Một số lý thuyết đƣợc vận dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 33)

10. Kết cấu của đề tài

1.2. Một số lý thuyết đƣợc vận dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Thuyết Nhu cầu của Maslow

Học thuyết Nhu cầu được nhà khoa học xã hội nổi tiếng Maslow xây dựng vào những năm 1950. Lý thuyết nhằm giải thích những nhu cầu của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý thuyết của Maslow đề cập đến nhu cầu của con người thông qua một hệ thống theo bậc thang năm nhu cầu từ thấp đến cao, gồm:

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn về tình dục. Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa thỏa mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiếp tục. Đây là những nhu cầu cơ bản của con người nói chung, nhóm người nghèo nhập cư nói riêng. Đặc biệt, với nhóm người nhập cư nghèo ở các thành phố lớn, việc đảm bảo nhu cầu ăn uống, nhà ở, sưởi ấm và thỏa mãn tình dục vẫn bị đe dọa và với một số trường hợp còn chưa được thỏa mãn.

Nhu cầu về an toàn/ an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, tiền đề cho các nhu cầu về an toàn. Nhóm người nghèo nhập cư ở các thành phố lớn được xếp vào nhóm người yếu thế với nhiều rủi ro trong lao động, môi trường, nghề nghiệp, ở và đi lại.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận: Nhu cầu này bắt nguồn từ tình cảm của con người, lo sợ bị cô đơn và mong muốn được hòa nhập. Với nhóm người nghèo nhập cư, bên cạnh những nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn vẫn bị đe dọa thì nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận cũng chưa được đáp ứng đúng mực. Nngười nghèo nhập cư yếu thế, không có lợi thế về trình độ, học vấn, công việc, thu nhập… họ gặp khó khăn trong tiếp cận và thỏa mãn nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận.

Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này thể hiện hai khía cạnh trong mối quan hệ: lòng tự trọng và được người khác tôn trọng. Việc đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu này đối với nhóm người nghèo nhập cư ở đô thị là một vấn đề đặt ra. Trong khi các nhu cầu ở bậc thấp vẫn còn bị đe dọa, người nghèo nhập cư gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thỏa mãn những nhu cầu ở bậc cao hơn.

Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong bậc thang nhu cầu. Bao gồm nhu cầu về nhận thức, thẩm mỹ, nhu cầu thực hiện mục đích bằng khả năng cá nhân. Với những nỗ lực trong việc thỏa mãn các nhu cầu ở cấp thấp hơn, việc thỏa mãn nhu cầu phát huy bản ngã của người nghèo nhập cư cũng cần đến những nỗ lực dài hơi của chính bản thân nhóm người này và toàn xã hội.[5]

Vận dụng thuyết Nhu cầu của Maslow vào nghiên cứu giúp xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại. Đối với người nghèo nhập cư là những nhu cầu sinh lý cơ bản nhất như nhà ở, sức khỏe, vệ sinh… là tiền đề cho việc thỏa mãn những nhu cầu cao hơn. Qua đó đánh giá được thực tế thỏa mãn nhu cầu của họ, khả năng tiếp cận thông tin các dịch vụ cần thiết, những yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội của họ. Đồng thời giúp cho họ xác định được những mục tiêu, hoạt động thay đổi và nâng cao khả năng của họ trong việc thỏa mãn các nhu cầu. Cụ thể là giúp họ xác định hành động để tiếp nhận đầy đủ, chính xác các thông tin dịch vụ xã hội nơi nhập cư nhằm nâng cao chất lượng sống của nhóm người nghèo nhập cư.

1.2.2. Lý thuyết Hệ thống

Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Bertalanffy sinh ngày 19/09/1901 tại Vienna và mất 12/06/1972 tại New York- Mĩ. Ông là một nhà sinh học nổi tiếng.Lý thuyết của ông là một lý thuyết sinh học cho rằng “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ

hơn.Lý thuyết này được áp dụng đối với các hệ thống xã hội cũng như những hệ thống sinh học.Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác như Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980)… nghiên cứu và phát triển.

