Thực trạng, nhu cầu các điều kiện sống cơ bản (nhà ở, điện, nước sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 49 - 55)

10. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng, nhu cầu trợ giúp trong cuộc sống của ngƣời nghèo nhập

2.2.1. Thực trạng, nhu cầu các điều kiện sống cơ bản (nhà ở, điện, nước sinh

sinh hoạt,…)

Để con người tồn tại, có thể sống, lao động, học tập và phát triển, những điều kiện sống cơ bản luôn là nhu cầu đầu tiên, tối quan trọng cần được đáp ứng đầy đủ. Với những người nghèo nhập cư khu vực phường Phúc Xá cũng không ngoại lệ.

Trước hết là về vấn đề nhà ở.Đối với người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình, có tới hơn một nửa (59,33%) số người được hỏi trả lời họ và gia đình hiện đang sinh sống trong những căn nhà thuê. thuê nhà để ở, 17,33% chỉ sinh sống ở những nhà trọ thuê ngủ đêm, 14,67% ở tại nơi làm việc, còn lại 8,67% sống nhờ tại nhà người thân trên thành phố. Điều đáng quan tâm ở đây, không có ai trong số người nghèo nhập cư được hỏi có nhà riêng để ở. Toàn bộ trong số họ đều ở nhờ, ở trọ trong những ngôi nhà thuê hoặc được nơi làm việc cung cấp chỗ ở. Điều kiện kinh tế, thu nhập không cho phép họ có khả năng chi trả cho việc mua nhà riêng. Hơn thế nữa, những người nghèo nhập cư đến đây đa phần với mục đích tìm kiếm việc làm, tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình ở quê lúc nông nhàn. Do đó, họ không có kế hoạch lâu dài cho tương lai, chấp nhận sống ở nhà trọ, nơi làm việc, ở nhà người thân, thậm chí là thuê những ngôi nhà trọ chỉ với mục đích ngủ đêm để lấy lại sức cho công việc bận rộn, vất vả từ sáng sớm đến đêm khuya.

Bảng 2.4. Thực trạng nhà ở của người nghèo nhập cư Phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội Phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Đặc điểm Phƣơng án trả lời Tần suất Tỷ lệ (%)

Nơi ở hiện nay Nhà trọ ngủ đêm 26 17,33

Nhà thuê 89 59,33 Nơi làm việc 22 14,67 Nhà người thân 13 8,67 Nhà riêng 0 0,00 Khác 0 0,00 Tổng số 150 100,00

Loại hình nhà ở Nhà tầng kiên cố mái bằng 23 15,33

Nhà cấp 4 lợp ngói 34 22,67

Nhà tạm (vách, liếp, tôn…) 93 62,00

Khác 0 0,00

Tổng số 150 100,00

Diện tích nhà ở Chật chội, thiếu diện tích sinh hoạt 83 55,33

Bình thường 58 38,67

Thoải mái 9 6,00

Tổng số 150 100,00

Về loại hình nhà ở, kết quả khảo sát ở cho thấy đa phần (62%) người nghèo nhập cư sinh sống trong những ngôi nhà tạm (vách, liếp, tôn…) tại khu vực ven sông Hồng. Có 22,67% số người tham gia khảo sát trả lời họ và gia đình hiện đang sống trong những ngôi nhà cấp 4 lợp ngói và chỉ có 15,33% còn lại sinh sống trong nhà tần kiên cố, mái bằng. Hầu hết người dân nhập cư tại khu vực này thuê trọ tại khu nhà trọ tạm xung quanh chợ Long Biên, được chủ nhà trọ cơi nới từ những ngôi nhà trọ được xây dựng từ lâu, đã xuống cấp trầm trọng; một số ít chỉ thuê trọ để ngủ đêm thì sống trong những nhà lợp mái ở dưới bãi sông Hồng, tách biệt với khu dân cư.

Về diện tích nhà ở, phụ thuộc vào sự quan tâm và hiểu biết của nhóm đối tượng khảo sát là người nghèo nhập cư nên trong phiếu khảo sát, người nghiên cứu không đưa ra câu hỏi về con số diện tích phòng ở. Mục đích nghiên cứu diện tích phòng ở, người nghiên cứu chuyển đổi sang câu hỏi về mức độ hài lòng của người nghèo nhập cư đối với diện tích nhà ở mà họ và gia đình hiện đang cư trú. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy có tới 55,33% người nghèo nhập cư tại khu vực này cho biết họ và gia đình sinh sống trong những căn phòng chật chội, thiếu diện tích sinh hoạt. Hầu hết những ngôi nhà trọ khu vực này dành cho người thuê ngủ đêm, hoặc được xây dựng từ lâu, thiếu ánh sáng, ẩm thấp, xuống cấp trầm trọng, có giá thuê rẻ hay do rất nhiều người cùng nhau thuê chung một phòng rộng ngủ qua đêm để giảm chi phí.

