Về thu nhập bình quân và công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 41 - 44)

10. Kết cấu của đề tài

2.1.3.Về thu nhập bình quân và công việc

2.1. Thực trạng đời sống xã hội của ngƣời nghèo nhập cƣ khu vực

2.1.3.Về thu nhập bình quân và công việc

Thu nhập và công việc của nhóm người nghèo nhập cư tại khu vực này được biểu thị rõ hơn qua sau:

Bảng 2.1: Đặc điểm của người nghèo nhập cư Phúc Xá- Ba Đình- HN

Nội dung Phƣơng án trả lời Tần suất Tỷ lệ (%)

Độ tuổi của thành viên gia đình người nghèo nhập cư Dưới 16 tuổi 24 12,24 16- 30 tuổi 56 28,57 31- 55 tuổi 83 42,35 Trên 55 tuổi 33 16,84 Tổng: 196 100,00 Trình độ văn hóa/ chuyên môn

Không biết đọc, viết 0 38,00

Biết đọc/ viết 14 9,33 Hết cấp 1 29 19,33 Hết cấp 2 75 50,00 Hết cấp 3 22 14,67 Trung cấp 8 5,33 Cao đẳng/ Đại học 2 1,33 Sau Đại học 0 0,00 Tổng số 150 100,00 Thu nhập bình quân (đồng/ người/ tháng) Dưới 500.000 57 38,00 500.000–750.000 82 54,67 751.000– dưới 1.000.000 4 2,67 Trên 1.000.000 7 4,66 Tổng số 150 100,00

Công việc sau nhập cư

Giúp việc gia đình 6 4,00

Bán hàng rong 68 45,33 Trợ giúp bán hàng 46 30,67 Chạy xe chở thuê 23 15,33 Đi học 0 0,00 Khác (bốc vác, phụ hồ, trông cháu, ở nhà nội trợ,…) 7 4,67 Tổng số 150 100,00

Thu nhập bình quân đầu người từ những công việc sau khi nhập cư của các gia đình nghèo nhập cư khu vực phường Phúc Xá- Ba Đình được khảo sát tập trung ở mức thu nhập từ 500.000–750.000 đồng/ người/ tháng với 54,67% số hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người ở mức này. Qua kết quả khảo sát này cho ta có cái nhìn tổng quan về mức thu nhập của người nghèo nhập cư khu vực phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội. Đây là nhóm người có mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp. Trong khi tập trung về đô thị làm việc, họ mưu sinh bằng nhiều công việc khác nhau và đa phần là những công việc nặng nhọc, không cần nhiều kỹ thuật hay chuyên môn mà chỉ cần có sức khỏe. Theo đó, mức tiền họ nhận được cũng không cao. Bên cạnh đó, theo như kết quả phỏng vấn sâu đã trình bày ở trên, những hộ nghèo nhập cư này phần lớn là những hộ đông con, hoặc có số lượng người sống phụ thuộc (người cao tuổi, người không có việc làm,…) lớn. Có nhà có tới 3 thế hệ nhập cư vào đô thị (Nữ, 56 tuổi, bán hàng rong, nhập cư đến phường Phúc Xá 8 năm). Khi chia mức thu nhập ra bình quân ra đầu người trong gia đình thì mức thu nhập vẫn dưới hoặc xấp xỉ với mức chuẩn nghèo đối với người ở đô thị 750.000 đồng/ người/ tháng. Nhất là khi mức sống cao ở một khu đô thị lớn đem lại cho họ không ít khó khăn về chi tiêu. Người lao động vừa phải đảm bảo cuộc sống cho bản thân vừa phải chăm lo cho các thành viên khác sống ở quê và cho toàn thể gia đình.

Về các công việc chính của nhóm người nghèo này sau khi nhập cư đến phường Phúc Xá, cuộc khảo sát đã đặt ra câu hỏi về nghề nghiệp, công việc hiện tại của người nghèo nhập cư khu vực phường Phúc Xá. Các kết quả cho thấy tỉ lệ người nghèo nhập cư có việc làm tương đối cao và đa phần đều làm việc cho khu vực tư nhân với công việc lao động yêu cầu sức khỏe như bán hàng rong, trợ giúp bán hàng, chạy xe chở thuê, giúp việc nhà,…

Có sự phân bố tập trung công việc như vậy là bởi một số yếu tố chủ quan và khách quan. Thứ nhất là lý do về khu vực nhập cư. Người lao động nghèo nhập cư về khu vực này bởi ở đây có chợ đầu mối Long Biên với nhu cầu lớn nguồn lao động làm việc ở các công việc như bán hàng, chở hàng

thuê, trợ giúp bán hàng. Thứ hai, người lao động nghèo nhập cư đa phần xuất thân ở các vùng quê nghèo với đặc điểm trình độ văn hóa/ chuyên môn thấp, chỉ có thể tìm kiếm được những việc lao động tay chân chủ yếu cần đến sức khỏe, không đòi hỏi nhiều trình độ kỹ thuật hay chuyên môn sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 41 - 44)