Thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 55 - 66)

10. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe

2.2. Thực trạng, nhu cầu trợ giúp trong cuộc sống của ngƣời nghèo nhập

2.2.2.Thực trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe

Y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những khía cạnh quan trọng nhất đối với con người. Ở Hà Nội, tỷ lệ người nhập cư so với người bản xứ đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi ốm đau là 53,9%/ 65,1%. Người nhập cư thường phải trả tiền cho các dịch vụ sử dụng với mức chi phí khá cao. Họ

thường không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cho nên việc sử dụng các dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, tốn kém. Bên cạnh đó, những chương trình y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường ít khi đề cập đến hay hướng đến đối tượng là người dân nhập cư, thậm chí bỏ qua người lao động nhập cư do vị thế không chính thức của họ về mặt pháp lý tại nơi nhập cư đến.

Bảng 2.5: Thực trạng tiếp cận dịch vụ y tếcủa người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Nội dung Phương án trả lời Tần

suất

Tỷ lệ Kiểm tra sức khỏe

định kỳ

Có đi kiểm tra 14 9,33

Chỉ đi khi bệnh rất nặng 97 64,67 Không đi kể cả bệnh rất nặng 17 11,33

Khác 22 14,67

Tổng số 150 100,00

Lý do không đi kiểm tra sức khỏe kể cả bệnh rất nặng

Không có tiền 5 29,41

Không biết khám ở đâu 0 0,00

Không muốn nghỉ làm để đi 8 47,06 Không có phương tiện đi lại 0 0,00 Nhân viên y tế không công bằng, tôn

trọng 4 23,53 Khác 0 0,00 Tổng số 17 100,00 Mong muốn hỗ trợ trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Cung cấp thông tin 43 28,67

Miễn giảm chi phí khám chữa bệnh 47 31,33 Tư vấn chăm sóc sức khỏe 33 22,00 Được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế,

Bảo hiểm thân thể

27 18,00

Khác 0 0,00

Tổng 150 100,00

Hầu hết những gia đình thường xuyên đi khám sức khỏe là những gia đình có con nhỏ, cần phải khám bệnh thường xuyên. Bản thân người lớn rất ít khi đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh khi có vấn đề về sức khỏe hay tham gia vào việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhiều người còn quan niệm rằng: khám là ra bệnh, mà ra bệnh lại phải tốn kém tiền thuốc thang chữa trị, trong khi thu nhập không đủ để trang trải cuộc sống hàng ngày. Dù đây là suy nghĩ mang tính chất tiểu nông, chưa nhìn thấy được cái sâu xa, nhưng nó phản ánh một thực tế mà người nghèo nhập cư đang phải đối mặt.

Theo kết quả thực tế phỏng vấn sâu, với những người trả lời có đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, trung bình một năm một người trong gia đình đi khám chữa bệnh từ 1 đến 2 lần, có thể nhiều hơn đối với trẻ nhỏ. Số tiền mà họ dùng chi trả cho khám chữa bệnh 1 năm là khoảng 1.000.000 đến 2.000.000 đồng/ người/ năm. Trong gia đình số nhân khẩu càng đông thì tỷ lệ chi trả cho khám chữa bệnh càng nhiều. Hầu hết những người dân cho biết, chỉ đối với những bệnh quá nặng, không thể tự mua thuốc tự chữa trị, buộc phải điều trị thì họ mới tới khám chữa bệnh ở các dịch vụ y tế. Điều này có thể mang lại cái lợi kinh tế trước mắt nhưng để lại những hậu quả lâu dài về sức khỏe. Và việc ốm đau, sức khỏe yếu, không có sức lao động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của người nghèo nhập cư.

