việc làm, chinh sách chăm sóc sức khỏe cùng các phúc lợi xã hội khác... địa phương đang cố gắng thực hiện các chương trình hỗ trợ nhằm giảm bớt các khó khăn và đáp ứng các mong muốn này cho PNN nói riêng và người nghèo trong xã nói chung. Sau đây là chia sẻ của PNN xã Đồng Du:
“Tôi và chồng tôi chưa có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cả nhà chỉ
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn Được quan tâm - chăm sóc tốt hơn Được tiếp cận chính sách tốt hơn Được giao lưu - học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn
Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật SX … Được hỗ trợ vay vốn nhiều hơn
19.5 24 72.5 57 61.5 43.5
Biểu 2.13. Những "mong muốn" của PNN khi tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương
thêm con bò giống, nhưng vốn đầu tư ban đầu lại lớn quá. Mặc dù được cán bộ xã tư vấn về nguồn vốn hỗ trợ tiền mua giống chăn nuôi khoảng 3-5 triệu đồng, nhưng chừng ấy cũng không đủ để bò giống; thêm nữa, gia đình tôi cũng không có điều kiện để chi trả phần còn lại. Chúng tôi rất mong chính quyền có chính sách hỗ trợ kinh phí cao hơn, tạo điều kiện cho người dân mở rộng chăn nuôi - sản xuất” (PVS PNN xã Đồng Du).
Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 61,5% là số PNN cho biết bản thân mong muốn “Được tập huấn kiến thức - kỹ thuật sản xuất thường xuyên hơn” gắn với hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm cho PNN, việc tăng cường các hoạt động tập huấn các kiến thức – kỹ thuật sản xuất giúp cho PNN có năng lực sản xuất tốt, được tiếp cận với những kiến thức – kỹ thuật sản xuất mới, hàng tháng và hàng quý tại các địa bàn thôn đều tổ chức các hoạt động tập huấn do cán bộ địa phương phối hợp với cán bộ dự án tổ chức, ngoài lắng nghe các kiến thức lý thuyết PNN còn được thực hiện các hoạt động thực hành, đáng chú ý là lớp tập huấn còn được xuống địa bàn thực địa để thực hành trực tiếp trên cây trồng – vật nuối để buổi tập huấn mang tính thực tế và thiết thực, nhiều PNN cho biết nhờ phương pháp tập huấn hiệu quả nên họ mở mang được nhiều kiến thức và kỹ thuật sản xuất mới, năng xuất lao động cao hơn so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Có 57% số PNN tham gia khảo sát cho biết mong muốn của bản thân đó là “Được giao lưu – học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn” điều này thể hiện những hoạt động của dự án trợ giúp đã có hiệu ứng khá tốt, thông qua các hoạt động trợ giúp của dự án PNN được học hỏi - giao lưu qua những mảng hoạt động rất thiết thực, tuy nhiên hiện tại do cần phân bổ thời gian cho nhiều hoạt động trợ giúp khác nên những hoạt động giao lưu - chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm còn tương đối hạn chế nên phần lớn PNN tại địa phương đều mong muốn “Được giao lưu – học hỏi nhiều hơn” và thường xuyên hơn. Mong muốn này
đồng thời cũng gắn với nhu cầu tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin ở nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, có 43,5% PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân có mong muốn “Được hỗ trợ vay vốn nhiều hơn” bởi nhiều hộ kinh doanh cho biết muốn đầu tư công cụ phục vụ sản xuất và giống vật nuôi có giá trị thì với số vốn được vay là 3-5 triệu vẫn còn thiếu nên phần lớn PNN và các hộ gia đình nghèo tại xã Đồng Du đều có mong muốn được vay vốn nhiều hơn, “Gia đình tôi mong muốn được phía dự án và chính quyền địa phương hỗ trợ cho vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất, vì với số vốn hiện tại chúng tôi còn đang gặp khó khi mua cây giống, vật nuôi” (PVS PNN xã Đồng Du).
Ngoài ra, có 24% số PNN tham gia khảo sát cho biết bản thân mong muốn “Được quan tâm – chăm sóc tốt hơn” đối với những PNN nhận được sự trợ giúp của tình nguyện viên, CSSK, nhiều PNN cho biết đây là hoạt động rất thiết thực, bởi một số PNN sống đơn thân sẽ được hỗ trợ rất tốt nếu tăng cường vai trò của đội ngũ tình nguyện viên và những người làm công tác CSSK cho PNN. Chiếm tỷ lệ thấp nhất với 19,5% là số PNN cho biết bản thân mong muốn “Có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn” gắn với nhu cầu khẳng định bản thân, mong muốn được tham gia các hoạt động nhiều hơn để có cơ hội tương tác và thể hiện bản thân, có cơ hội chứng minh với những người xung quanh về khả năng của bản thân, khi thực hiện dự án trợ giúp cán bộ địa phương và cán bộ dự án cần chú ý tới mong muốn và nhu cầu này của PNN.
