Thực trạng đội ngũ cán bộ xã hội tham gia hỗ trợ hoạt động nhóm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 82 - 89)

10. Kết cấu của đề tài

2.3. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm nhằm trợ

2.3.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ xã hội tham gia hỗ trợ hoạt động nhóm cho

cho người nghèo nhập cư tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội.

Nhóm người nghèo nhập cư tham gia sinh hoạt thuộc các loại hình khác nhau với nội dung, hình thức sinh hoạt khác nhau. Tuy vậy, để các hoạt động nhóm được diễn ra chuyên nghiệp, có kế hoạch rõ ràng cần có trưởng nhóm điều hành nhóm và sự hỗ trợ của các cán bộ xã hội. Khi tham gia sinh hoạt nhóm tại nơi nhập cư, người nghèo nhập cư được sinh hoạt trong các nhóm có cán bộ xã hội tham gia hỗ trợ tổ chức sinh hoạt nhưng sự hỗ trợ đó không thường xuyên (63,04%). Chỉ có 19,57% trả lời có cán bộ xã hội hỗ trợ thường xuyên và có 17,39% trả lời nhóm họ tham gia sinh hoạt không có cán bộ xã hội có chuyên môn tham gia hỗ trợ hoạt động. Điều này cho thấy chính quyền và các tổ chức xã hội đã quan tâm đến những hoạt động nhóm, đoàn thể cho

nhóm người nghèo nhập cư tuy vẫn chưa thường xuyên và đồng bộ trong tất cả các loại hình nhóm.

Bảng 2.13: Cán bộ xã hội/ người chuyên trách trong hỗ trợ sinh hoạt nhóm người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

Đặc điểm Phương án trả lời Tần suất Tỷ lệ %

Có cán bộ xã hội/ người chuyên trách hỗ trợ, điều phối sinh hoạt nhóm

Hoàn toàn không có 16 17,39

Có nhưng không thường xuyên hỗ trợ 58 63,04 Có và thường xuyên hỗ trợ 18 19,57 Tổng 92 100,00 Mức độ cần thiết có cán bộ xã hội/ người chuyên trách hỗ trợ sinh hoạt nhóm Rất cần thiết 54 58,70 Cần thiết 29 31,52 Không cần thiết 9 9,78 Khác 0 0,00 Tổng 92 100,00 Lý do cần có cán bộ/ người chuyên trách tham gia hỗ trợ sinh hoạt nhóm Hỗ trợ phương pháp, cách thức tổ chức sinh hoạt nhóm hiệu quả

12

14,46 Cung cấp thông tin, kiến thức hữu

ích

31

37,35 Giới thiệu các địa chỉ trợ giúp 33 39,76 Trợ giúp xử lý mâu thuẫn, xung đột 7 8,43

Tổng số 83 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế tháng 4/2015)

Người điều phối, trưởng nhóm luôn có vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì hoạt động và phát triển của mỗi nhóm. Khi người điều phối hoặc trưởng nhóm là cán bộ xã hội có kỹ năng điều hành nhóm, kiến thức chuyên môn và những hiểu biết về vấn đề hình thức sinh hoạt nhóm, nội

dung sinh hoạt nhóm thì hiệu quả hoạt động của nhóm càng được tăng cường. Từ đó thu hút sự tham gia của thành viên nhóm cũng như tạo sự quan tâm đối với những cá nhân/ tổ chức bên ngoài. Các nhóm của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội tuy đa phần đều đã có sự điều phối, hỗ trợ của cán bộ xã hội. Tuy nhiên, sự hỗ trợ và điều phối lại không thường xuyên và liên tục, bị ngắt quãng nên các hoạt động nhóm người nghèo nhập cư tham gia vẫn chưa mạnh mẽ và chưa đạt được hiệu quả giúp người nghèo nhập cư tiếp cận thông tin các dịch vụ xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội như mong đợi.

Kết quả khảo sát ý kiến của thành viên các nhóm người nghèo nhập cư trên địa bàn phường Phúc Xá cho ta có cái nhìn chuẩn xác hơn vai trò của cán bộ xã hội trong hỗ trợ điều phối tổ chức xã hoạt động sinh hoạt nhóm. Theo kết quả khảo sát bẳng bảng hỏi, có tới hơn một nửa (58,7%) cho rằng cán bộ xã hội rất cần thiết trong việc tham gia hỗ trợ, điều phối, tổ chức sinh hoạt nhóm, 31,52% cho rằng cần thiết và chỉ có 9,78% trả lời rằng không cần thiết. Những người trả lời không cần thiết có cán bộ xã hội tham gia hỗ trợ các hoạt động nhóm thường là những thành viên không tích cực, không quan tâm tới hoạt động của nhóm hoặc loại hình nhóm mà họ tham gia đơn giản chỉ là một vài người đồng hương, ở cùng xóm trọ lập nên một nhóm phi chính thức với mục đích chia sẻ quan tâm chung về công việc, tâm sự những vấn đề chung trong cuộc sống. Ở những nhóm này, mục tiêu chủ yếu là chia sẻ tình cảm, nội dung và hình thức sinh hoạt đơn giản nên họ không thấy rõ vai trò và sự cần thiết phải có cán bộ xã hội trong điều hành, tổ chức buổi sinh hoạt nhóm.