Cũng qua kết quả phỏng vấn sâu, qua việc tiếp xúc và trò chuyện với người dân nhập cư nghèo tại địa phương, người nghiên cứu nhận thấy rằng: hầu hết những người dân nhập cư trong khu vực này đều rất hạn chế kiến thức về chăm sóc sức khỏe, các bệnh lây truyền và truyền nhiễm thông thường. Do không có hiểu biết nên họ rất chủ quan trong việc phòng chống bệnh khi có dịch hoặc khi trong gia đình có người mắc phải. Họ là đối tượng thiếu thông tin nên việc hiểu biết về cách chăm sóc sức khoẻ, phòng chống các bệnh truyền nhiễm… rất hạn chế. Như vậy có thể thấy, việc tiếp cận của người dân nghèo nhập cư với các dịch vụ y tế còn rất nhiều hạn chế. So với những người có hộ khẩu tại thành phố, họ chịu thiệt thòi hơn rất nhiều.

Nguyên nhân người nghèo nhập cư không đi kiểm tra sức khỏe định kỳ kể cả khi có bệnh xuất phát từ nhiều lý do và đa phần đều là những lý do liên quan đến kinh tế. Cụ thể là họ không muốn nghỉ làm để đi; không có tiền. Bên cạnh đó, cũng có những lý do như: họ cảm thấy không được đối xử, phục vụ công bằng từ các nhân viên y tế. Điều này xuất phát từ mặt trái của việc khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế. Ở một số cơ sở y tế, xuất hiện sự phân biệt, đối xử không công bằng giữa bệnh nhân khám chữa bệnh theo diện có Bảo hiểm y tế với đối tượng bệnh nhân khám chữa bệnh tự nguyện.

Khi được hỏi về mong muốn được hỗ trợ trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhìn chung lựa chọn của những người tham gia khảo sát phân bố tương đối đồng đều ở các phương án. Mong muốn được lựa chọn nhiều nhất là được miễn giảm chi phí khám chữa bệnh (31,33%). Phương án được lựa chọn nhiều thứ hai là mong muốn được cung cấp thông tin với tỷ lệ 28,67%. Các thông tin ở đây có thể là thông tin về các dịch vụ khám chữa bệnh, thông tin về địa chỉ các cơ sở khám chữa bệnh hay thông tin kiến thức về cách phòng tránh, chữa trị các bệnh thường gặp đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ… Với những người nghèo nhập cư không có điều kiện về kinh tế và thời gian đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh thường xuyên, thông tin về các kiến thức thường thức trong chăm sóc sức khỏe giúp ích rất nhiều cho họ. Còn lại là những lựa chọn mong muốn hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe (22%) và mong muốn hỗ trợ trong cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể (18%). Trong khi Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể thể hiện vai trò quan trọng trong hỗ trợ người dân khám chữa bệnh, tăng cường an sinh xã hội thì người nghèo nhập cư phường Phúc Xá lại rất ít người có mong muốn được hỗ trợ cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể. Điều này được người nghèo nhập cư lý giải rằng: việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh của họ bị hạn chế bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, khi khám chữa bệnh bằng thẻ Bảo hiểm y tế, họ bị đối xử phân biệt, không được tôn trọng từ chính nhân viên y tế. Chính điều này lại gây ra phiền toái cho người nghèo nhập cư khám chữa bệnh như: họ mất thời gian hơn, một số tiêu cực trong khám chữa bệnh phát

sinh (đưa phong bì cho cán bộ y tế, chất lượng dịch vụ y tế và thuốc điều trị kém,…). Do vậy, không ít trong số người dân nói chung, người nghèo nhập cư nói riêng không còn tha thiết mong muốn được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thân thể nữa.

Việc đảm bảo về sức khỏe là tiền đề cho việc thực hiện một cách tốt nhất các hoạt động trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, đối với nhóm người nghèo nhập cư tại đô thị, cụ thể ở đây là phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội, hầu hết rất hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh. Và nhu cầu của người nghèo nhập cư để có thể tiếp cận các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh chủ yếu là miễn giảm chi phí khám chữa bệnh, được tư vấn khám chữa bệnh hay được cung cấp thông tin có liên quan.