Hệ thống: Có nhiều khái niệm về hệ thống khác nhau như: “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất”. Hay: “Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một bộ phận của hệ thống lớn hơn.[5]

Việc vận dụng lý thuyết Hệ thống vào đề tài nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội và việc tiếp nhận thông tin về các dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư tại đô thị. Mỗi cá nhân đều là một tiểu hệ thống nằm trong những hệ thống khác nhau.Sự tồn tại và phát triển của các cá nhân cũng vì thế mà chịu tác động bởi rất nhiều các hệ thống.Việc vận dụng lý thuyết Hệ thống tạo cái nhìn tổng quan và chuẩn xác nhất về sự tác động qua lại của các hệ thống.Từ đó có xác định được đúng hướng cho việc nghiên cứu mô hình Công tác xã hội nhóm hỗ trợ người nghèo nhập cư thành phố Hà Nội tiếp cận đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về các dịch vụ xã hội nơi họ nhập cư.

1.2.3. Lý thuyết Thay đổi xã hội

Lý thuyết Thay đổi xã hội được nhiều học giả nghiên cứu. Có thể kể đến những đóng góp của học giả Karl Marx, Charles Darwin's, Hermann Strasser, Susan C. Randall, Kingsley Davis,…

Lý thuyết cho rằng: Thay đổi xã hội là một hiển nhiên của hiện thực xã hội, là một quá trình lịch sử lâu dài. Thay đổi có thể từ mức độ không rõ ràng hoặc dễ dàng quan sát; việc thay đổi có thể dẫn đến ảnh hưởng theo chiều hướng phát triển hoặc không; thay đổi xã hội diễn ra mọi nơi và mọi lúc.

Thay đổi ở tất cả các cấp độ từ cá nhân đến nhóm, và toàn thể xã hội: từ các yếu tố liên quan đến cá nhân như tâm lý, hành vi,… đến những thay đổi từ

bên trong cấu trúc xã hội, thay đổi trong văn hóa, quy tắc ứng xử, các tổ chức xã hội, các hệ thống giá trị…Thay đổi xã hội diễn ra ở bốn cấp độ: Cấp độ đầu tiên (mức độ cá nhân) có thể là thay đổi tâm lý hoặc khung hành vi. Cấp độ thứ hai (tương tác giữa các cá nhân) nó bao gồm các "quan điểm hành vi", nhân cách, tương tác giữa các cá nhân với nhau. Cấp độ thứ ba: thay đổi xã hội diễn ra ở các nhóm xã hội. Cấp độ thứ tư: thay đổi xã hội diễn ra ở cấp độ hệ thống văn hóa.

Nguyên nhân của thay đổi xã hội không chỉ bởi một yếu tố đơn lẻ. Thay đổi xã hội là kết quả của sự tác động đồng bộ, tương quan hay đồng nhất của rất nhiều yếu tố khác nhau.Thay đổi xã hội ảnh hưởng bởi sự tương tác của nhiều yếu tố xã hội và phi xã hội.Đó không chỉ là sự xuất hiện và sự kết hợp của các yếu tố này trong một tình huống nhất định tại một thời điểm nào đó sẽ đem lại sự thay đổi xã hội.Thay đổi xã hội gắn bó chặt chẽ với những thay đổi văn hóa và trình độ phát triển của khoa học công nghệ.[22]

