Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 25 - 30)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Các khái niệm công cụ

1.1.1. Khái niệm tình dục

Tình dục là xung lực nội tại của ngƣời muốn có khoái cảm, muốn thoả mãn những nhu cầu sinh lý của con ngƣời. Trong điều kiện thông thƣờng, nhu cầu mạnh mẽ nhất và cũng đem lại khoái cảm cao nhất là nhu cầu quan hệ nam nữ. Nhƣ vậy, tình dục là bản năng tự nhiên.

Tình dục là sự phát triển tự nhiên và tất yếu của tính dục khi con ngƣời bƣớc vào tuổi dậy thì. Đó là ham muốn khoái lạc tập trung vào đối tƣợng khác giới, kèm theo những tình cảm tốt đẹp.

Tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con ngƣời, bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì và là một bản năng duy trì nòi giống. tình dục là một hoạt động sống mạnh mẽ nhất, đam mê nhất, đồng thời đem lại khoái cảm mãnh liệt nhất, nhờ đó mà có sự sinh sản để duy trì nòi giống.

Tình dục là sản phẩm xã hội, bị quy định bởi các yếu tố văn hóa và xã hội. Chúng ta nghĩ và làm theo giống nhƣ ngƣời khác trong cộng đồng của mình. Các nền văn hoá khác nhau có những quan niệm, thái độ và hành vi tình dục khác nhau.

(Theo Đào Xuân Dũng, “Giáo dục giới tính”, NXB Thanh niên, 1995)

1.1.2. Khái niệm quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thƣờng chỉ hành vi đƣa bộ phận sinh dục nam vào trong bộ phận sinh dục nữ. Quan hệ tình dục cũng có thể diễn ra giữa những thực thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lƣỡng tính. Những năm gần đây, việc thực hiện với những bộ phận không phải là bộ phận sinh dục (quan hệ đƣờng miệng, đƣờng hậu môn, hoặc dùng ngón tay) cũng đƣợc bao gồm trong định nghĩa này.

Trong cách tiếp cận của xã hội học, QHTD không chỉ đơn thuần là mang những đặc tính về mặt sinh học mà còn mang tính văn hoá, xã hội và lịch sử. Chỉ có thể lĩnh hội đƣợc các hình thức và ý nghĩa của tình dục trong bối cảnh tổng thể của một nền văn hoá mang tính định chế xã hội, bao gồm cả sự phân biệt giới, các khuôn mẫu của nam tính và nữ tính. Nhƣ vậy, ở con ngƣời, QHTD không chỉ mang tính bản năng mà còn chịu sự chi phối của các giá trị, chuẩn mực xã hội.

Trong cách tiếp cận của xã hội học, QHTD không chỉ đơn thuần là mang những đặc tính về mặt sinh học mà còn mang tính văn hoá, xã hội và lịch sử. Chỉ có thể lĩnh hội đƣợc các hình thức và ý nghĩa của tình dục trong bối cảnh tổng thể của một nền văn hoá mang tính định chế xã hội, bao gồm cả sự phân biệt giới, các khuôn mẫu của nam tính và nữ tính. Nhƣ vậy, ở con ngƣời, QHTD không chỉ mang tính bản năng mà còn chịu sự chi phối của các giá trị, chuẩn mực xã hội.

Theo cách hiểu trên ở các nƣớc phƣơng Đông, trong đó có nƣớc ta, vốn coi trọng sự tiết dục, coi tình dục chỉ là việc trong hôn nhân, trinh tiết đƣợc rất coi trọng đối với ngƣời con gái trƣớc khi về nhà chồng. Tuy nhiên, khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là phải đồng thời chấp nhận hội nhập về văn hoá và lối sống ở một mức độ nhất định. Xu hƣớng tình dục “thoáng” hiện nay là một thực tế đã đƣợc báo động trƣớc mà ta không thể nào tránh đƣợc. Vì vậy cần đƣợc trang bị những kiến thức nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi của tầng lớp thanh niên đối với vấn đề tình dục trƣớc hôn nhân, giúp giới trẻ tránh đƣợc những hậu quả của QHTD trƣớc hôn nhân mang lại.

(Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thuận - CN. Trần Xuân Kỳ, “Giới và phát triển”, NXB Lao động - xã hội, 2009)

1.1.3. Khái niệm hôn nhân

Hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt đƣợc pháp luật thừa nhận, có giá trị lâu dài. Khái niệm “hôn nhân” không thể đƣợc rút gọn về một tiêu chuẩn riêng, nhƣ tính “hợp pháp” hay khả năng tái sinh sinh học và xã hội. Vì tính chất thể loại đặc biệt của nó đƣợc lý giải bởi cấu trúc bên trong đặc biệt và bởi xã hội đã giao phó cho nó những chức năng đa dạng nhất trong xã hội loài ngƣời. Dù tất cả sự khác biệt văn hoá thì hôn nhân ở bất cứ đâu, dù có sự khác biệt về mức độ trách nhiệm vẫn đƣợc công nhận là “thể chế” xã hội để đảm bảo sự kế tục hợp pháp, thƣờng đƣợc xã hội bảo vệ và ở mức độ nhiều hay ít chịu sự điều tiết của xã hội, lý giải sự tiếp tục kế thừa và đòi hỏi sự tƣơng trợ và hợp tác lẫn nhau của cả hai bên.

