Nội dung chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 82 - 87)

3.1.3 .Về hình thức của chƣơng trình GDGT

3.2. Hỗ trợ hoàn thiện chƣơng trình GDGT cho học sinh trƣờng THPT

3.2.2. Nội dung chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng

Giáo dục giới tính là tiến trình suốt cả đời ngƣời, là chuyện phải làm hàng ngày, trƣớc hết là ở gia đình nhằm trang bị kiến thức, hình thành nhân cách, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản sau này. Chính vì thế, một chƣơng trình GDGT hiệu quả thì phải mang tính toàn diện.

Nó bao gồm những hiểu biết về phát triển tính dục, các mối quan hệ, hình ảnh về thể chất và vai trò giới, tình bạn, tình yêu, tình dục. Giáo dục giới tính đề cập đến các khía cạnh về sinh học, văn hoá xã hội, tâm lý và tâm linh của vấn đề giới tính, từ lĩnh vực nhận thức (thông tin) đến lĩnh vực tình cảm (cảm xúc, giá trị, thái độ) và lĩnh vực hành vi (kỹ năng truyền thông, giao tiếp và kỹ năng quyết định) của mỗi cá nhân.

Chúng tôi đã tiến hành tham khảo công trình nghiên cứu - Sáng kiến

“Sự cần thiết của việc xây dựng chương trình và đưa giáo dục giới tính vào trường học” của tác giả Lê Thị Bé Nhung - giáo viên trƣờng THPT Phan Ngọc Tòng, Bến Tre là một trong ba công trình giành giải thƣởng xuất sắc cuộc thi “Tri thức trẻ vì giáo dục” năm 2016. Từ đó, đƣa ra định hƣớng về GDGT theo 5 bƣớc nhƣ sau:

- Bƣớc 1 là đƣa ra đƣợc hƣớng đi đúng đắn và cần thiết là xây dựng đƣợc chƣơng trình giáo dục giới tính phù hợp với từng cấp học. Đây là một điều mà có lẽ nhiều ngƣời đã nghĩ tới, nhƣng chƣa có điều kiện để nói và trình bày suy nghĩ của mình.

- Bƣớc 2 là từ chƣơng trình giáo dục giới tính vừa đƣợc thiết kế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng chƣơng trình tập huấn; chọn lọc; hƣớng dẫn, rèn luyện kĩ năng cho những giáo viên phù hợp tham gia giảng dạy môn học giáo dục giới tính.

- Bƣớc 3 là: Điều chỉnh, bổ sung môn học giáo dục giới tính vào phân phối chƣơng trình các lớp; nên xem môn học này là một môn điều kiện nhƣ môn học thể dục để tạo tâm lí học tập thoải mái cho học sinh nên không cần phải tính điểm; tổ chức giảng dạy từ 4-8 tiết cho một năm học tùy theo cấp, lớp. - Bƣớc 4 là: áp dụng giảng dạy đại trà trong trƣờng học; đảm bảo đầy đủ thiết bị, dụng cụ, mô hình cho giáo viên giảng dạy phù hợp với nội dung giáo dục giới tính của từng cấp, lớp; khảo sát ý kiến của học sinh và giáo viên về nội dung, chƣơng trình môn học và điều chỉnh nội dung cho phù hợp nhất sau ba năm dạy thử nghiệm đại trà; khuyến khích học sinh phổ biến nội dung giáo dục giới tính cho phụ huynh và gia đình để nhiều ngƣời hiểu hơn về những kiến thức giới tính cần thiết.

- Bƣớc 5 là thƣờng xuyên tập huấn, rèn luyện kĩ năng giáo dục giới tính cho giáo viên phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đƣa ra đề xuất về nội dung giáo dục giới tính theo độ tuổi, cụ thể nhƣ sau:

Giai đoạn từ 5 - 10 tuổi:

Cha mẹ có bổn phận dạy con cái ngay từ trong gia đình, không thể “khoán” cho ai khác. Và phải dạy rất sớm vì đây là vấn đề liên quan đến nếp sống của mỗi gia đình, đến giá trị, lòng tin, thái độ và nhất là hành vi, hình thành nhân cách của mỗi con ngƣời để có một cuộc sống hạnh phúc về sau. Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã đƣợc học về tình yêu thƣơng, trìu mến, vuốt ve, cƣng nựng, học về những mối quan hệ anh chị em, cha mẹ, ông bà… Trẻ học về giới tính khi cha mẹ chăm sóc, chuyện trò hàng ngày, lúc vui chơi với chúng, lúc thay quần đổi áo cho chúng, dạy chúng biết các bộ phận của cơ thể từ mắt mũi, tai miệng, đến bộ phận sinh dục… Ngay từ lúc đó, trẻ đã học “không phân biệt đối xử” với các bộ phận trong cơ thể mình, và có trách nhiệm gìn giữ vệ sinh đâu đó đàng hoàng. Trẻ lớn dần thì hiểu biết sẽ mở rộng thêm về sinh lý học, về các hành vi, thái độ, giá trị liên quan giới tính của gia đình cũng nhƣ môi trƣờng văn hoá xã hội chúng đang sống.