Nguyên nhân khiến cho những người nghèo nhập cư cho rằng rất cần và cần có cán bộ xã hội tham gia hỗ trợ, điều phối các hoạt động sinh hoạt nhóm là bởi cán bộ xã hội có thể giúp giới thiệu các địa chỉ trợ giúp (39,76%); cung cấp các thông tin, kiến thức hữu ích (37,35%); hỗ trợ về phương pháp, cách thức tổ chức sinh hoạt nhóm hiệu quả (14,46%) và trợ giúp xử lý mâu thuẫn, xung đột trong nhóm (8,43%). Có thể thấy, những người tham gia nhóm người nghèo nhập cư phường Phúc Xá rất quan tâm đến sự hỗ trợ của cán bộ xã hội trong việc kết nối họ đến với các nguồn lực hỗ trợ.

Đây là nhóm người yếu thế với những đặc thù riêng. Họ không những có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, học vấn thấp, không được đào tạo chuyên môn, phải sống với điều kiện sống cơ bản khó khăn nhiều mặt mà vốn xã hội của họ cũng vô cùng ít. Họ xuất thân ở các vùng quê nghèo từ mọi miền trên Tổ quốc về đây nhập cư kiếm sống, các mối quan hệ xã hội ít. Mỗi khi có khó khăn hay cần sự hỗ trợ, họ chỉ có thể huy động từ chính những người cùng cảnh ngộ (cùng nhập cư nghèo khó, cùng làm việc, cùng xóm trọ,…) thậm chí là không biết huy động sự hỗ trợ từ đâu ngoài việc tự nỗ lực từ chính bản thân mình và gia đình. Do vậy, người nghèo nhập cư mong muốn có cán bộ xã hội với lý do cán bộ xã hội có thể kết nối họ đến với các địa chỉ giúp đỡ, các nguồn lực hỗ trợ cần thiết. Bên cạnh đó, việc những người nghèo nhập cư này mong muốn có cán bộ xã hội hỗ trợ trong sinh hoạt nhóm còn bởi cán bộ xã hội có thể hỗ trợ họ về mặt kiến thức với việc cung cấp các thông tin, kiến thức hữu ích (37,35%), đơn cử như thông tin về các dịch vụ xã hội triển khai trên địa bàn nhập cư. Kiến thức, thông tin là những vấn đề người nghèo nhập cư yếu, thiếu rất nhiều. Do vậy, việc hỗ trợ, bổ sung thông tin, kiến thức cho những nhóm người này là vô cùng cần thiết và hữu ích. Cũng vì lý do đó mà thành viên trong các nhóm người nghèo nhập cư rất mong muốn có cán bộ xã hội để hỗ trợ cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích cho họ. Một nguyên nhân nữa khiến thành viên nhóm người nghèo nhập cư mong muốn có cán bộ xã hội hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt nhóm đó là bởi lý do cán bộ xã hội hỗ trợ xử lý mâu thuẫn, xung đột nhóm (8,43%). Tuy rằng những thành viên tham gia sinh hoạt nhóm đều chỉ tham gia tự nguyện, với mục đích chia sẻ tâm tư tình cảm và những mối quan tâm chung nhưng cũng có tình huống trong nhóm xảy ra mâu thuẫn quan điểm, thậm chí đôi khi xảy ra xung đột giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Vì vậy, dù là một số rất ít nhưng những thành viên người nghèo nhập cư vẫn mong muốn cán bộ xã hội tham gia hỗ trợ hoạt động sinh hoạt nhóm với cụ thể là sự hỗ trợ về xử lý mâu thuẫn, xung đột nhóm.

Qua thực trạng những hoạt động hỗ trợ nhóm người nhập cư nói chung, nhóm người nghèo nhập cư trên địa bàn nói riêng, có thể nhận thấy các hoạt động truyền thông, hỗ trợ nhóm người này tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội còn hạn chế. Các hoạt động hỗ trợ nhóm người nhập cư phường Phúc Xá hạn chế ở cả hình thức, phương pháp lẫn nội dung, đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, nguồn lực cán bộ xã hội, cán bộ chuyên trách cũng là một vấn đề cần bàn khi mà hoạt động hỗ trợ không được triển khai thường xuyên, liên tục.

