Huy động, kết nối nguồn lực bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 113 - 122)

10. Kết cấu của đề tài

3.2.3.Huy động, kết nối nguồn lực bên ngoài

3.2. Xây dựng và huy động nguồn lực

3.2.3.Huy động, kết nối nguồn lực bên ngoài

Bên cạnh nguồn lực từ chính thành viên nhóm, nhóm nòng cốt, sự hỗ trợ của NVCTXH thì cần có sự huy động các nguồn lực bên ngoài để các hoạt động tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội tiến đến tăng cường khả năng tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo nhập cư đạt hiệu quả.

Nguồn lực từ bên ngoài đầu tiên có thể kể đến đó là nguồn lực từ chính những người dân bản xứ và chính quyền địa phương. NVCTXH cùng thành viên nhóm cần lưu ý tận dụng sự hỗ trợ của chính những người dân địa phương cho các hoạt động nhóm như: sự hỗ trợ về địa điểm sinh hoạt nhóm của chủ nhà trọ trong trường hợp không có phòng sinh hoạt cho nhóm hay những phản hồi, tác động của người bản xứ đến với cán bộ địa phương, chính quyền đoàn thể trong các hợp tác, phối hợp nhằm triển khai hoạt động, đạt mục đích nhóm. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể là một nguồn lực không thể không đề cập đến. Việc thành lập nhóm như thế nào? sinh hoạt nhóm có hiệu quả và đạt mục đích nhóm hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động và tận dụng sự ủng hộ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể tại địa phương.

Kết quả khảo sát cho thấy, một số hoạt động hỗ trợ nhóm người nghèo nhập cư tại địa phương đến từ các cơ quan, các tổ chức phi lợi nhuận như dự án “Chúng tôi là phụ nữ - Trao quyền cho phụ nữ nhập cư tại Việt Nam- Cách tiếp cận dựa trên cơ sở quyền” do Viện LIGHT được UN Woman phối hợp thực thực hiện, hay một số hoạt động do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNPFA) với Chính phủ Việt Nam triển khai nhằm hỗ trợ người nghèo nhập cư tại phường... Đây là nguồn lực có tiềm năng lớn trong hỗ trợ hoạt động nhóm. NVCTXH cùng thành viên nhóm cần quan tâm đến những hoạt động

hỗ trợ này để tiếp cận, huy động nguồn lực từ các tổ chức, các cơ quan có liên quan. Nguồn lực nhóm có thể huy động từ các cơ quan, các tổ chức không chỉ là tiền mặt mà có thể đó là những đóng góp về kinh nghiệm, đóng góp các tình nguyện viên thậm chí là sản phẩm hay dịch vụ của họ. Dù phương thức hỗ trợ là gì, NVCTXH và các thành viên nhóm cũng cần thiết quan tâm đến những nguồn lực này nhằm góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động nhóm.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Qua việc tìm hiểu thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư phường Phúc Xá, các hoạt động hỗ trợ nhóm người này tại địa phương và nhu cầu của người nghèo nhập cư địa phương trong tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội đã thực hSiện ở chương II, chương III tập trung vào thử nghiệm mô hình Công tác xã hội nhóm hỗ trợ người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội. Mô hình tập trung hỗ trợ người nghèo nhập cư sinh hoạt nhóm vì mục đích chung tiếp cận dịch vụ xã hội qua đó tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo nhập cư phường Phúc Xá bằng phương pháp Công tác xã hội nhóm chuyên nghiệp. Mô hình được thử nghiệm dựa trên sự đóng góp ý kiến và tham gia của người tham gia khảo sát và là mô hình nhóm nhỏ đi trước, làm tiền đề cho việc xây dưng các mô hình CTXH với quy mô, đối tượng và nội dung tác động rộng hơn, sâu hơn. Đồng thời qua các hoạt động của nhóm cũng khẳng định được vai trò của NVCTXH nói chung và mô hình tương tác nhóm nói riêng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Điều đó cho thấy sự quan trọng và phạm vi tác động rộnglớn của ngành nghề CTXH trong cuộc sống hiện đại.

