Thực trạng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 68 - 82)

10. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm nhằm trợ

2.3.1. Thực trạng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

2.3.Thực trạng sử dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm nhằm trợ giúp ngƣời nghèo nhập cƣ tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. giúp ngƣời nghèo nhập cƣ tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội.

2.3.1. Thực trạng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội. cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.

Khi gặp chuyện buồn hoặc khó khăn, 56% số người được khảo sát lựa chọn chia sẻ, tâm sự với người thân trong gia đình. Qua thực tế việc trao đổi thông tin, chia sẻ tâm sự của người nghèo nhập cư, người nghèo nhập cư đa phần chỉ thỉnh thoảng mới gặp gỡ, trao đổi thông tin với người những người

39.33

16.67 14

18

12

Miễn giảm chi phí vui chơi giải trí

Cung cấp thông tin địa điểm Cung cấp thông tin dịch vụ Cung cấp thông tin chi phí Khác

xung quanh và họ cũng có xu hướng sẽ chia sẻ, tâm sự với những người thân của mình khi gặp phải các vấn đề khó khăn hay chuyện buồn trong cuộc sống. Công việc và cuộc sống bận rộn khiến cho họ ít dành nhiều thời gian cho việc gặp gỡ, trao đổi thông tin với những người xung quanh. Nếu có, họ cũng chỉ chia sẻ và tâm sự với những người thân. Việc đến gặp các chuyên gia tư vấn hoặc tổng đài hỗ trợ tâm lý là điều họ không bao giờ từng làm và cũng chưa bao giờ thực hiện và cũng không nghĩ đến.

Bảng 2.9: Thực trạng tiếp cận thông tin qua phương pháp CTXH nhóm của người nghèo nhập cư Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Nội dung Lựa chọn Tần

suất

Tỷ lệ (%)

Đối tượng chia sẻ, trao đổi thông tin

Không ai cả 15 10,00

Người thân trong gia đình 84 56,00

Bạn bè 32 21,40 Đồng hương 19 12,60 Khác 0 0,00 Tổng số 150 100,00 Mức độ tiếp cận phương tiện truyền thông Thường xuyên 21 14,00 Thỉnh thoảng 39 26,00 Hiếm khi 64 43,00

Không bao giờ 26 17,00

Tổng số 150 100,00

Việc tham gia nhóm và loại hình nhóm

Không tham gia bất kỳ nhóm nào

58 38,67

Nhóm vui chơi, giải trí 13 8,67 Nhóm chia sẻ các vấn đề liên

quan đến nhập cư

32 21,33

Nhóm lồng ghép vui chơi/ giải trí và chia sẻ vấn đề về di cư

Khác 0 0,00

Tổng số 150 100,00

Hình thức sinh hoạt nhóm

Nghe trưởng nhóm/ cán bộ chia sẻ

41

44,57 Người nghèo nhập cư tự chia sẻ

trong nhóm

15 16,30

Có chuyên gia tham gia giảng qua các buổi tập huấn

36 39,13

Tổng số 92 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Theo kết quả phỏng vấn sâu cán bộ chính quyền địa phương:“Ngoài những hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho toàn bộ người dân làm việc và sinh sống trên địa bàn phường Phúc Xá thì chính quyền phường Phúc Xá còn tổ chức một số mô hình câu lạc bộ đặc biệt dành cho người nhập cư, người lao động xa quê. Trong đó, hoạt động hiệu quả nhất là nhà sinh hoạt cộng đồng phường Phúc Xá, quận Ba Đình. Tại đây người lao động có cơ hội tìm hiểu những kiến thức về HIV/AIDS, sức khỏe sinh sản (SKSS), được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, hiểu biết thêm pháp luật, việc làm, những nguy cơ mắc bệnh, nguy cơ sử dụng ma tuý, mại dâm… Hằng ngày Câu lạc bộ mở cửa từ 17 đến 19h để mọi người tới xem tivi, đọc sách, báo, xem băng đĩa, tờ rơi... về các vấn đề SKSS, được cấp bao cao su miễn phí và được kiểm tra sức khỏe định kỳ” (Nữ, 37 tuổi, cán bộ địa phương phường Phúc Xá). Như vậy, với quan điểm coi những người lao động ngoại tỉnh tạm cư trên địa bàn là một bộ phận của cộng đồng dân cư ở địa phương, chính quyền phường Phúc Xá luôn quan tâm, tạo điều kiện để họ làm ăn sinh sống và tiếp cận với các dịch vụ xã hội và thông tin của các dịch vụ thuận tiện và chính xác nhất.

