Về trình độ văn hóa/chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 40 - 41)

10. Kết cấu của đề tài

2.1. Thực trạng đời sống xã hội của ngƣời nghèo nhập cƣ khu vực

2.1.2. Về trình độ văn hóa/chuyên môn

Trong số150 người nghèo nhập cư tham gia trả lời khảo sát, chỉ có 2 người (chiếm tỉ lệ 1,33%) có trình độ chuyên môn Cao đẳng/ Đại học mà toàn bộ trong số đó đều chỉ dừng lại ở trình độ Cao đẳng; chỉ có 8 người (5,33%) số người được phỏng vấn có trình độ chuyên môn Trung cấp (Bảng 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm nhập cư của người nghèo nhập cưphường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội). Những người này tuy trình độ chuyên môn nhưng vì nhiều lý do khác nhau như tiêu cực trong tìm việc làm, hay chính họ tuy có bằng cấp chuyên môn nhưng việc vận dụng chuyên môn vào thực tế còn yếu nên những người này gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, họ không có được công việc phù hợp. Bên cạnh đó, điều kiện xuất thân nghèo khó, nhiều khó khăn như thiếu đất canh tác, thiếu vốn xã hội, ... khiến họ lúng túng trong việc tìm kế mưu sinh. Họ nhập cư đến phường Phúc Xá với mục đích tìm một công việc mưu sinh dù là công việc lao động phổ thông nặng nhọc.

Số lượng người có trình độ văn hóa hết cấp 2 chiếm số đông nhất: 75 người (chiếm 50%). Còn lại là những người có trình độ học vấn rải rác ở các

cấp 1, cấp 3 và biết đọc/ viết. Bản thân họ sinh ra và lớn lên ở các vùng nông thôn nghèo, kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện cho việc học hành đầy đủ, nghề nghiệp chính là nông nghiệp cha truyền con nối với kỹ thuật lạc hậu. Khi theo học, họ gặp phải nhiều khó khăn về kinh tế và cả nhận thức của gia đình, xã hội về vai trò của việc học tập cũng chưa cao.

Bên cạnh đó, có 9,33% số người được khảo sát chỉ dừng lại ở mức biết đọc/ viết. Con số này tập trung ở những người lao động nghèo cao tuổi. Họ sinh ra trong thời kỳ đất nước còn khó khăn, kinh tế yếu kém, việc học tập đối với họ chỉ nhằm mục đích xóa mù chữ.

Chúng ta thấy rằng số lượng người có trình độ Sau Đại học và số lượng người không biết đọc/ viết ở nhóm người nghèo nhập cư đều bằng 0. Với hiệu quả các chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, nhà nước đã cơ bản thành công trong công cuộc xóa mù chữ cho người nghèo. Bên cạnh đó, với điều kiện, hoàn cảnh của những người nghèo nhập cư này, việc theo học đã gặp nhiều trở ngại thì việc có thể theo học ở các bậc cao lại là một điều vô cùng khó khăn.Những người nghèo nhập cư vào phường Phúc Xá tuy đều đã được tiếp cận các chương trình, các dịch vụ về giáo dục ở một mức độ nào đó nhưng trình độ học vấn/ chuyên môn không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)