Về đăng ký hộ khẩu thường trú/ giấy tạm trú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 47 - 49)

10. Kết cấu của đề tài

2.1.5.Về đăng ký hộ khẩu thường trú/ giấy tạm trú

2.1. Thực trạng đời sống xã hội của ngƣời nghèo nhập cƣ khu vực

2.1.5.Về đăng ký hộ khẩu thường trú/ giấy tạm trú

Kết quả khảo sát nhóm người nghèo tại khu vực phường Phúc Xá- quận Ba Đình- Hà Nội cho thấy: chỉ có 5,33% người được hỏi đã có hộ khẩu thường trú. Con số này thường rơi vào những gia đình nhập cư có con nhỏ đi cùng. Họ buộc phải làm các thủ tục như Hộ khẩu hay các thủ tục về tạm trú để con cái họ được đi học. Số đông người nhập cư được hỏi trả lời họ và gia đình mới đăng ký tạm trú (dài hạn hoặc ngắn hạn), thậm chí rất nhiều người người được hỏi chưa đăng ký tạm trú. Cụ thể: chỉ 16,67% đăng ký tạm trú dài hạn; 31,33% đăng ký tạm trú ngắn hạn; con số người sinh sống ở nơi nhập cư không có bất kỳ một thủ tục đăng ký tạm trú nào lên tới 46,67%.

Bảng 2.3: Thực trạng Hộ khẩu/ Đăng ký Tạm trú của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Đã có hộ khẩu thƣờng trú Có tạm trú dài hạn Có tạm trú ngắn hạn Chƣa đăng ký tạm trú Tỷ lệ % Lý do Tần suất Tỷ lệ % 5,33% 16,67% 31,33% 46,67% Bận rộn 36 51,43% Thủ tục khó khăn 13 18,57% Chi phí tốn kém 5 7,14% Không cần thiết 16 22,86%

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Không làm các thủ tục đăng ký tạm trú vì nhiều lý do như bận rộn, thấy thủ tục khó khăn hay cảm thấy không cần thiết… Tuy nhiên, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng việc không đăng ký tạm trú hay thường trú gây cho họ khá nhiều khó khăn. Việc thụ hưởng các chính sách xã hội hay các quyền lợi của họ cũng theo đó mà bị ảnh hưởng theo. Vì vậy, hiện nay khi thuê trọ, có nhiều người chủ cho thuê đều có yêu cầu người thuê phải đăng ký tạm trú do sự quản lý và kiểm tra sát sao của chính quyền địa phương. Điều này buộc người đi thuê nhà, dù muốn hay không cũng phải đi đăng ký tạm trú. Thực tế, thủ tục đăng ký tạm trú cũng không quá khó khăn và phức tạp hay tốn kém. Tuy nhiên, đối với những người có ý định định cư lâu dài tại Hà Nội và muốn có hộ khẩu thì thực sự lại rất khó khăn.

Chính việc không có hộ khẩu, không có đăng ký tạm trú tại Hà Nội mà khi tham gia vào các dịch vụ xã hội, những người nghèo nhập cư chịu rất nhiều thiệt thòi. Hay nói cách khác, khả năng của những người nghèo di cư tiếp cận với thông tin dịch vụ xã hội và các dịch vụ xã hội tại Hà Nội là rất thấp. Trong đó những dịch vụ khó tiếp cận nhất đồng thời cũng là những dịch vụ cơ bản và cần thiết nhất: y tế, giáo dục, nhà ở, việc làm, vui chơi giải trí... Có rất nhiều khó khăn mà người nghèo nhập cư gặp phải khi không có hộ khẩu thường trú/ đăng ký tạm trú khi cư trú tại nơi nhập cư đến như khó khăn trong chăm sóc sức khỏe, trong tìm việc làm, trong giải quyết các giấy tờ

pháp lý hay việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục. Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn người nghèo nhập cư thường gặp nhất khi không có giấy đăng ký tạm trú là việc đăng ký cho con cái đi học tại đô thị (42%).

Như vậy, qua những thống kê cụ thể về một số mặt của người nghèo nhập cư tại khu vực Phúc Xá, có thế rút ra một số đặc điểm về nhóm người này như sau: Phần lớn những người nghèo tập trung nhập cư về đây đều là dân nhập cư từ các vùng nông thôn nghèo của các tỉnh khác nhau trên cả nước; những người này có trình độ văn hóa tương đối thấp, hầu hết mới chỉ qua chương trình đào đạo cấp bậc trung học cơ sở và không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Chính từ đặc thù trình độ văn hóa, nghề nghiệp của họ cũng phù hợp với trình độ ấy, điều này khiến cho họ có thu nhập thấp, không ổn định cũng như chỉ có thể kiếm được cho mình những công việc có tính chất nhiều vất vả, khó khăn và nguy cơ đối mặt với rủi ro cao. Gần một nửa số người được hỏi không đăng ký thủ tục tạm trú hay thường trú và nguyên nhân chủ yếu do quá bận rộn, cảm thấy không cần thiết. Chính bởi không đăng ký thủ tục thường trú, tạm trú mà người nghèo nhập cư đã vô hình chung tự tước đi rất nhiều quyền lợi của bản thân mình. Điều này đòi hỏi công tác phổ biến các chính sách đến người dân của chính quyền cần được đẩy mạnh hơn nữa. Cần có những biện pháp tăng cường phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương để không chỉ người nghèo nhập cư mà toàn thể nhân dân đều có thể nắm rõ và thực thi nhằm đảm bảo an sinh xã hội vì mục tiêu công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 47 - 49)