Kết quả phỏng vấn sâu cán bộ chính quyền địa phương cho biết: “UBND phường Phúc Xá đã tổ chức một số hoạt động, mô hình hỗ trợ cho người dân tiếp cận với các vấn đề về y tế và chăm sóc sức khỏe như: Tổ chức tập huấn xây dựng “Làng văn hoá sức khoẻ” cho các Ban ngành, đoàn thể của phường, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, cụm dân cư và cộng tác viên. Trong buổi tập huấn, các bác sĩ đã truyền đạt những tiêu chí cơ bản về Làng văn hoá sức khoẻ, thực hiện nếp sống vệ sinh phòng dịch và giữ gìn sức khoẻ trong cộng đồng dân cư, vận động người dân tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh. Tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi, các hoạt động văn hoá nghệ thuật quần chúng về đề tài chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Vận động người dân tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV… tích cực phấn đấu để công tác xây dựng gia đình văn hoá, khu phố văn hoá và khu dân cư tiên tiến đạt các tiêu chí về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Bên cạnh đó, quận Ba Đình cũng đã triển khai thực hiện mô hình “Cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS cho người nhập cư” tại Hà Nội. Mô hình nhận được sự tham gia của các chủ trọ, đặc biệt có 20 chủ nhà trọ tham gia nhiệt tình trong việc tuyên truyền về SKSS/KHHGĐ cho người ở trọ. Nhiều chị em thấy tin tưởng và phấn khởi vì được quan tâm đến sức khỏe, thậm chí còn

được giới thiệu cả việc làm. Những người nhập cư cả gia đình đã tự nguyện, không sinh con thứ 3, mô hình đã phát card (thẻ giới thiệu về hoạt động của mô hình và địa chỉ hỗ trợ SKSS cho người nhập cư), đang làm cẩm nang (kiến thức về SKSS, xã hội, pháp luật...) và sổ y bạ cho người nhập cư. Để giúp việc tuyên truyền hiệu quả, mô hình mua và cấp phát Báo Gia đình& Xã hội và một số đầu báo khác cho 20 nhà trọ điểm trên địa bàn để người dân đọc và tiếp cận nhiều thông tin phục vụ cho cuộc sống và sức khỏe của mình” (Nam, 42 tuổi, cán bộ chính quyền địa phương phường Phúc Xá)

Tuy nhiên, những nỗ lực của chính quyền địa phương cũng chỉ đóng góp được phần nào trong việc hỗ trợ người nghèo nhập cư tiếp cận với các dịch vụ y tế. Vấn đề này cần được sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện không chỉ của các cơ quan, tổ chức mà cả của chính bản thân người nghèo nhập cư. Có như vậy, việc tăng cường khả năng tiếp cận với các thông tin dịch vụ y tế và tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm người nghèo nhập cư mới thực sự đạt được hiệu quả.

2.3. Thực trạng, nhu cầu học tập, giáo dục

Như chúng ta đã biết, việc học tập trong xã hội hiện đại đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó gần như trở thành một hành trang, một nội dung đầu tư, một tài sản riêng mà mỗi cá nhân tích lũy cho mình để phát triển bản thân. Học tập mang lại kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như những hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, là nền tảng cho công việc và nghề nghiệp sau này, cũng là cái vốn đề mỗi người có thể tìm cho mình một công việc phù hợp. Như vậy học vấn có mối liên hệ mật thiết với việc làm và khả năng tăng thu nhập cho mỗi cá nhân, gia đình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và là một yếu tố quan trọng góp phần giảm nguy cơ đói nghèo.

Như đã trình bày trong đặc điểm của những người nghèo di cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội thì trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của những những người lao động nghèo nhập cư trên địa bàn đa số mới chỉ hết cấp bậc THCS hoặc PTTH, một số ít có trình độ Trung cấp/ Đại học/ Cao đẳng nhưng tỷ lệ này không đáng kể và chủ yếu chỉ dừng lại ở Cao đẳng, khiến cho họ khó tiếp cận được công việc có thu nhập cao và ổn định.

