Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 89 - 95)

10. Kết cấu của đề tài

3.1. Tiến trình Công tác xã hội nhóm hỗ trợ ngƣời nghèo nhập cƣ

3.1.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị và thành lập nhóm

3.1.1.1. Xác định mục đích và mục tiêu sinh hoạt nhóm

Mục đích: Mô hình nhóm được xây dựng nhằm tạo môi trường, tạo cơ hội cho người nghèo nhập cư chia sẻ, tiếp cận các thông tin về dịch vụ xã hội, thông tin cơ bản về các kỹ năng tiếp cận giáo dục, y tế,…. Qua đó nâng cao khả năng của nhóm người nghèo nhập cư trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Mục tiêu hoạt động của nhóm: Dựa trên mục đích, người nghiên cứu xây dựng mục tiêu hoạt động của nhóm bao gồm:

- Phổ biến, nâng cao kiến thức, thông tin về các chính sách xã hội và dịch vụ xã hội cho người nghèo nhập cư.

- Tạo môi trường cho thành viên nhóm tham gia tương tác với nhau, chia sẻ những thông tin dịch vụ xã hội với thành viên nhóm.

- Tập huấn các kỹ năng sống và một số kỹ năng cần thiết đối với thành viên nhóm.

- Tăng cường sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ để cải thiện vấn đề về tiếp cận, cập nhật thông tin dịch vụ xã hội nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của thành viên nhóm.

- Nâng cao nhận thức của các thành viên trong việc chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng nơi nhập cư như truyền thông, phổ biến kiên thức, cập nhật thông tin dịch vụ xã hội.

3.1.1.2. Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trường hoạt động 3.1.1.2.1. Chọn nhóm viên:

Việc lựa chọn nhóm viên dựa trên cơ sở thử nghiệm, mục đích của mô hình. Theo đó, đây là mô hình CTXH nhóm trợ giúp về tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. Như vậy các thành viên trong nhóm là người nghèo nhập cư trên địa bàn phường Phúc Xá có khó khăn trong tiếp cận dịch vụ xã hội và thông tin các dịch vụ xã hội. Họ có nhu cầu hỗ trợ về tiếp cận kiến thức, thông tin dịch vụ xã hội đặc biệt là các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.

Theo đặc thù là nhóm người nghèo nhập cư, tức là đa dạng hóa các yếu tố được quy định bởi vùng miền, tính chất nghề nghiệp và phong tục tập quán, việc lựa chọn nhóm viên có thể gặp khó khăn bởi một nhóm muốn đạt hiệu quả hoạt động cần có sự tương đồng cao. Ở giai đoạn này cần cân nhắc các yếu tố về mối quan hệ giữa các nhóm viên, sự liên kết hay xung đột giữa người này với người kia để đảm bảo nhóm không bị rời rạc và dẫn đến những mâu thuẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhóm. Các thành viên trong nhóm không cùng một gia đình, đảm bảo phạm vi tác động rộng rãi của các hoạt động.

Việc lựa chọn nhóm viên dựa trên các tiêu chí: có nhu cầu cao về việc tiếp cận thông tin; có mong muốn được tham gia vào nhóm; có thời gian dành cho việc sinh hoạt và các hoạt động của nhóm; một số thành viên nòng cốt của nhóm có thể là những người đã từng tham gia các nhóm hỗ trợ trước đây tại địa phương.

Số lượng nhóm viên: 9 người. Thành viên nhóm đều là người nghèo nhập cư hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.Cụ thể như sau:

STT Họ tên Tuổi Nghề nghiệp

1. Lê Văn Phú- Trưởng nhóm 45 Kéo xe thuê

2. Nguyễn Tấn Đạt 38 Xe ôm

3. Vũ Thị Lan 34 Bán hàng rong

4. Nguyễn Thị Lý 51 Bán rau

5. Trần Ánh Tuyết 44 Làm thuê

6. Phan Quang Hoan 29 Bốc vác thuê

7. Ngô Thị Khuê 35 Bán hàng xén

8. Phạm Văn Minh 47 Thợ xây

9. Hoàng Thị Tâm 39 Buôn phế liệu

3.1.1.2.2.Chuẩn bị môi trường hoạt động

- Địa điểm hoạt động: Theo ý kiến của đa số và theo nhận định của bản thân người thử nghiệm, địa điểm làm việc là nơi nhóm có thể đảm bảo được vấn đề đi lại, sự yên tĩnh và phù hợp với các hoạt động của nhóm. Địa điểm thống nhất là một phòng của UBND phường Phúc Xá hoặc nhà văn hóa địa phương.Điều này đòi hỏi có sự liên hệ và đồng ý của chính quyền địa phương. - Thời gian: Việc lựa chon thời điểm cần sự cân nhắc kỹ càng và sự thống nhất của các thành viên trong nhóm. Bởi hầu hết người dân đều có thể đi làm vào bất kỳ giờ nào trong ngày.

Thời gian ổn định nhất cho nhóm sinh hoạt là từ 19h00 đến 21h00 vào ngày thứ 7 trong tuần.

- Bầu không khí và mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm:

Bầu không khí nhóm được tạo dựng dựa trên tinh thần làm việc giữa các thành viên, đó là tinh thần cởi mở, hợp tác, cùng chia sẻ và đưa ra giải pháp, tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm.

Mỗi thành viên nhóm đều có mối quan hệ tác động qua lại với người hỗ trợ (nhân viên xã hội/ chuyên gia có chuyên môn về CTXH nhóm, trưởng nhóm…) và các thành viên khác.

3.1.1.3. Đánh giá các nguồn lực, lượng giá những khó khăn trở ngại

- Nguồn lực bên trong nhóm:

+ Sự trợ giúp của nhân viên xã hội/ chuyên gia có chuyên môn về CTXH nhóm: do được trang bị những kiến thức kỹ năng cơ bản về công tác xã hội nhóm và hoạt động nhóm, nhân viên xã hội/ chuyên gia có chuyên môn về CTXH nhóm sẽ là nhân tố trợ giúp cho quá trình hoạt động nhóm.

+ Sự mong muốn và thái độ hợp tác của người nghèo nhập cư trong việc xây dựng mô hình CTXH nhóm. Đối với các nhóm viên được lựa chọn, thái độ tham gia tích cực của họ sẽ là yếu tố đảm bảo và duy trì hoạt động nhóm có hiệu quả.

+ Những nhóm viên nòng cốt: là những thành viên trước đây đã tham gia các mô hình nhóm xã hội tương tự như nhóm phòng chống bạo lực gia đình, nhóm SKSS do địa phương hoặc các tổ chức/ cá nhân thành lập. Các thành viên này đã có ít nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nhóm và sẽ là yếu tố hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm.

- Nguồn lực bên ngoài nhóm:

+ Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương tạo thuận lợi về mặt địa điểm sinh hoạt nhóm và ủng hộ việc thành lập nhóm hoạt động. Trong quá trình hoạt động nhóm, chính quyền địa phương sẽ là nguồn lực lớn để đạt được mục tiêu hoạt động của nhóm.

+ Sự ủng hộ của những người dân trong khu vực cũng như của các thành viên trong các gia đình nghèo nhập cư có người tham gia vào nhóm, tạo điều kiện để họ có thời gian sinh hoạt nhóm.

+ Sự biết đến và ủng hộ quan tâm của các cơ quan chức năng, các tổ chức hỗ trợ cho người nghèo nhập cư tại Hà Nội là động lực rất lớn đồng thời là một trong những nguồn lực hỗ trợ cần kết nối.

+ Các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm giúp cho nhóm được biết đến và nhận được sự ủng hộ, quan tâm của người dân.

