Nhóm nòng cốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 111 - 113)

10. Kết cấu của đề tài

3.2.2.Nhóm nòng cốt

3.2. Xây dựng và huy động nguồn lực

3.2.2.Nhóm nòng cốt

Để hoạt động nhóm được triển khai hiệu quả và duy trì bền vững, bên cạnh sự hỗ trợ của nhân viên và sự nỗ lực của chính thành viên nhóm thì không thể không kể đến việc xây dựng cũng như huy động đóng góp của nhóm nòng cốt. Việc xây dựng và huy động nguồn lực nhóm nòng cốt có một số nội dung cần đề cập đó là các tiêu chí tuyển chọn thành viên nhóm nòng cốt; và việc bồi dưỡng nhóm nòng cốt.

3.2.2.1. Tiêu chí lựa chọn thành viên nhóm nòng cốt

Sau khi phát hiện ra những nhân tố tích cực cần có sự trao đổi, thống nhất để hình thành nhóm nóng cốt. Thành viên nhóm nòng cốt có thể là chính cá nhân tham gia nhóm người nghèo nhập cư, cũng có thể là những cá nhân quan tâm, có uy tín tại cộng đồng. Dù thành viên nhóm nòng cốt là ai, để đảm bảo hiệu quả của nhóm nòng cốt cũng như đảm bảo mục đích xây dựng nhóm nòng cốt, chúng ta cần đảm bảo một số tiêu chí khi lựa chọn thành viên nhóm nòng cốt như sau:

Có sự quan tâm đối với các hoạt động của nhóm

Có uy tín và có ảnh hưởng tích cực trong nhóm và địa phương

Suy nghĩ có ý thức đối với vấn đề chung của nhóm

Đáp ứng được với những thay đổi mới

Có kỹ năng truyền thông, giao tiếp tốt

Có khả năng phát biểu, nói lên tiếng nói của nhóm

Vì lợi ích của người nghèo nhập cư tại địa phương nói chung và lợi

ích nhóm nói riêng.

3.2.2.2. Bồi dưỡng nhóm nòng cốt

Sau khi nhóm nòng cốt được hình thành, việc bồi dưỡng nhóm nòng cốt được tiếp tục để phục vụ cho các hoạt động nhóm người nghèo nhập cư sau này. Công tác bồi dưỡng nhóm nòng cốt được triển khai với những nội dung liên quan trực tiếp đến phương thức và nội dung triển khai các hoạt động nhóm. Một số kỹ năng cần đề cập trong tập huấn, bồi dưỡng nhóm nòng cốt như: kỹ năng tập hợp thành viên; kỹ năng đối thoại đàm phán; nội dung và phương pháp hoạt động của nhóm nòng cốt. Những chủ đề nội dung được sử dụng cho tập huấn bồi dưỡng nhóm nòng cốt cũng là những chủ đề dự kiến sử dụng cho sinh hoạt nhóm.

Mục đích của việc bồi dưỡng nhóm nòng cốt là xây dựng nguồn lực ban điều hành nhóm, thu hút sự tham gia của các thành viên nhóm khi nhóm mới thành lập và chuyển giao sau khi nhóm đã đi vào hoạt động một thời gian. Bên cạnh đó, đây còn là bước tập rượt trước cho các hoạt động sinh hoạt

nhóm trước khi đưa ra triển khai với mô hình nhóm người nghèo nhập cư. Điều này là rất cần thiết đôi với nhóm gồm những thành viên đến từ đa dạng các vùng quê khác nhau, văn hóa, quan đểm khác nhau. Hoạt động xây dựng, bồi dưỡng nhóm nòng cốt cần được chú ý triển khai, thực hiện trong suốt tiến trình nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 111 - 113)