Việc vận dụng lý thuyết Thay đổi xã hội vào đề tài nghiên cứu giúp ta nhìn nhận chính xác và khách quan nhất về những thay đổi ở các cấp độ khác nhau có ảnh hưởng đến người nghèo nhập cư. Những thay đổi ở cả cấp độ cá nhân người nghèo nhập cư, và ở cấp độ các mối quan hệ tương tác, các nhóm người nghèo nhập cư tham gia ở môi trường nơi nhập cư đến… Những thay đổi đó chịu tác động bởi những yếu tố nào?yếu tố nào là chủ yếu? có thể tác động vào yếu tố nào để có những thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn? Qua đó, đánh giá, kết luận chính xác nhất về thay đổi cũng như những yếu tố tác động đến những thay đổi của người nghèo nhập cư, những yếu tố tác động; đặc biệt là những thay đổi của người nghèo nhập cư trong việc tiếp cận thông tin về dịch vụ xã hội ở nơi nhập cư đến có gì thay đổi so với nơi đi. Trên cơ sở đó, thử nghiệm mô hình phù hợp nhằm hỗ trợ người nghèo nhập cư tăng cường khả năng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội, hướng đến tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người này. Bên cạnh đó, việc vận dụng lý thuyết Thay đổi xã hội cũng giúp người nghiên cứu xác định được đúng hướng cho việc nghiên cứu mô hình Công tác xã hội nhóm hỗ trợ

người nghèo nhập cư thành phố Hà Nội tiếp cận đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về các dịch vụ xã hội nơi họ nhập cư.

1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu (Phường Phúc Xá- quận Ba Đình- Hà Nội)

Phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình– thành phố Hà Nội, với diện tích 0,92 km2. Dân số là 15767 người với mật độ 17138/ km2

.

“Một xóm dân cư mới hình thành trên đất bãi ngoài sông Hồng phía dưới gầm cầu Long Biên từ đầu thế kỷ XX. Đây là phạm vi của phường Phúc Xá cũ và của phường Cơ Xá từ nhiều thế kỷ trước; cũng gọi là Phúc Xá mới. Nay thuộc phường Phúc Tân quận Hoàn Kiếm”

Phường Phúc Xá hiện nay bao gồm: phường An Xá, đường Cơ Xá, đường Hồng Hà, phố Nghĩa Dũng, phố Phúc Xá, phố Tân Ấp, đường Yên Phụ. Trong đó có chợ Long Biên trên địa bàn phường Phúc Xá là chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc.

Chợ Long Biên có diện tích 27.148m2, trong đó diện tích phần chợ cũ là 21.870m2, diện tích bến xe tải, xe khách cạnh chợ 5.278m2

được bố trí chợ nông sản thực phẩm đêm. Tổng số hộ kinh doanh tại chợ là 1.087 hộ, trong đó ngành hàng hoa quả chiếm tỷ lệ 38%, rau củ quả chiếm 39%. Đây là chợ đầu mối hoa quả lớn của thành phố, cung cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Hà Nội cũng như các tỉnh miền Bắc. Ngoài ra, chợ còn là đầu mối hàng nông sản thực phẩm. Với đặc thù hoạt động 24/24 giờ, lưu lượng hàng hoa quả, rau củ quả... qua chợ đạt khoảng 300 tấn; vào các ngày Rằm và Mồng Một lưu lượng thường tăng gấp đôi. Vì vậy, hằng ngày có hàng trăm xe trọng tải lớn đưa hoa quả thực phẩm từ các tỉnh đến những hộ kinh doanh trong chợ. Cũng từ chợ này, hàng ngày có hàng nghìn xe thô sơ, xe trọng tải nhỏ chuyển hoa quả đi các nơi trong thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận, chưa kể đến hàng nghìn người buôn bán nhỏ đến mua các sản phẩm hoa quả tại chợ.

Khu vực cầu Long Biên và chợ đầu mối Long Biên là khu vực tập trung gần 2000 lao động từ ngoại thành và các tỉnh thành trên khắp cả nước về buôn bán làm ăn. Điều này đặt ra một vấn đề trong công tác của các cơ quan ban ngành và các cấp chính quyền.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, đề tài đã tập trung đề cập đến hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến người nghèo nhập cư tại đô thị cũng như khái niệm, đặc trưng của phương pháp Công tác xã hội nhóm … cùng với hệ thống các lý thuyết có liên quan đến đề tài như thuyết Nhu cầu của của Maslow, thuyết Hệ thống, thuyết Thay đổi xã hội.