KẾT LUẬN

Từ thực trạng về cuộc sống và khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư tại khu vực cầu Long Biên, phường Phúc Xá- quận Ba Đình- TP Hà nội, có thể rút ra những kết luận sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhập cư giờ đây không chỉ là sự lựa chọn mà là sự đòi hỏi của cuộc sống. Trong các nguyên nhân nhập cư của người dân thì ở cả lực hút và lực đẩy đều có nguyên nhân kinh tế là chủ chốt: khó khăn về điều kiện kinh tế ở quê nhà, cơ hội kiếm việc làm với thu nhập cao ở thành thị, … là những nguyên nhân quan trọng. Chính sự khác biệt kinh tế - xã hội và khoảng chênh lệch về thu nhập từ công việc giữa nông thôn và thành thị đã dẫn đến những tác động không mong muốn cho người dân nông thôn nói chung, người người nghèo nói riêng và thúc đẩy họ rời bỏ quê hương ra thành phố kiếm việc làm.

Kết quả khảo sát đã khẳng định người nghèo nhập cư tại đô thị là những người thiếu vốn xã hội, hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dịch vụ công, họ sống trong một môi trường kém tiện nghi và thiếu an toàn. Người nghèo nhập cư phải chịu thiệt thòi hơn người nghèo bản xứ ở những đặc trưng về chi phí cuộc sống cao ở đô thị và thiếu hòa nhập xã hội. Đa số họ đều tiếp cận kém với hệ thống an sinh xã hội, do làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, tuy năng động nhưng bấp bênh và nhiều rủi ro. Việc không có thông tin là rào cản rất lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của người nghèo nhập cư.

Người nghèo nhập cư sinh sống tại khu vực cầu Long Biên- phường Phúc Xá- quận Ba Đình- Hà Nội là một trong những nhóm người nghèo nhập cư điển hình tại thành phố Hà Nội. Nhóm người này cũng là đối tượng nghiên cứu và hướng đến của nhiều dự án và chính sách xã hội dành cho người nghèo nhập cư. Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy, những người nghèo sinh sống ở đây vẫn chưa được hưởng chính sách an sinh xã hội nào thỏa đáng. Họ vẫn phải chịu cuộc sống bấp bênh, khó khăn và thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Các hoạt động hỗ trợ của cộng đồng, địa phương vẫn chỉ

mang tính chất đơn lẻ, bộc phát, thiếu chuyên nghiệp và chưa tạo được sự tác động lâu dài, bền vững. Đây là một thực trạng đáng báo động tại một đô thị lớn nhất nhì cả nước, đòi hỏi sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương nói riêng, chính quyền thành phố cũng như cả nước nói chung.

Để giải quyết được tình trạng này cần một thời gian lâu dài với sự hợp tác của nhiều ban ngành đoàn thể và sự nỗ lực của chính bản thân người nghèo nhập cư, bên cạnh đó cũng không thể không nói đến vai trò của CTXH trong việc hỗ trợ và tăng cường khả năng, năng lực của nhóm người này, cũng như sự kết nối và huy động các nguồn lực trợ giúp.

Người nghiên cứu triển khai thử nghiệm mô hình hỗ trợ người nghèo nhập cư sinh hoạt nhóm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội qua cung cấp thông tin dịch vụ xã hội bằng phương pháp Công tác xã hội. Mô hình sinh hoạt nhóm được triển khai với 9 thành viên là người nghèo nhập cư đang sinh sống và làm việc tại địa bàn phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội. Nhóm người nghèo nhập cư sinh hoạt định kỳ từ 19h00- 21h00 các ngày thứ 7 trong thời gian từ 01/6- 03/7/2015 tại phòng của UBND phường Phúc Xá hoặc Nhà văn hóa tổ dân phố 8. Qua triển khai thử nghiệm, mô hình đã phát huy hiệu quả hỗ trợ người nghèo nhập cư phường Phúc Xá tiếp cận thong tin dịch vụ xã hội, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người yếu thế này. Hơn thế nữa, mô hình nhóm còn tạo cơ hội cho thành viên nhóm tăng cường giao lưu, chia sẻ, tăng cường tự tin, nâng cao kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng mềm. Mô hình thử nghiệm cho thấy đây là mô hình nhóm chuyên nghiệp mang lại hiệu quả, cần được nhân rộng, phát triển.

