2.1. Các loại hình sự kiện đƣợc tổ chức trong hoạt động thông tin – thƣ viện tạ
2.1.1. Toạ đàm người dùng tin
Tọa đàm NDT là sự kiện mang tính chất họp mặt một số lượng lớn NDT để cùng nhau trao đổi ý kiến về các chủ đề cụ thể. Theo số liệu khảo sát, có 16,54% NDT cho rằng các sự kiện của thư viện nên hướng tới mục đích là tọa đàm kết nối với NDT và 21,28% khẳng định tọa đàm NDT là loại hình sự kiện họ muốn tham gia. Từ đó, có thể thấy rõ vai trị to lớn cũng như tầm quan trọng của việc tổ chức các buổi tọa đàm NDT. Các số liệu khảo sát thực tế cũng cho thấy, hiện nay các thư viện trường ĐH đã và đang chú trọng tổ chức loại hình sự kiện này. Trong ba năm (2013-2015), tại năm thư viện trường ĐH được tiến hành khảo sát đã tổ chức 15 tọa đàm NDT. Các buổi tọa đàm này được diễn ra trong một ngày với dung lượng thời gian kéo dài từ 90 đến 120 phút. Không gian tổ chức là một hội trường có trang thiết bị phù hợp, phần thiết kế trang trí đơn
giản, đảm bảo có đủ chỗ ngồi cho khách mời và NDT tham dự. Hình thức và mục đích tổ chức của các buổi tọa đàm NDT rất đa dạng với nhiều chủ đề phong phú. Cụ thể:
+ Các thư viện đã tổ chức 4 tọa đàm NDT (chiếm 26,67%) với mục đích giúp CBTV tiếp nhận thơng tin phản hồi, lắng nghe ý kiến góp ý của NDT thơng qua đó nắm bắt nhu cầu tin để có những thay đổi và phương hướng phát triển phù hợp. Hầu hết các tọa đàm này đều hướng tới việc tiếp nhận ý kiến và giải đáp thắc mắc của toàn thể đối tượng NDT đặc trưng của thư viện ĐH là sinh viên, học viên, cán bộ và giảng viên của nhà trường. Đặc biệt, trong đó có 1 tọa đàm với chủ đề: “Nâng cao chất lượng hoạt động TT-TV tại Học viện Ngân Hàng - vai trò của cán bộ viên chức Học viện Ngân Hàng” ( 21/4/2014) tại Trung tâm Thông tin – Thư viện của Học viện có giới hạn đối tượng NDT hẹp hơn, cụ thể là nhóm đối tượng cán bộ và giảng viên. Nội dung chính của buổi tọa đàm là tiếp nhận những ý kiến góp ý của cán bộ, giảng viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thông tin đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đề xuất cơ chế phối hợp hoạt động giữa giảng viên với thư viện trong công tác bổ sung tài liệu mới.
+ Thêm vào đó, các thư viện trường ĐH được khảo sát cũng đã tổ chức 3 tọa đàm (chiếm 20%) với mục đích hướng dẫn NDT phương pháp đọc sách hiệu quả. Đối tượng mà những buổi tọa đàm này hướng tới là nhóm sinh viên, học viên đang học tập và nghiên cứu tại nhà trường. Vì thế, những buổi tọa đàm này thường được tổ chức trong một không gian thân thiện với các chủ đề như: “Thầy đọc sách như thế nào?”, “Kỹ năng đọc sách nhanh”, “Kỹ năng đọc
sách hay, các buổi tọa đàm này còn thu hút NDT thơng qua việc tổ chức các trị chơi liên quan đến sách để NDT có thể vận dụng ln những phương pháp đọc sách vừa được giới thiệu hoặc mời những diễn giả là chính những giảng viên trong trường đến truyền đạt lại những kinh nghiệm đọc sách hiệu quả của bản thân tạo sự thân thiện và tin cậy.
