Khái niệm dịch vụ xã hội, thông tin dịch vụ xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 25 - 28)

10. Kết cấu của đề tài

1.1. Một số khái niệm công cụ

1.1.3. Khái niệm dịch vụ xã hội, thông tin dịch vụ xã hội

1.1.3.1. Dịch vụ xã hội

Dịch vụ” thường được đề cập đến là một trong ba khu vực của nền kinh tế, cùng với Nông nghiệp và Công nghiệp. Trong cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, khu vực dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng. Chính vì vậy, có nhiều tài liệu nghiên cứu đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất nào được công nhận, điều này bắt nguồn từ tính phong phú, đa dạng và khó nắm bắt của các loại hình dịch vụ. Bên cạnh đó, các quốc gia khác nhau với trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau cũng có những cách hiểu khác nhau về dịch vụ.

những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [16, tr. 256].

Theo cách tiếp cận dưới góc độ căn cứ vào những đặc điểm nổi bật và sự khác nhau giữa dịch vụ và hàng hóa, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mơ cho rằng: Dịch vụ là các hoạt động của con người được kết tinh thành các sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được. Tiến sĩ Hồ Văn Vĩnh định nghĩa: Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể.

Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.

 Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại:

Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội.

Dựa trên cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu mà có thể phân loại dịch vụ theo những cách khác nhau như: dịch vụ mang tính chất thương mại và dịch vụ không mang tính chất thương mại; dịch vụ về hàng hóa và dịch vụ về tiêu dùng hoặc phân ngành dịch vụ một cách cụ thể dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế…

Dịch vụ xã hội:

Nếu như dịch vụ là một khái niệm đơn lẻ thì dịch vụ xã hội lại là một khái niệm kép. Thuật ngữ “xã hội” trong khái niệm này có thể được hiểu theo hai nghĩa.

Thứ nhất là tính mục tiêu, nghĩa là dịch vụ hướng tới phát triển xã hội. Theo nghĩa này thì bất kỳ dịch vụ nào đóng góp vào mục tiêu phát triển xã hội đều được coi là dịch vụ xã hội.

Thứ hai là về chuẩn mực hay tính xã hội, nghĩa là dịch vụ để bảo đảm các giá trị, chuẩn mực xã hội. Theo nghĩa này thì dịch vụ xã hội cung cấp những hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội được: chủ động phòng ngừa khả năng xảy ra rủi ro để dẫn đến không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; chủ động tiếp cận hạn chế ảnh hưởng của rủi ro dẫn đến không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng/ xã hội trên cơ sở các giá trị, chuẩn mực xã hội.

Chức năng của dịch vụ xã hội: Dịch vụ xã hội cung cấp và hỗ trợ thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng sự độc lập về kinh tế, sự khẳng định quyền con người được hòa nhập và tham gia vào thị trường lao động cũng như các hoạt động cộng đồng, xã hội.

1.1.3.2. Thông tin dịch vụ xã hội

Để nghiên cứu về khái niệm “thông tin dịch vụ xã hội”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế nào là “thông tin”.

Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thông tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua phương tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

Theo quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh… hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.

Trên cơ sở khái niệm dịch vụ xã hội và những cách hiểu về “thông tin”, chúng ta có thể có cái nhìn chung nhất về thông tin dịch vụ xã hội như sau:

Thông tin dịch vụ xã hội là sự phản ánh các dịch vụ xã hội bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh và tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người nhằm đảm bảo mục tiêu của dịch vụ xã hội (mục tiêu cung cấp hỗ trợ cho các thành viên trong xã hội được: chủ động phòng ngừa khả năng xảy ra rủi ro để dẫn đến không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; chủ động tiếp

cận hạn chế ảnh hưởng của rủi ro dẫn đến không bảo đảm giá trị và chuẩn mực xã hội; khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng/ xã hội trên cơ sở các giá trị, chuẩn mực xã hội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 25 - 28)