Với đề tài này, người nghiên cứu mong muốn có được cái nhìn thực tế và bao quát về người nghèo nhập cư đang sinh sống và làm việc tại đô thị, vận dụng phương pháp CTXH nhóm để trợ giúp cho họ vươn lên cải thiện được hoàn cảnh. Đồng thời thực trạng mà đề tài đặt ra cũng cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền và các nhà hoạch định chính sách tại đô thị đối với nhóm người nghèo nhập cư tại khu vực Phúc Xá nói riêng và người nghèo nhập cư trên cả nước.

KHUYẾN NGHỊ 1. Đối với Đảng và Nhà nƣớc

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chú trọng đến nhóm đối tượng người nghèo nhập cư tại đô thị.

- Thực hiện các hoạt động truyền thông, phổ biến các chính sách mới của Đảng, kiến thức pháp luật của nhà nước nhằm giúp cho toàn dân đặc biệt là nhóm đối tượng người nghèo nhập cư nắm chắc và thực thi pháp luật.

- Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan ban, ngành, cộng đồng trong công tác thực hiện các chương trình, chính sách đối với nhóm người nghèo nhập cư tại đô thị.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý trong lĩnh vực người nhập cư. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác viên, tình nguyện viên có năng lực trong lĩnh vực.

- Bố trí ngân sách hợp lý, tăng cường kinh phí cho công tác hỗ trợ người nghèo nhập cư tăng cường năng lực tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

- Tăng cường xã hội hóa, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chung tay cùng Đảng và Nhà nước trong công tác hỗ trợ đối với người nghèo nhập cư trong tăng cường năng lực tiếp cận công tác xã hội.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy chính quyền để nâng cao hiệu quả trong công tác tăng cường năng lực tiếp cận dịch vụ xã hội cho người nghèo nhập cư.

- Phát triển các mô hình hỗ trợ người nghèo nhập cư tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội, tiến đến tăng cường năng lực tiếp cận dịch vụ xã hội.

2. Đối với chính quyền phƣờng Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

- Chính quyền phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội cần chỉ đạo tập trung, phối hợp chặt chẽ hành động của các cơ quan đoàn thể, nhân dân nhằm thực hiện công tác đảm bảo cho người nghèo nhập cư trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội. Cần đưa công tác với nhóm người nghèo nhập cư vào chương trình, kế hoạch công tác. Hàng năm, các cấp ủy, chính quyền cơ sở cần thực hiện tốt

công tác nắm tình hình về người nghèo nhập cư tại địa phương để có phương hướng, chương trình can thiệp kịp thời, phù hợp.

- Thành lập các tổ, đội, nhóm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nâng cao nhận thức của nhân dân, đặc biệt là nhóm đối tượng người nghèo nhập cư trong các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, kế hoạch của địa phương.

- Tăng cường năng lực của các cán bộ, những cá nhân trực tiếp phụ trách công tác về các vấn đề có liên quan tới người nghèo nhập cư làm việc và sinh sống tại địa phương.

- Chính quyền phường Phúc Xá- Ba Đình cần chú trọng, quan tâm tới từng khu vực tập trung nhiều người nghèo nhập cư làm việc và sinh sống để có thể nắm bắt sát sao nhất tình hình về việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ xã hội cũng như đời sống của nhóm đối tượng này.

- Có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể tại địa phương, đặc biệt là các tổ chức, đoàn thể phụ trách về các vấn đề xã hội như nhà ở, y tế, giáo dục và đào tạo nghề,… hay các tổ chức làm việc trực tiếp với người nghèo nhập cư để có những hành động, những chương trình hợp lý nhất trong công tác tăng cường năng lực tiếp cận dịch vụ xã hội của nhóm người nghèo nhập cư trên địa bàn.