+ Hình thức giao lưu, trao đổi giữa tác giả/ diễn giả với NDT về một tác phẩm hay một vấn đề văn hóa – xã hội là một trong những sự kiện tọa đàm NDT được tổ chức thường xuyên. Đã có 5 tọa đàm NDT (chiếm 33,33%) được tổ chức dưới hình thức này. Các buổi tọa đàm với mục đích giao lưu, trao đổi thường được tổ chức vào khoảng thời gian là buổi tối. Trong đó, tiêu biểu có ba sự kiện giao lưu văn học – nghệ thuật được diễn ra với quy mơ hồnh tráng là:
“Đêm nhạc thơ” – đọc thơ với chủ đề “Xin chào” (12/11/2013), “Việt Thái - Hành trình đến những con số” với vở kịch “It makes no difference with love”
(17/7/2014) tại Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐH FPT và “Đêm giao lưu văn
nghệ” với chủ đề “Những cuộc trò chuyện của thầy giáo già về văn thơ trong tình yêu và cuộc sống với sinh viên” (13/4/2015) tại Thư viện ĐH Thủy Lợi. Bên
cạnh đó, buổi nói chuyện, giao lưu với chủ đề “Văn hóa đọc – một góc nhìn” (18/4/2014) tại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐH Luật Hà Nội với sự tham gia của TS. Vũ Dương Thúy Ngà và nhà thơ Trần Ninh Hồ cũng đã góp phần giúp sinh viên nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa đọc. Góp một phần khơng nhỏ trong việc hình thành văn hóa đọc trong sinh viên, việc tổ chức các buổi tọa đàm giao lưu với các tác giả có những tác phẩm hay dành cho sinh viên cũng đã được quan tâm chú trọng như sự kiện “Đêm giao lưu” với hai tác giả trẻ Hamlet Trương và Iris Cao diễn ra vào tối 23/4/2014 tại Thư viện ĐH Thủy Lợi.
+ Ngồi ra, đã có 3 buổi tọa đàm NDT (chiếm 20%) được tổ chức với hình thức toạ đàm sinh hoạt chuyên đề chuyên ngành. Với các đặc trưng về lĩnh nghiên cứu, giảng dạy của từng trường ĐH, thư viện cũng đã bước đầu chú trọng phối hợp với các giảng viên/diễn giả trong và ngoài trường tổ chức các buổi trao đổi về các chuyên ngành đào tạo. Một trong những thư viện đi đầu trong việc tổ chức các buổi toạ đàm sinh hoạt chuyên đề chuyên ngành là Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐH FPT. Trong năm 2014, Trung tâm đã tổ chức các buổi tọa đàm chuyên ngành như: Tọa đàm“Tài nguyên thông tin tham khảo chuyên ngành
công nghệ thông tin 2013” phối hợp với hai giảng viên trong trường giới thiệu
các tài nguyên thông tin tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu về chuyên ngành công nghệ thông tin, chia sẻ về những cuốn sách hay, những đường link website chuyên ngành, những khóa học trực tuyến hữu ích. Tọa đàm “Các xu hướng công nghệ trên thế giới và cơ hội nghề nghiệp của lập trình viên trong tương lai” với khách mời - diễn giả là ông Lê Hà Đức - Giám đốc công ty
FTICO và ơng Phạm Ngọc Hà - Trưởng phịng tuyển dụng FPT Software tại Hà Nội nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên có những định hướng rõ ràng về sự phát triển và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Như vậy có thể thấy, tọa đàm NDT là một trong những loại hình sự kiện đã và đang rất được quan tâm chú trọng trong hoạt động thông tin – thư viện tại các trường ĐH ở Hà Nội. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, số lượng NDT đã tham gia các buổi tọa đàm NDT tại thư viện chỉ chiếm 14,99%. Điều này cho thấy, mặc dù với các chủ đề đa dạng, hình thức tổ chức phong phú nhưng tọa đàm NDT tại các thư viện trường ĐH vẫn chưa thực sự thu hút được NDT quan tâm và tham gia.