Cũng qua khảo sát cho thấy, mong muốn được hỗ trợ tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội thông qua phương pháp nhóm với đội ngũ cán bộ xã hội, cán bộ chuyên môn phụ trách của người nghèo nhập cư trên địa bàn rất đáng được quan tâm. Khi mong muốn này được đáp ứng, nhóm người nghèo nhập cư trên địa bàn phường Phúc Xá sẽ có được những thông tin dịch vụ xã hội đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Trên cơ sở đó, việc tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người này sẽ được tăng cường, hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung chương 2 tập trung nghiên cứu thực trạng và nhu cầu trợ giúp của người nghèo nhập cư trong tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội thông qua phương pháp nhóm. Trong tiếp cận dịch vụ xã hội, nhóm người nghèo nhập cư . Đồng thời đánh giá được hiệu quả của hoạt động hỗ trợ cho nhóm người này tại địa phương. Thực trạng nghiên cứu cho thấy, người nghèo nhập cư tại khu vực này rất ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và thông tin của các dịch vụ xã hội. Trong số nhưng mong muốn nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội, mong muốn được cung cấp thêm các thông tin về những dịch vụ này được coi là một trong số những nguyện vọng được người nghèo nhập cư nơi đây lựa chọn nhiều. Bởi chỉ khi nắm được các thông tin một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, người nghèo nhập cư mới có thể tiếp cận với các dịch vụ này hiệu quả.

Bên cạnh đó, chương 2 cũng nghiên cứu về các hoạt động truyền thông, hỗ trợ tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua các phương pháp tọa đàm, chia sẻ, họp nhóm, họp dân của địa phương đối với nhóm người nghèo nhập cư. Qua nghiên cứu cho thấy, những hoạt động hỗ trợ truyền thông, tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội nói chung, thông tin chung của khu dân cư nói riêng đã được triển khai. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được tập trung triển khai dành cho nhóm người nghèo nhập cư và hiệu quả hoạt động chưa cao do phương pháp, hình thức tổ chức chưa thu hút; sự hỗ trợ các hoạt động của cán bộ có chuyên môn, cán bộ xã hội chưa theo sát và xuyên suốt. Đây là cơ sở để thử nghiệm các mô hình nhóm CTXH trợ giúp cho đối tượng này.

Chương 2 cũng đã đề cập đến thực tiễn kiến thức tổng quan chung về người nghèo nhập cư tại đô thị và các vấn đề có liên quan đến nhóm người này. Từ đó nhận thấy rằng người nghèo nhập cư tại đô thị và các vấn đề của họ đang dành được nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên việc thực hiện các hoạt động cũng như các chính sách dành cho nhóm người này chưa thực sự hiệu quả và chưa thực sự đi sâu vào thực tế của người dân.

CHƢƠNG 3. THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM HỖ TRỢ NGƢỜI NGHÈO NHẬP CƢ PHƢỜNG PHÚC XÁ- BA ĐÌNH-

HÀ NỘI TIẾP CẬN THÔNG TIN DỊCH VỤ XÃ HỘI

Thông qua kết quả của quá trình khảo sát, từ thực trạng về việc tiếp cận thông tin các dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư tại khu vực cầu Long Biên, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, có thể thấy rằng: người nghèo nhập cư sinh sống tại khu vực này đang thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bởi họ thiếu hụt thông tin về các dịch vụ này. Sự thiếu hụt này được thể hiện trên những số liệu thống kê về các mặt: giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, nhà ở, điện nước sinh hoạt; và số liệu thể hiện các hoạt động hỗ trợ của địa phương nghiên cứu đối với nhóm người nghèo nhập cư cũng như mong muốn nguyện vọng của người nghèo nhập cư về các biện pháp hỗ trợ.

Nguyên nhân của thực trạng trên không chỉ do sự thiếu hiệu quả của việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, sự bất cập của cơ chế quản lý hành chính mà còn xuất phát từ chính bản thân người dân nhập cư, đó là: trình độ học vấn hạn chế, nghèo vốn xã hội và tính dễ bị tổn thương. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải có sự hỗ trợ nhằm tăng cường hiểu biết của người nghèo nhập cư về các dịch vụ xã hội dành cho họ, đồng thời tăng cường khả năng của người nghèo nhập cư trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, giúp họ nhận thức được vấn đề mình đang gặp phải và quyết tâm cải thiện nó.

Trên cơ sở thực trạng, nhu cầu của người nghèo nhập cư trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội và tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội, người nghiên cứu thử nghiệm mô hình CTXH nhóm nhằm hỗ trợ người nghèo nhập cư tiếp cận dịch vụ xã hội thông qua cung cấp thông tin dịch vụ xã hội cho người nghèo nhập cư. Đây là mô hình mang tính chất hỗ trợ kết hợp với giáo dục, trong đó các thành viên được tạo môi trường sinh hoạt, được tạo điều kiện tương tác, chia sẻ với những người nghèo nhập cư khác dưới sự hỗ trợ của cán bộ xã hội/

chuyên gia có chuyên môn hoặc trưởng nhóm. Trong mô hình CTXH nhóm, người nghèo nhập cư được sinh hoạt chung với các thành viên khác, được lắng nghe, chia sẻ, tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua các hình thức sinh hoạt nhóm; thông qua sinh hoạt nhóm, các thành viên được tương tác hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn, đồng thời tìm kiếm các nguồn lực từ bên ngoài để cải thiện được vấn đề của nhóm và đạt được mục tiêu nhóm, hướng đến đạt được mục tiêu cá nhân thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 82 - 89)