Qua nội dung chương 1, người nghiên cứu làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu để từ đó có xác định hướng đi đúng đắn cho nghiên cứu.

Như vậy, với việc phân tích cơ sở lý luận về CTXH nhóm trong trợ giúp người nghèo nhập cư tại đô thị, những yếu vấn đề có liên quan đến CTXH trong hỗ trợ nhóm người này chúng ta sẽ có cơ sở để tiến hành điều tra, phân tích, đánh giá và thử nghiệm nhằm Trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố Hà Nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp Công tác xã hội nhóm mà địa bàn nghiên cứu là phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TRỢ GIÚP NGƢỜI NGHÈO NHẬP CƢ PHƢỜNG PHÚC XÁ- BA ĐÌNH- HÀ NỘI TIẾP CẬN THÔNG TIN

DỊCH VỤ XÃ HỘI.

2.1.Thực trạng đời sống xã hội của ngƣời nghèo nhập cƣ khu vực phƣờng Phúc Xá- quận Ba Đình- thành phố Hà Nội phƣờng Phúc Xá- quận Ba Đình- thành phố Hà Nội

Qua thực tế khảo sát và những thông tin thu thập được với quy mô nghiên cứu trên 150 người nghèo di cư trên địa bàn phường Phúc Xá- quận Ba Đình- thành phố Hà Nội, có thể thấy rõ một cách tổng quan nhất đời sống xã hội của nhóm người nghèo nhập cư về độ tuổi, công việc, thu nhập bình quân từ những công việc sau khi nhập cư, lịch sử và đặc điểm nhập cư, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cũng như về việc đăng ký Hộ khẩu/ Đăng ký tạm trú. Từ những đặc điểm này ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn về thực trạng và nhu cầu tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội cũng như việc triển khai các hoạt động hỗ trợ nhóm người này tăng khả năng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội trên địa bàn điển cứu phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.

2.1.1. Về độ tuổi

Kết quả khảo sát với 150 người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nộicho thấy độ tuổi của người nghèo nhập cư ở đây tập trung phần lớn ở độ tuổi từ 16 đến 55 tuổi (70,92%)- độ tuổi lao động. Số còn lại thuộc độ tuổi dưới 16 tuổi (12,24%) và độ tuổi trên 55 tuổi (16,84%) (Bảng 2.1). Khu vực phường Phúc Xá với chợ đầu mối Long Biên là nơi tập trung số lượng rất lớn lao động nhập cư về đây. Bên cạnh đó, công việc người lao động có thể tìm được ở đây chủ yếu là những công việc nặng nhọc, yêu cầu nhiều sức lực của những người lao động. Do vậy, số lượng người trong độ tuổi lao động tập trung về nơi đây vượt trội hơn hẳn những người ngoài độ tuổi lao động. Những người ngoài độ tuổi lao động (dưới 16 tuổi và trên 55 tuổi) sinh sống ở đây cũng thuộc hai nhóm chính đó là nhập cư cùng người thân hoặc nhập cư vì mục đích lao động (trẻ em lao động sớm và người lao động cao tuổi). Ngay cả những người ban đầu nhập cư cùng người thân,

không vì mục đích lao động thì sau khi sinh sống một thời gian tại đây cũng gia nhập vào mạng lưới người lao động khu vực chợ đầu mối Long Biên. Điều đáng nói là có một bộ phận trẻ em chưa đến tuổi thành niên cũng nằm trong nhóm người nghèo nhập cư tại đô thị. Một phần là con em của những người lao động nhập cư ở đây, một phần khác chính bản thân các em là lao động nhập cư và đang trực tiếp làm việc kiếm thêm thu nhập trong gia đình. Bên cạnh đó, số người cao tuổi nhưng vẫn tham gia lao động không nhỏ (16,84%). Họ là những người chịu rất nhiều thiệt thòi trong số những người nhập cư ở đây. Bản thân họ không ai chăm sóc, mất con cháu hoặc chịu sự bỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 33)