Biểu 2.14 thể hiện những “nguyện vọng” của PNN xã Đồng Du khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, với nhưng nguyện vọng như: Phát huy hơn nữa vai trò phụ nữ tại địa phương, nâng cao năng lực cán bộ trợ giúp PNN, minh bạch – khách quan hơn trong hoạt động trợ giúp, huy động nguồn lực từ nhiều phía, đa dạng hóa các hoạt động trợ giúp PNN, nhân rộng
các mảng trợ giúp hiệu quả, có thêm vai trò NVCTXH trong hoạt động trợ giúp.
(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết nhưng mong muốn của bản thân khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, chiếm tỷ lệ cao nhất với 81,5% là số PNN cho biết cần “Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ tại địa phương” bởi hiện tại vai trò và vị thế của phụ nữ nói chung và PNN xã Đồng Du nói riêng còn chưa được nâng cao, cần có chính sách quan tâm và hoạt động trợ giúp hợp lý để nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ tại địa phương, giúp phụ nữ và nhất là PNN xã Đồng Du có tiếng nói trong cộng đồng, tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Trong khuôn khổ dự án trợ giúp PNN đang thực hiện tại địa bàn xã Đồng Du các vấn đề về giới và lồng ghép giới được ưu tiên thực hiện, dự án đã có những tác động khá tích cực trong việc cải thiện hình ảnh, vai trò và vị thế cho PNN nghèo trong xã, giúp họ hòa nhập cộng đồng, cũng như tiếp cận các nguồn lực tốt hơn.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Có thêm vai trò NVCTXH trong hoạt động trợ … Nhân rộng các mảng trợ giúp hiệu quả Đa dạng hóa các hoạt động trợ giúp PNN Huy động nguồn lực từ nhiều phía Minh bạch - khách quan hơn trong hoạt động …
Nâng cao năng lực cán bộ trợ giúp PNN Phát huy hơn nữa vai trò phụ nữ tại địa phương
52.5 69 76.5 45 14 33.5 81.5
Biểu 2.14. Những "nguyện vọng" của PNN
khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương (Đơn vị: %; N=200)
Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 76,5% là số PNN tham gia khảo sát sẻ nguyện vọng “Cần đa dạng hóa các hoạt động trợ giúp PNN” hiện tại dự án trợ giúp PNN xã Đồng Du đang có 3 hoạt động chủ đạo, gồm: hoạt động hỗ trợ sinh kế tạo việc làm, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về chính sách, hoạt động CSSK đây chính là 3 hoạt động trợ giúp trọng tâm mà PNN xã Đồng Du đang hưởng lợi, nguyện vọng của phần lớn PNN trong xã mong muốn có thật nhiều mảng hoạt động trợ giúp PNN để họ có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và cơ hội phát triển. Bên cạnh đó, có 69% số PNN tham gia khảo sát cho biết cần “Nhân rộng các mảng trợ giúp hiệu quả” những mảng trợ giúp đang thực hiện lâu nay cần có sự đánh giá để biết được đâu là mảng trợ giúp có nhiều thành công và lợi thế nhất, được PNN đánh giá cao nhất nhằm nhân rộng giúp PNN trong toàn xã cơ hội tiếp cận các mảng trợ giúp hiệu quả này.
Có 52,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết cần “Có thêm vai trò của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp PNN” để hoạt động trợ giúp đạt hiệu quả cao và chuyên nghiệp hơn, vai trò của NVCTXH ở đây chính là vai trò của đội ngũ cán bộ, nhân viên và tình nguyện viên tham gia trợ giúp PNN. Có 45% số PNN tham gia khảo sát cho biết cần “Huy động nguồn lực từ nhiều phía” như chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nguồn lực từ cộng đồng để hoạt động trợ giúp PNN địa phương trở nên bền vững hơn. Bên cạnh đó, có 33,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết cần “Nâng cao năng lực cán bộ trợ giúp PNN” hiện tại đội ngũ này là những người hoạt động bán chuyên trách (NVCTXH bán chuyên nghiệp), họ có kinh nghiệm và tâm huyết với hoạt động trợ giúp PNN, thuộc các chuyên môn và chuyên ngành khác nhau được đào tạo tập huấn qua về kỹ thuật trợ giúp PNN nên họ đang đảm nhiệm vị trí, vai trò nhất định trong trợ giúp PNN của đại phương, cần tạo điều kiện để họ tiếp tục được đào tạo chuyên môn và những kỹ năng can thiệp trợ giúp PNN.
quan hơn trong hoạt động trợ giúp” từ khâu truyền thông, đến khâu lựa chọn đối tượng tham gia và tiếp cận nguồn lực, quản lý các hoạt động thu chi trong dự án trợ giúp PNN tại địa phương cũng cần được minh bạch và công khai để đảm bảo khách quan, tạo niềm tin cho cộng đồng và những đối tượng PNN hưởng lợi từ dự án.