Nhƣ vậy, hôn nhân đƣợc đề cập đến với tƣ cách là một mối quan hệ đƣợc luật pháp và xã hội thừa nhận. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm hôn nhân nhằm mục đích so sánh mối quan hệ “ngoài hôn nhân” của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay với những quan hệ hôn nhân đã đƣợc xác lập.

(Theo Đào Xuân Dũng, “Giáo dục giới tính”, NXB Thanh niên, 1995)

1.1.4. Khái niệm chương trình

Theo Từ điển Bách Khoa Tiếng Việt, chƣơng trình là toàn bộ những việc cần làm đối với một lĩnh vực công tác hoặc tất cả các mặt công tác của một cơ quan, một ngành chủ quản hay của Nhà nƣớc nói chung theo một trình tự nhất định và trong thời gian nhất định.

Đối với những chƣơng trình quan trọng, cần có sự phê duyệt hoặc ra quyết định ban hành của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi đã đƣợc phê duyệt hoặc ban hành thì các cơ quan, tổ chức có liên quan phải tổ chức thực hiện nghiêm túc

1.1.5. Khái niệm giáo dục giới tính

Theo định nghĩa của ngành Y Tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục , sinh sản , quan hệ tình dục, sức khỏe sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai , và các khía cạnh khác của thái độ tình dục của loài ngƣời.

Những cách giáo dục giới tính thông thƣờng là thông qua cha mẹ, ngƣời chăm sóc, các chƣơng trình trƣờng học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng.

Giáo dục giới tính có thể đƣợc dạy một cách không chính thức, nhƣ khi một ai đó nhận đƣợc thông tin từ một cuộc trò chuyện với cha mẹ, bạn bè, ngƣời lãnh đạo tôn giáo, hay qua truyền thông. Nó cũng có thể đƣợc truyền dạy qua các tác giả với các tác phẩm về giới tính, chuyên mục báo chí, hay qua các trang web về giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính chính thức diễn ra khi các trƣờng học hay ngƣời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thực hiện điều này.

Theo Từ điển Bách khoa về giáo dục: “ Giáo dục giới tính là giáo dục chức năng làm một người có giới tính, điều quan trọng là đề cập vấn đề giới tính một cách công khai và đầy đủ ở lớp từ nhà trẻ đến đại học, giúp học sinh cảm thấy an toàn và tự do trong việc biểu hiện cảm xúc liên quan đến đời sống giới tính”.

Theo A.G.Khrivcova, D.V. Kolexev thì “Giáo dục giới tính là một quá trình hướng vào việc vạch ra những đường nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác”.

Thỉnh thoảng giáo dục giới tính chính thức đƣợc dạy nhƣ một chƣơng trình đầy đủ nhƣ một phần của chƣơng trình học tại các trƣờng trung học hay trung học cơ sở. Ở những trƣờng hợp khác nó chỉ là một bài học bên trong

một lớp học rộng hơn về sinh học, sức khỏe, kinh tế gia đình hay giáo dục thể chất. Một số trƣờng không dạy giáo dục giới tính, bởi nó vẫn là một vấn đề gây tranh cãi ở một số quốc gia, đặc biệt là Hoa Kỳ (đặc biệt về vấn đề độ tuổi trẻ em cần nhận đƣợc sự giáo dục nhƣ vậy, số lƣợng chi tiết liên quan, và các chủ đề về khuynh hƣớng tình dục ví dụ nhƣ cách thực hiện, tình dục an toàn, thủ dâm, tình dục trƣớc hôn nhân và đạo đức tình dục).

(Theo Từ điển Bách khoa về giáo dục)

1.1.6. Khái niệm học sinh

Học sinh đƣợc hiểu là những ngƣời đang trong độ tuổi đến trƣờng, tham gia quá trình học tập tại trƣờng học. Ở đây, trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung nghiên cứu về trƣờng hợp học sinh THPT (trong độ tuổi từ 15 đến 17 tuổi, tƣơng đƣơng với học sinh của 3 khối 10, 11, 12) (Theo Từ điển Bách khoa về giáo dục)

1.1.7. Khái niệm nhân viên Công tác hội

Hiệp hội CTXH quốc tế và các trƣờng đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH nhƣ sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường trao đổi quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người với môi trường sống.

Trong nhiều tài liệu Tiếng Việt, có thể gặp những khái niệm nhân viên công tác xã hội, cán bộ xã hội, cán sự xã hội, ngƣời trợ giúp. Nhân viên xã hội (social worker) đƣợc Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế - IASW định nghĩa: “Nhân viên xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự

tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.

(Nguồn: theo TS. Bùi Thị Xuân Mai, “Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động - xã hội, 2010)

1.1.8. Khái niệm hỗ trợ hoàn thiện

Theo Từ điển bách khoa Tiếng Việt, “hỗ trợ” là giúp đỡ lẫn nhau, bổ sung, thêm vào để hoàn chỉnh hơn. “Hoàn thiện” tức là sự trọn vẹn, đầy đủ, tốt đẹp.

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, khi đặt hai cụm từ gần nhau, “hỗ trợ hoàn thiện” cho thấy ý nghĩa đó là đƣa ra những định hƣớng, phƣơng pháp nhằm bổ sung giúp cho đầy đủ, hoàn chỉnh và đạt đƣợc hiêu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)