Một vấn đề đáng quan tâm là hệ thống công trình phụ của các nhà trọ mà những người nhập cư nghèo thuê. Với số tiền cả triệu đồng bỏ ra thuê một phòng ở, tuy nhiên người dân lại không được sử dụng các công trình vệ sinh đảm bảo. Có tới 9% không có nhà vệ sinh, họ phải sử dụng ở chỗ làm hoặc đi tự do ở bãi sông Hồng. Đây là chuyện khó tin trong cuộc sống hiện đại ở một thành phố lớn, nhưng lại là thực tế mà người nghèo nhập cư phải đối mặt.

Biểu 2.1: Thực trạng nhà vệ sinh của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Từ thực trạng trên cho thấy, với mức thu nhập của người nghèo nhập cư tại đô thị họ khó có khả năng tiếp cận với các dịch vụ nhà ở tiện nghi, đảm bảo cho cuộc sống. Họ phải sống trong những khu trọ chật hẹp và thiếu thốn hầu như tất cả tiện nghi thông thường. Nhà ở bị xuống cấp nghiêm trọng và việc xây dựng hoàn toàn không có quy hoạch. Môi trường xã hội nơi họ sinh sống không chỉ ô nhiễm về nguồn nước, không khí mà còn không đảm bảo về an toàn, yếu tố thứ 2 trong tháp nhu cầu của Maslow: đây là khu vực tụ điểm của nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và là nơi hoạt động của các băng nhóm xã hội, thường xuyên xảy ra các vụ ẩu đả, chém giết.

Điện và nước sạch là hai yếu tố vô cùng quan trọng để duy trì cuộc sống. Kết quả khảo sát cho thấy người nghèo nhập cư phường Phúc Xá đều được tiếp cận với điện sinh hoạt và được tiếp cận với điện sinh hoạt ở các mức độ đủ (89,33%), thiếu (10,67%) khác nhau. Về nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày, có tới 46% số người tham gia khảo sát cho rằng lượng nước sách sinh hoạt họ được tiếp cận vẫn thiếu. Cũng theo kết quả khảo sát, vẫn có một bộ phận người nghèo nhập cư phường Phúc Xá chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch (9,33%). 7% 84% 9% Nhà vệ sinh khép kín: 7% Nhà vệ sinh công cộng/ Chung nhau: 84% Không có nhà vệ sinh/ Tự do: 9%

Biểu 2.2: Mức độ đủ điện, nước sinh hoạt của người nghèo nhập cư Phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu, ta có thể thấy rằng: những người không được tiếp cận với nguồn nước sạch ở khu vực này đều là những người nghèo nhập cư sinh sống tạm bợ ở những ngôi nhà xây dựng tạm bợ bằng vách, liếp ven bờ sông Hồng. Họ không chỉ không được tiếp cận hệ thống nước sạch mà cả các điều kiện sống căn bản khác như nhà vệ sinh họ cũng không được đáp ứng.

Tuy rằng người dân nghèo nhập cư troên địa bàn phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội đều được tiếp cận với nguồn điện, nước sinh hoạt. Nhưng theo kết quả phỏng vấn sâu, do là người thuê trọ nên người nghèo nhập cư chủ yếu gặp vấn đề với giá điện, nước sinh hoạt quá cao.. Giá điện, nước sinh hoạt họ phải trả là giá do chủ nhà trọ kinh doanh đã tăng giá lên rất nhiều so với giá điện nhà nước quy định. “Những khu nhà trọ dành cho người lao động nghèo nhập cư ở đây được xây dựng tạm bợ, xuống cấp, thiếu tiện nghi nhưng giá thuê nhà cũng đã ở mức giá 1.000.000/ phòng khoảng 12m2, tiền điện lên tới 4.000 đồng/ số, nước sinh hoạt được tính theo khối (khoảng 15.000đ/ khối) hoặc tính theo bình quân đầu người sử dụng (khoảng 70.000- 90.000đ/ người/ tháng), chưa kể những chi phí phát sinh khác” (Nam, 41 tuổi, làm nghề kéo