Biểu 2.15 thể hiện những “đề xuất” của PNN xã Đồng Du khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, gồm những đề xuất như: Nâng cao trình độ tay nghề - khả năng hiểu biết của PNN, nâng cao năng lực lãnh đạo - quản lý của cán bộ địa phương, khắc phục những hạn chế của chính sách trợ giúp, giúp PNN tiếp cận chính sách trợ giúp tốt hơn, huy động nguồn lực từ phía cộng đồng.
(Nguồn: Khảo sát PNN xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Trong tổng số 200 PNN xã Đồng Du tham gia khảo sát cho biết đề xuất của bản thân khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương, chiếm tỷ lệ cao nhất với 84% là số PNN có đề xuất cần “Giúp PNN tiếp cận chính sách trợ giúp tốt hơn” bởi hiện tại phần lớn PNN tại xã Đồng Du chỉ mới tiếp cận
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Huy động nguồn lực từ phía cộng đồng Giúp phụ nữ nghèo tiếp cận chính sách trợ giúp
tốt hơn
Khắc phục những hạn chế của các chính sách trợ giúp
Nâng cao năng lực lãnh đạo - quản lý của cán bộ địa phương
Nâng cao trình độ tay nghề - khả năng hiểu biết của PNN 56.5 84 58.5 47.5 70.5
Biểu 2.15. Những "đề xuất" của PNN
khi tiếp tục tham gia hoạt động trợ giúp tại địa phương (Đơn vị: %; N=200)
gia hoạt động trợ giúp còn khá nhiều do đội ngũ cán bộ, nhân viên, tình nguyện viên tham gia trợ giúp PNN còn hạn chế, ngoài ra việc tuyên truyền phổ biến các chính sách trợ giúp đối với PNN cũng cần phải thực hiện thường xuyên và liên tục hơn để PNN trong xã nắm bắt được thông tin, “Công tác truyền thông, phổ biến các thông tin về chính sách cho PNN và các hộ nghèo trong xã hiện nay gặp một số bất cập do hệ thống loa truyền thanh ở các thôn trong xã quá cũ nên lúc dùng được lúc không gây gián đoạn cho công tác tuyên truyền, nhiều khi chúng tôi phải cho các thôn tăng cường tổ chức họp thôn để phổ biến trực tiếp” (PVS cán bộ Chính sách xã hội xã Đồng Du).
Chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 70,5% là số PNN tham gia khảo sát có đề xuất cần “Nâng cao trình độ tay nghề - khả năng hiểu biết của PNN” tức thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn cho PNN nhằm nâng cao khả năng hiểu biết và những kỹ năng nghề nghiệp giúp họ tham gia tốt hơn vào lĩnh vực lao đông - sản xuất. Muốn PNN trong xã thoát nghèo một cách bền vững thì đây vừa là một đề xuất vừa là một giải pháp mang tính lâu dài, để say khi kết thúc hoạt động trợ giúp từ dự án họ có được việc làm ổn định, thu nhập ổn định và có những kiến thức – kỹ năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân. Bên cạnh đó, có 58,5% số PNN tham gia khảo sát đề xuất cần “Khắc phục những hạn chế của các chính sách trợ giúp” bởi theo họ nhiều chính sách trợ giúp dành cho người nghèo nói chung và cho PNN nói riêng còn nhiều bất cập, do những đặc thù về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, trình độ nhận thức của người dân nhất là ở những nhóm người nghèo, PNN còn nhiều bất cập, hạn chế nên việc áp dụng các chính sách một cách cứng nhắc sẽ khiến hiệu quả không cao và chi phí cho hoạt động trợ giúp lớn, cần có sự điều chỉnh nhất định để khắc phục các hạn chế của chinh sách trợ giúp.
Có 56,5% số PNN tham gia khảo sát có đề xuất cần “Huy động nguồn lực từ phía cộng đồng” để giúp PNN xã Đồng Du có thể thoát nghèo bền vững cần huy động nguồn lực từ nhiều phía khác nhau như: từ gia đình, Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng; trong đó cần lấy nguồn lực từ cộng đồng là nguồn lực hạt nhân nhằm duy trì hoạt động trợ giúp một cách bền vững. Bên cạnh đó, có 47,5% số PNN tham gia khảo sát cho biết đề xuất cần “Nâng cao năng lực lãnh đạo - quản lý của cán bộ địa phương” bởi hiện nay hoạt động trợ giúp PNN và các đối tượng yếu thế khác đang được thực hiện bởi một số tổ chức phi chính phủ kết hợp các tổ chức đoàn thể tại địa phương, vai trò của cán bộ địa phương còn khá mờ nhạt, đội ngũ cán bộ địa phương phải là những đội ngũ nòng cốt trong hoạt động trợ giúp PNN tại đại địa phương, cần có các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng năng lực, nhất là năng lực quản lý dự án trợ giúp PNN tại địa phương, tạo sự gắn kết giữa chính quyền - người dân và đối tượng được trợ giúp.
Kết luận Chƣơng 2
Nghiên cứu đã làm rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo cho PNN xã Đồng Du như những nguyên nhân “khách quan” gồm: Tập quán lao