Đa phần những người nghèo nhập cư tại khu vực này nhập cư lên đây với mục đích là lao động kiếm thêm thu nhập. Công việc của họ chủ yếu là những công việc nặng nhọc, vất vả với thời gian lao động lớn quanh khu vực

chợ Long Biên. Phần lớn thời gian của họ là dành cho công việc, thời gian còn lại họ dành cho việc ngủ là chủ yếu. Vì vậy, tính chất công việc cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội.

Qua phỏng vấn sâu cho thấy, một số động người nghèo nhập cư tại địa phương không bao giờ tham gia các hoạt động xã hội của địa phương. Đơn cử như việc đi họp tổ dân phố. Khi được hỏi nguyên nhân không tham gia các hoạt động xã hội của địa phương nơi nhập cư, họ cho rằng họ không bao giờ quan tâm đến những vấn đề đó. Họ cho rằng không phải người địa phương nên không cần thiết quan tâm đến những vấn đề này. Những vấn đề này đã có chủ nhà trọ và những người dân bản xứ quan tâm. Vô hình chung, chính sự thờ ơ của họ đã khiến cho họ thiệt thòi hơn so với những người dân bản xứ.

Người nghèo nhập cư có mong muốn được tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội bằng những hình thức họp dân, họp nhóm nhiều hơn các hình thức khác. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc tham gia các nhóm tại nơi nhập cư, vẫn có tới 38,67% số người tham gia khảo sát không hề tham gia vào bất kỳ nhóm nào. Theo kết quả phỏng vấn sâu họ cung cấp, toàn bộ quỹ thời gian và quan tâm của họ đều dành cho công việc lao động, kiếm thêm thu nhập nhằm cải thiện kinh tế và dành cho gia đình (ở quê hoặc ở cùng nơi nhập cư). Họ không còn thời gian để tham gia vào bất kỳ hoạt động của các nhóm, hội nào tại nơi nhập cư. Hơn thế nữa, bản thân họ cũng không biết được tác dụng khi tham gia vào các nhóm này. Do vậy, thông tin về các dịch vụ xã hội mà những người này được tiếp cận tương đối chậm, thiếu tính chính xác và chủ yếu thông qua chủ nhà trọ hoặc một số hình thức cung cấp thông tin khác không phải do hoạt động nhóm tại nơi nhập cư. Điều này đặt ra cho chúng ta một câu hỏi về hoạt động nhóm và hiệu quả cũng như sự thu hút của hoạt động nhóm tại địa bàn nghiên cứu.

Ngoài 38,67% không hề tham gia bất kỳ loại hình nhóm nào thì có 62,33% người nghèo nhập cư tham gia vào các hội nhóm chính thức và phi chính thức tại nơi nhập cư. Có thể đó chỉ là những nhóm nhỏ do những người nghèo nhập cư cùng làm việc với nhau, nhóm người đồng hương, hay nhóm người nghèo nhập cư cùng khu trọ lập nên một cách phi chính thức để tâm sự với nhau, học hỏi nhau trong những lĩnh vực trong cuộc sống, hay chia sẻ cho nhau những thông tin mình biết về những dịch vụ xã hội, những kiến thức mới mà mình cập nhật được. Trong đó, hình thức nhóm chiếm số lượng lớn nhất (31,33%) là nhóm lồng ghép vui chơi/ giải trí và chia sẻ các vấn đề liên quan đến nhập cư- một vấn đề luôn được nhóm người này đặc biệt quan tâm. Theo bậc thang nhu cầu của Maslow, nhu cầu bậc cao sẽ được quan tâm đáp ứng nếu như những nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn. Những vấn đề quan tâm trong cuộc sống nhập cư như việc làm, thu nhập, giáo dục, y tế, nhà trọ,… được quan tâm,theo đó nhóm loại hình chia sẻ các vấn đề này được nhiều người nghèo nhập cư quan tâm hơn là loại hình nhóm vui chơi giải trí.

