Hiệu quả hoạt động truyền thông sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin – thư viện tại các trường đại học ở Hà Nội (Trang 70 - 72)

Nếu một sự kiện có ý tưởng sáng tạo và quy trình tổ chức chuyên nghiệp nhưng hoạt động truyền thông sự kiện không đạt hiệu quả sẽ không thể thu hút nhiều NDT biết, quan tâm và tham gia sự kiện. Vì thế, hiệu quả truyền thơng sự kiện chính là một trong các tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá chất lượng TCSK tại mỗi cơ quan thông tin – thư viện. Thực tế khảo sát cho thấy, các thư viện trường ĐH đã và đang ngày càng đa dạng hoá các phương tiện quảng bá sự kiện để nâng cao hiệu quả truyền thông nhằm thu hút được nhiều NDT biết và tham gia. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 TT TT-TV Ngân Hàng TT TT-TV ĐH Luật TT TT-TV ĐH FPT TV ĐH Thuỷ Lợi TV Tạ Quang Bửu

Banner, poster và tời rơi Báo/nội san, chương trình radio Qua website, cổng thơng tin điện tử Qua trang mạng xã hội, forum Trường/khoa/lớp thông báo Thầy cô/bạn bè truyền miệng

Biểu đồ 2.4: Hiệu quả quảng bá sự kiện của các kênh truyền thông đã được các thư viện trường ĐH sử dụng

[Phụ lục 2: Bảng 2.4, tr.107]

Biểu đồ phản ánh hiệu quả quáng bá sự kiện trong việc giúp NDT tiếp nhận các thông tin về sự kiện đã cho thấy hầu hết các phương tiện được sử dụng đều đã phát huy được tác dụng. Người dùng tin tại các thư viện có thể biết đến sự kiện thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Trong đó, thơng qua các banner, poster, tờ rơi dán và phát tại thư viện, qua mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) là hai kênh thông tin thu hút được nhiều nhất NDT. Việc quảng bá sự kiện qua

website, cổng thông tin điện tử của trường và thư viện vẫn chưa thực sự thu hút được NDT tham gia. Các phương tiện truyền thông mới như sử dụng chương trình radio hay gửi vào hịm thư chung của lớp tuy chưa được áp dụng rộng rãi nhưng đã thu được những kết quả khả thi.

3.25%

73.38%

23.37% Khơng có thơng tin về sự kiện

Khơng có thời gian tham gia

Có thể nhưng khơng muốn tham gia

Biểu đồ 2.5: Ngun nhân NDT không tham gia các sự kiện được tổ chức tại các thư viện trường ĐH

[Phụ lục 2: Bảng 2.5, tr.108]

Tuy nhiên, với những nỗ lực truyền thông như vậy, số lượng NDT chưa từng tham gia các sự kiện vẫn chiếm tới 61,6%. Trong đó, 73,38% lý do khơng tham gia sự kiện là do khơng có thơng tin về sự kiện và 3,25% NDT biết, có thể nhưng khơng muốn tham gia sự kiện. Những số liệu này đã chứng minh mặc dù đã nỗ lực đa dạng hố các phương tiện truyền thơng nhưng hiệu quả truyền thông sự kiện đến với NDT vẫn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, trong số những NDT tham gia sự kiện được khảo sát có 14,48% cho biết mức độ sử dụng thư viện của họ khơng có sự thay đổi sau khi tham gia sự kiện và 7,29% cho rằng sự kiện khơng giúp họ có thêm những thơng tin về thư viện. Những số liệu này cũng cho thấy, hiệu quả truyền thông mà các sự kiện được tổ chức đem lại là chưa cao. Như vậy có thể thấy, việc truyền thơng sự kiện vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Các CBTV cần có những biện pháp marketing sự kiện sáng tạo và thu hút hơn nữa để nâng cao chất lượng truyền thông sự kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức sự kiện trong hoạt động thông tin – thư viện tại các trường đại học ở Hà Nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)