89.33 16 0 44.67 46 9.33 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Đủ Thiếu Không có Điện Nước sạch

xe thuê, nhập cư đến phường Phúc Xá 2 năm). Những người nhập cư chịu rất nhiều thiệt thòi so với người dân bản xứ và người có hộ khẩu tại Hà Nội. Theo kết quả phỏng vấn sâu người nghèo nhập cư tại địa bàn nghiên cứu: “hệ thống nước sinh hoạt tuy có đầy đủ nhưng không đảm bảo vệ sinh; nước có màu và mùi lạ khiến cho việc sinh hoạt, nấu ăn không được đảm bảo” (Nữ, 34 tuổi, bán hoa quả tại chợ Long Biên, nhập cư đến phường Phúc Xá 6 năm)

Khi đươc hỏi về mong muốn được hỗ trợ trong tiếp cận các dịch vụ về điều kiện sống căn bản như nhả ở, điện nước sinh hoạt, câu trả lời của những người nghèo nhập cư phân bố đều ở các phương án.

Biểu 2.3: Mong muốn hỗ trợ trong tiếp cận dịch vụ nhà ở, điện, nước sinh hoạt của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy hình thức hỗ trợ nhóm người nghèo nhập cư mong muốn nhận được nhằm nâng cao hiệu quả các dịch vụ nhà ở, điện nước phân bố rải rác ở nhiều phương án khác nhau mà không tập trung ở một hay một vài phương án nào cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy mong muốn được hỗ trợ cung cấp thông tin và mong muốn được kết nối với các nguồn lực là những nhu cầu nổi bật và khả thi hơn cả.

Hình thức hỗ trợ được mong muốn nhiều nhất là được kết nối với các nguồn lực hỗ trợ (chiếm 28,67%). Có thể lý giải điều này như sau: thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, rất nhiều tổ chức, cá nhân

27,33

22,67% 28,67%

21,33%

Cung cấp thông tin Hỗ trợ cho vay tiền

Kết nối với nguồn lực hỗ trợ Khác

quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động từ thiện, đóng góp cho xã hội. Ở một thành phố phát triển như Hà Nội thì nhóm người nghèo nhập cư khu vực Phúc Xá nói riêng, người nghèo sinh sống trên các bãi bồi sông Hồng nói chung là nằm trong số những nhóm nhận được sự quan tâm lớn từ các cá nhân, tổ chức từ thiện. Người nghèo nhập cư nơi đây đã quen với những hoạt động từ thiện, những đợt hỗ trợ bằng hiện vật đến từ các cơ quan, tổ chức hay các cá nhân có lòng hảo tâm. Vì thế, họ mong muốn được kết nối nhiều hơn đến với những nguồn lực hỗ trợ.Bên cạnh đó, hình thức hỗ trợ người nghèo nhập cư nơi đây mong muốn thứ hai đó là được cung cấp thông tin. Có thể nhận thấy việc thiếu hụt thông tin của người nghèo nhập cư về các dịch vụ nhà ở, điện nước là một vấn đề đáng bàn. Công việc mưu sinh bận rộn, không có thời gian và sự quan tâm dành cho việc tiếp cận thông tin, kết hợp với mối quan hệ xã hội ít, vốn xã hội nghèo nàn, người nghèo nhập cư đang thiếu hụt trầm trọng các thông tin về dịch vụ nhà ở, điện nước tại nơi nhập cư đến. Toàn bộ thông tin họ có được đa phần đều từ phía chủ nhà cho thuê trọ. Do vậy, thông tin bị sai lệch, thiếu hụt là chuyện thường gặp đối với những thông tin mà người nghèo nhập cư nhận được. Từ việc thiếu hụt thông tin, chất lượng tiếp cận dịch vụ nhà ở, điện nước sinh hoạt của người nghèo nhập cư cũng ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt là vấn đề nhà ở.Để tăng cường chất lượng tiếp cận dịch vụ nhà ở, điện nước, bên cạnh mong muốn hỗ trợ trong cung cấp thông tin, hỗ trợ kết nối với các nguồn lực hỗ trợ thì người nghèo nhập cư còn mong muốn được hỗ trợ cho vay tiền mua nhà và một số những hình thức hỗ trợ khác như mong muốn được cung cấp nhà trọ giá rẻ, mong muốn các cấp có thẩm quyền đảm bảo chất lượng nguồn nước, mong muốn được tạo điều kiện cho tiếp cận với mức giá điện nước ưu đãi dành cho người nghèo nhập cư…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 49 - 55)