Về hình thức sinh hoạt mà những người nghèo nhập cư tham gia khảo sát hiện đang sinh hoạt với các loại hình nhóm (chính thức hoặc phi chính thức), có gần một nửa trong số đó cho rằng hình thức sinh hoạt nhóm của họ là thụ động nghe trưởng nhóm hoặc cán bộ xã hội chia sẻ, điều hành chương trình (44,57%). Bên cạnh đó, hình thức sinh hoạt nhóm được sử dụng nhiều thứ hai là chuyên gia tham gia giảng qua các buổi tập huấn, sinh hoạt nhóm (39,13%) và các thành viên chỉ tham gia một cách thụ động. Những hình thức sinh hoạt nhóm linh hoạt, hấp dẫn hầu như rất ít được triển khai. Hình thức sinh hoạt nhóm mà trong đó người nghèo nhập cư tham gia tự chia sẻ với nhóm và các thành viên khác một cách thoải mái, chủ động rất ít (16,3%). Hình thức sinh hoạt nhóm còn chưa đủ phong phú, hấp dẫn để tạo sức thu hút sự quan tâm của người nghèo nhập cư tham gia chia sẻ, tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. Điều này cho một phần lý giải cho chúng ta vì sao người

nghèo nhập cư ít tham gia sinh hoạt tại các nhóm tại địa phương và mong muốn tham gia các nhóm của nhóm người này thấp trong khi họ vẫn rất muốn được chia sẻ, được tiếp cận các thông tin về dịch vụ xã hội.

Về nội dung sinh hoạt nhóm, nhìn chung tương đối phù hợp và gần gũi với nhóm người nghèo nhập cư tham gia sinh hoạt nhóm như chủ đề nội dung về tránh lạm dụng, bóc lột; bảo vệ sức khỏe; chăm sóc, bảo vệ trẻ em; nội dung về an toàn vệ sinh thực phẩm; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản,… Tuy nhiên vẫn có một số chủ đề nội dung chưa được quan tâm khai thác trong các buổi sinh hoạt nhóm để đạt được mục đích mang lại thông tin hữu ích và thiết thực cho người nghèo nhập cư.

Trong số những chủ đề nôi dung được sử dụng trong các buổi sinh hoạt nhóm, nội dung được đề cập nhiều nhất là chủ đề về tránh lạm dụng, bóc lột (70,65%). Đây là nội dung rất gần gũi, thiết thực đối với nhóm người nghèo nhập cư tại phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội- nhóm người nhập cư đa phần có mục đích lao động, tăng thu nhập. Do đặc điểm mục đích nhập cư chủ yếu là làm việc tại khu vực chợ Long Biên và lân cận, hơn thế nữa công việc những người nghèo nhập cư nơi đây thực hiện theo kết quả khảo sát lại chủ yếu là những công việc lao động phổ thông nặng nhọc do các chủ buôn thuê nên những thông tin về tránh lạm dụng, bóc lột là vô cùng thiết thực. Bên cạnh đó, một số nội dung khác cũng được quan tâm nhiều và được triển khai thường xuyên trong các buổi sinh hoạt của nhóm người nghèo nhập cư tham gia như: giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính (66,3%) hay bảo vệ sức khỏe (31,52%). Bên cạnh đó, một số nội dung cũng rất cần thiết đối với nhóm người nghèo nhập cư nhưng vẫn chưa được quan tâm đưa vào sử dụng làm chủ đề sinh hoạt nhóm như các thông tin về nhà ở, chăm sóc/ bảo vệ trẻ em.

Bảng 2.10: Nội dung sinh hoạt nhóm của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Hoạt động Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao

giờ Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)

Bảo vệ môi trường 24 26,09 57 61,96 11 11,96

Tránh lạm dụng, bóc lột 65 70,65 21 22,83 6 6,52 Bảo vệ sức khỏe 29 31,52 55 59,78 8 8,70 Chăm sóc, bảo vệ trẻ em 14 15,22 42 45,65 36 39,13 An toàn vệ sinh thực phẩm 28 30,43 63 68,48 1 1,09 Giáo dục giới tính, SKSS 61 66,30 20 21,74 11 11,96 Kiến thức về các chính sách xã hội 23 25,00 60 65,22 9 9,78 Thông tin vấn đề nhà ở 14 15,22 27 29,35 51 55,43 Thông tin về các vấn đề học tập/ giáo dục 11 11,96 28 30,43 53 57,61 Khác (xin ghi rõ): …………. 0 0,00 0 0,00 0 0,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Một số chủ đề nội dung được sử dụng để sinh hoạt nhóm cho người nghèo nhập cư với tần suất thỉnh thoảng là an toàn vệ sinh thực phẩm (68,48%); nội dung kiến thức về các chính sách xã hội (65,22%); bảo vệ môi trường (61,96%). Bên cạnh đó, có tới 57,61% người trả lời cho rằng các buổi sinh hoạt nhóm của họ không bao giờ đề cập đến nội dung thông tin về các vấn đề học tập/ giáo dục; 55,43% cho rằng không bao giờ có nội dung thông tin về vấn đề nhà ở trong các buổi sinh hoạt nhóm. Trong khi thông tin các vấn đề như nhà ở là nội dung rất cần thiết đối với nhóm người nghèo nhập cư thì các buổi sinh hoạt nhóm lại không quan tâm đến nội dung cung cấp thông tin vấn đề này. Chúng ta có thể thấy sự thiếu sót lớn trong việc lên nội dung sinh hoạt nhóm trong các nhóm người nghèo nhập cư phường Phúc Xá tham gia. Bên cạnh hình thức sinh hoạt thì nội dung sinh hoạt cũng ảnh hưởng lớn đến sự quan tâm, thu hút tham gia của các thành viên nhóm. Do vậy, cần có