3. Đối với ngƣời nghèo nhập cƣ Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội

- Người nghèo nhập cư phường Phúc Xá- Ba Đình- Hà Nội trước hết cần phải tuân thủ các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có như vậy, bản thân người nghèo nhập cư mới được pháp luật bảo vệ.

- Người nghèo nhập cư cần phải tăng cường hiểu biết về chính sách mới của Đảng, pháp luật của nhà nước và những thủ tục cần biết để đảm bảo quyền lợi của bản thân và gia đình.

- Người nghèo nhập cư cần tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm trang bị những kỹ năng tự bảo vệ mình và chủ động lên tiếng trước những vấn đề bức xúc, vi phạm pháp luật gây hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Nguyên Anh, Di cư và giảm nghèo ở nông thôn: Một số vấn đề thực tiễn và chính sách.

2. Hoàng Văn Chức (2004), Di cư tự do đến Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội.

3. Đồng Bá Hướng - Vụ trưởng vụ thống kê Dân số và Lao động, Di dân từ nông thôn vào đô thị - Hiện trạng và thách thức cho phát triển đô thị, Tổng cục Thống kê.

4. Nguyễn Thị Mai Hồng, Giáo trình Công tác xã hội xóa đói giảm nghèo.

5. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn CTXH, NXB Lao động xã hội.

6. Nguyễn Thị Thái Lan (2012), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động xã hội.

7. Jonathan Haugton– Đại học Suffolk- Hoa Kỳ, Báo cáo đánh giá nghèo đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Cục Thống kê Hà Nội, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giảm nghèo và Phát triển xã hội - UNDP.

8. Tổng cục thống kê (2009), Chuyên khảo “Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt”.

9. Tổng cục Thống kê, Điều tra di cư năm 2004 (11/ 2006): Di cư trong nước và mối liên hệ với các sự kiện của cuộc sống.

10. Veronique Marx và Katherine Fleischer (7/ 2010), Báo cáo “Di cư trong nước, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam”.

11. Viện nghiên cứu kiến trúc – Bộ Xây dựng, Nghiên cứu khoa học “Các giải pháp đồng bộ phát triển nhà ở người thu nhập thấp tại các đô thị Việt Nam”

thích thuật ngữ về người di cư, Cục lãnh sự - Bộ ngoại giao.

13. UBND thành phố Hà Nội (ngày 17/12/2009), Báo cáoThực trạng tình hình dân cư và những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

14. Bùi Tôn Hiến, Chử Thị Lân, Phát triển dịch vụ xã hội cho người lao động dôi dư do tác động của chuyển đổi cơ cấu, công nghệ và khủng hoảng kinh tế.

15. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định Số 09/ 2011/ QĐ-TTg

ngày 30/1/2011.

16. (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng

17. (2003), Giáo trình Cứu trợ xã hội, NXB Lao động Xã hội. 18. Bùi Thiết (1993), Từ điển Hà Nội, NXB Văn hoá- Thông tin. 19. http://larsqronnings.blogspot.com/2011/09/my-theory-of-social- change.html 20. http://portal.thongke.gov.vn/khodulieudanso2009/Tailieu/AnPham/k etquachuyeu/P2Chuong6.pdf 21. http://vietnam.unfpa.org/public/cache/offonce/lang/vi/pid/10036;jses sionid=7FD8801051E4FDEF8D4831BB3DCB0D26.jahia01 22. http://www.vnua.edu.vn/khoa/xahoi/index.php/notice/240-khht 23. http://tiengchuong.vn/Nghien-cuu-Chuyen-de/Lao-dong-di-cu-co- quyen-duoc-huong-an-sinh-xa-hoi/16077.vgp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trợ giúp người nghèo nhập cư thành phố hà nội tiếp cận thông tin dịch vụ xã hội qua phương pháp công tác xã hội nhóm (điển cứu tại phường phúc xá quận ba đình thành phố hà nội) (Trang 113 - 122)