Trong thời gian nhập cư ở Hà Nội, chỉ có 16,67% số người được khảo sát cho biết từng được tham gia bất kỳ khóa học tập, đào tạo, tập huấn. 83,33% còn lại cho rằng họ không được tham gia bất kỳ khóa tập huấn, học tập, đào tạo nào. Điều này cho thấy việc tiếp cận với giáo dục của người nghèo nhập cư là một khó khăn. Mặc dù không có mục đích học tập đề có bằng cấp nhưng với xu thế hiện đại hóa, những công nghệ, kiến thức mới thường xuyên được cập nhật thì việc đứng ngoài các khóa học tập, đào tạo, tập huấn của nhóm người nghèo nhập cư này là một vấn đề đáng ngại. Những người nghèo nhập cư nơi đây có đặc điểm chung là xuất thân ở những miền quê khó khăn, có trình độ văn hóa thấp, không được đào tạo chuyên môn. Họ bị thiếu rất nhiều kiến thức dù là thường thức hàng ngày hay những kỹ năng trong cuộc sống. Chính điều này lại tác động ngược trở lại, đe dọa cuộc sống của họ. Trong khi đó, cơ hội được tham gia những khóa tập huấn, đào tạo, học tập ở nơi nhập cư đến của những người nghèo này hầu như không có. Từ thực trạng này, ta có thể thấy cuộc sống người nghèo nhập cư bị thiệt thòi rất nhiều, nhất là trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bảng 2.6: Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Nội dung Lựa chọn Tần

suất

Tỉ lệ

Tham gia tập huấn/ đào tạo ở nơi nhập cư Được học, tập huấn 25 16,67 Không 125 83,33 Tổng 150 100,00 Lý do không tham gia bất kỳ khóa tập huấn/ đào tạo nào nơi nhập cư

Không có ai tổ chức 12 9,60

Không nghỉ việc để tham gia 35 28,00

Không có tiền học 19 15,20

Không có thông tin về các khóa tập huấn/

đào tạo 34 27,20

Không quan tâm

25 20,00 Khác

0 0,00

Tổng số 125 100,00

Khi được hỏi về những nguyên nhân khiến người nghèo nhập cư không tham gia các khóa học tập/ đào tạo/ tập huấn bất kỳ nào tại nơi nhập cư đến, hai nguyên nhân được nhóm người này lựa chọn nhiều nhất đó là nguyên nhân do người nghèo nhập cư không muốn nghỉ việc để tham gia các khóa học tập (28%) và nguyên nhân người nghèo nhập cư không có thông tin về các khóa học tập tại nơi nhập cư (27,2%). Có thể thấy, một trong hai nguyên nhân lớn nhất khiến người nghèo nhập cư không được tham gia bất kỳ khóa học tập nào ở phường Phúc Xá chính là việc thiếu hụt thông tin dịch vụ xã hội. Với đặc trưng người nhập cư nghèo, sinh sống và làm việc tại nơi đây chủ yếu với mục đích cải thiện kinh tế, người nghèo nhập cư bị thiếu hụt rất nhiều thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có các dịch vụ về giáo dục, các khóa học tập nâng cao hiểu biết, kỹ năng trong cuộc sống.

Bảng 2.7: Thực trạng học tập của con/ em hộ nghèo nhập cư Phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội Phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Đặc điểm Nội dung Tần

suất Tỷ lệ (%) Con/em có đi học ở nơi nhập cƣ không? Có 19 79,17 Không 5 20,83 Tổng 24 100,00

Học ở đâu Trường học công lập 10 52,63

Trường học tư thục 6 31,58 Lớp học do cá nhân/ tổ chức từ thiện 3 15,79 Khác 0 0,00 Tổng 19 100,00 Chính sách, chƣơng trình đợc ƣu tiên/ hỗ trợ trong giáo Không được hỗ trợ/ trợ cấp gì 7 36,84 Miễn giảm học phí 12 63,16 Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm 0 0,00 Cho vay vốn ưu đãi học tập 0 0,00

dục Khác 0 0,00

Tổng 19 100,00

Mong muốn hỗ trợ trong tiếp

cận giáo dục

Cung cấp thông tin 9 37,50

Miễn giảm học phí 9 37,50

Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để học 6 25,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 55 - 66)