sự xem xét lại để có kế hoạch nội dung phù hợp, thiết thực và gần gũi với thành viên nhóm người nghèo nhập cư nhằm tạo hiệu quả hoạt động cho các nhóm này.

Về lợi ích của việc tham gia sinh hoạt các loại hình nhóm người nghèo nhập cư tại địa bàn phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội, những người tham gia sinh hoạt nhóm đều nhận thức được những lợi ích của nó mang lại. Đa phần đều cho rằng sinh hoạt nhóm rất hữu ích trong việc giúp họ có thêm bạn bè và những nguồn lực trợ giúp (73,91%). Hơn một nửa số người tham gia sinh hoạt tại các nhóm nhận thấy việc tham gia sinh hoạt nhóm rất hữu ích trong việc giúp thành viên tăng cường giao tiếp (59,78%); giúp thành viên nâng cao kiến thức, kỹ năng sống (55,43%) và giúp thành viên học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các thành viên khác (53,26%). Những con số này cho thấy hiệu quả hoạt động nhóm tại phường Phúc Xá- Ba Đình tuy chưa đạt như mong muốn nhưng nó đã mang lại rất nhiều lợi ích cho những người tham gia sinh hoạt.

Bảng 2.11: Lợi ích của việc tham gia sinh hoạt nhóm người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Lợi ích Rất hữu ích Hữu ích Không hữu ích

Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%)

Giúp thành viên tăng cường giao

tiếp 55 59,78 23 25,00 14 15,22

Giúp thành viên học hỏi kiến thức,

kinh nghiệm từ thành viên khác 49 53,26 33 35,87 10 10,87

Giúp thành viên học hỏi kiến thức,

kinh nghiệm từ cán bộ xã hội 14 15,22 43 46,74 35 38,04

Giúp thành viên nâng cao kiến

thức, kỹ năng sống 51 55,43 38 41,30 3 3,26

Giúp thành viên tăng cường tự tin 19 20,65 26 28,26 47 51,09

Giúp thành viên có cảm giác an

Giúp thành viên cập nhật thông tin mới về các địa chỉ trợ giúp, cung

cấp dịch vụ y tế, giáo dục,… 20 21,74 56 60,87 16 17,39

Giúp thành viên có thêm bạn bè,

người trợ giúp 68 73,91 24 26,09 0 0,00

Giúp thành viên học hỏi kinh

nghiệm giải quyết vấn đề 43 46,74 40 43,48 9 9,78

Khác 0 0,00 0 0,00 0 0,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Hoạt động sinh hoạt nhóm cũng được đánh giá là hữu ích trong việc hỗ trợ giúp thành viên trong nhóm cập nhật thông tin mới về các địa chỉ trợ giúp, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục,… (60,87%). Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kể trên, việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt nhóm người nghèo nhập cư Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội vẫn chưa mang lại một số lợi ích như mong muốn. Cụ thể, có tới 51,09% cho rằng hoạt động nhóm không hữu ích trong việc hỗ trợ thành viên nhóm tăng cường tự tin. Nguyên nhân của thực trạng này là do đa phần người nghèo nhập cư tham gia các hoạt động nhóm đều rất bị động. Đặc điểm xuất thân từ những vùng quê nghèo, không có cơ hội giao lưu học tập trong quá trình phát triển của cuộc đời khiến họ không có sự tự tin như những người sống trong môi trường hiện đại.Hơn thế nữa, lại là người nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 68 - 82)