Những khó khăn, cản trở:

hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhóm. Sau đây là những khó khăn mà sinh viên CTXH và người dân cho rằng họ nhóm có thể gặp phải trong quá trình hoạt động:

+ Về phía bản thân người nghèo nhập cư, những người có khả năng trở thành viên trong nhóm thông qua quá trình lựa chọn nhóm viên, cho rằng họ có thể gặp khó khăn về:

 Việc đảm bảo thời gian sinh hoạt nhóm và tham gia các buổi họp nhóm một cách dầy đủ: vì đây là nhóm người nghèo nhập cư, hầu hết trong số họ đều làm việc vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Hơn nữa do đặc thù sự phong phú, đa dạng về các loại hình công việc nên việc đảm bảo thời gian và sự tham gia đầy đủ của các nhóm viên vào hoạt động nhóm cũng là một yếu tố khó khăn.

 Tình trạng ổn định trật tự trong nhóm: Do hầu hết người dân trong khu vực đều chưa được tham gia vào một nhóm với các kế hoạch và mục tiêu hoạt động cụ thể, do phần đông người dân xuất phát từ nông thôn nên việc ổn định trật tự trong nhóm, thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt nhóm và thực hiện đúng các hoạt động đề ra trong buổi sinh hoạt nhóm là không dễ dàng.

Việc đóng góp kinh phí cho hoạt động nhóm: bất kỳ một nhóm nào khi hoạt động cũng cần có những kinh phí nhất định. Trong các buổi sinh hoạt nhóm, kinh phí có thể đơn giản như trà nước, tuy nhiên để duy trì nhóm hoạt động lâu dài với các mục tiêu đề ra như truyền thông nhóm hoặc tổ chức các buổi sinh hoạt thay đổi bầu không khí nhóm; các buổi giao lưu với chính quyền địa phương…cần phải có nguồn kinh phí lớn hơn trong đó một phần huy động từ đóng góp của các thành viên. Đối với những người nghèo nhập cư phải cân tiết kiệm trong chi tiêu để đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình, việc chi một khoản cho hoạt động này cũng là điều phải cân nhắc.

Những mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và mối quan hệ giữa các nhóm viên. Đây là điều tất yếu không thế tránh khỏi trong làm việc nhóm bởi mỗi cá nhân

có cách nhìn, quan điểm khác nhau về mỗi sự vật, sự việc trong cuộc sống.

3.1.1.4. Xây dựng kế hoạch- dự thảo chương trình hoạt động nhóm

Dựa trên việc xác định mục đích, mục tiê nhóm, cùng với việc phân tích những vấn đề mà các thành viên nhóm quan tâm, nhân viên xã hội cùng thành viên nhóm xây dựng dự thảo chương trình hoạt động nhóm:

Thời gian Nội dung hoạt động Ghi chú

01/6/2015 - Tập hợp thành viên nhóm. - Bầu nhóm trưởng, nhóm phó. - Bước đầu thảo luận, xây dựng

quy tắc, nội quy nhóm.

Có sự hỗ trợ, hướng dẫn của nhân viên xã hội và cán bộ địa phương

06/6/2015 - Hoàn chỉnh quy tắc, nội quy nhóm.

- Giới thiệu, làm quen các thành viên nhóm.

- Bắt đầu tập trung vào xây dựng và thực hiện kế hoạch nhóm.

- Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng điều phối giao tiếp, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,…

- Thành viên nhóm tham gia

13/6/2015 - Sinh hoạt nhóm với chủ đề: các thông tin chăm sóc sức khỏe ban đầu và tiếp cận dịch vụ y tế.

- Xác định lại mục tiêu sinh hoạt nhóm.

- Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng điều phối giao tiếp, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,…

- Thành viên nhóm tham gia

20/6/2015 - Sinh hoạt nhóm với chủ đề: thông tin về đăng ký, theo học tại đô thị

- Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng điều phối giao tiếp, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,…

- Thành viên nhóm tham gia

27/6/2015 - Sinh hoạt nhóm với chủ đề: thông tin về tiếp cận dịch vụ nhà ở, điện, nước sạch.

- Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng điều phối giao tiếp, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,…

- Thành viên nhóm tham gia

03/7/2015 - Sinh hoạt nhóm với chủ đề: thông tin về tiếp cận dịch vụ pháp lý

- Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng điều phối giao tiếp, quan sát, lắng nghe, đặt câu hỏi,…

- Thành viên nhóm tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 89 - 95)