Giai đoạn từ 11 - 16 tuổi:

- Lúc này, nhà trƣờng và gia đình cần có sự giáo dục cho các em về tuổi dậy thì, những biến đổi tâm - sinh lý tuổi dậy thì, hiện tƣợng kinh nguyệt; cách vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục đúng cách; những biến đổi và khác biệt về tính cách của con trai và con gái do hoocmon từ tuyến sinh dục gây ra. Đồng thời cũng cần giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.

- Ở giai đoạn này, giáo dục giới tính cũng cần hƣớng đến cung cấp kiến thức cho các em về sự thụ tinh, phân biệt giữa tình bạn và tình yêu, hiểu biết sâu sắc các giá tri của tình bạn tình yêu; hiểu biết những thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu QHTD sớm, tảo hôn. Bên cạnh đó, giáo

dục cho các bạn nam biết tự trọng, tôn trọng bảo vệ bạn gái của mình, có bản lĩnh biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu trong sáng, lành mạnh khi chớm nở; giáo dục kỹ năng phòng vệ trƣớc các áp lực nội tại đến từ hai phía, đặc biệt giáo dục kỹ năng phòng vệ cho các em gái trƣớc nguy cơ bị xâm hại.

Giai đoạn từ 16- 18 tuổi

- GDGT hƣớng đến việc hoàn thiện và củng cố các kiến thức liên quan đến SKSS giới tính cho học sinh. Lúc này, kết quả đặt ra trong mọi hoạt động đó là đảm bảo các em hiểu biết đúng đắn về QHTD, QHTD an toàn, cách phòng tránh bệnh xã hội, cách tránh thai an toàn....

- Việc chú ý tới tâm sinh lý của các em luôn là điều cần thiết. Vì giai đoạn này là giai đoạn chuyển giao, đánh dấu bƣớc ngoặt mới, đặt tiền đề cho việc trở thành “ngƣời lớn”. Bởi vậy, các em cần biết xác định đâu là nhiệm vụ chính của mình và biết chịu trách nhiệm với hành động của bản thân mình. -GDGT ở độ tuổi này sẽ giúp các em tự tin, tự chủ, tự hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói “không” trƣớc cám dỗ của chính bản thân, bạn bè và xã hội.

Nhìn chung, GDGT đòi hỏi cần có một chƣơng trình đầy đủ, rõ ràng và hợp lý. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, học sinh, phụ huynh và nhân viên xã hội. Thẳng thắn, chân tình, cởi mở và khoa học trong trao đổi là cách tốt nhất để truyền thông giữa cha mẹ và con cái suốt giai đoạn tuổi thơ cũng nhƣ ở tuổi tiền dậy thì và dậy thì, tuổi thanh niên, nhờ đó tạo nên một phƣơng cách xử thế khi trẻ trƣởng thành cho vấn đề sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản. Do vậy, cha mẹ cũng phải trang bị cho mình đủ kiến thức để tự tin và có phƣơng pháp tiếp cận phù hợp với từng lứa tuổi.

Thế nhƣng do từ trƣớc ngƣời lớn chúng ta cũng chƣa hề đƣợc “giáo dục giới tính” nên không tránh khỏi lúng túng. Do vậy, để có thể “vƣợt qua chính mình”, cần xem xét lại một số nhận thức, quan điểm của bản thân về giới tính, về tình dục để có thái độ thích hợp. Trang bị kiến thức cơ thể học, sinh lý học tuy vậy không khó bằng cách nhìn nhận vấn đề, tức “quan điểm” – cũng gọi là các “giá trị” – của chính bản thân. Cần thấy rằng khi nói đến tình dục, không thể chỉ nói chuyện giao hợp mà phải bao gồm toàn bộ các khía cạnh liên quan nhƣ thể chất, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý và cảm xúc. Giáo dục giới tính là giáo dục toàn diện các khía cạnh đó, chứ không phải chỉ dạy cách dùng bao cao su hay sử dụng thuốc ngừa thai.

Cần có một chƣơng trình giáo dục giới tính toàn diện, không manh mún, lẻ tẻ, mà có hệ thống, đƣợc soạn thảo không bởi một vài cá nhân “có thẩm quyền” nào đó theo quan điểm riêng của họ rồi áp đặt cho mọi ngƣời mà phải do một nhóm chuyên viên y học, giáo dục, tâm lý xã hội... ngồi lại với nhau để thống nhất một số nguyên tắc cơ bản – các giá trị – để có tiếng nói chung. Chẳng hạn tính dục là một phần tự nhiên và lành mạnh của đời sống con ngƣời. Tính dục không đơn thuần là chuyện giao hợp. Với con ngƣời, tính dục bao hàm sinh học, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý, cảm xúc…

Nói đến tình dục, không thể chỉ nói chuyện giao hợp mà phải bao gồm toàn bộ các khía cạnh liên quan nhƣ thể chất, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý và cảm xúc. Giáo dục giới tính là giáo dục toàn diện các khía cạnh đó, chứ không phải chỉ dạy cách dùng bao cao su hay sử dụng thuốc ngừa thai.

Mọi ngƣời ai cũng có nhân phẩm, mỗi ngƣời là một cá thể độc đáo trong bối cảnh văn hoá chung. Đừng vì thấy ngƣời ta khác mình mà cho là sai lạc, bệnh hoạn rồi đối xử kỳ thị, bất công. Mỗi cá nhân có kiểu hành xử tình dục riêng, miễn là không mang lại bệnh hoạn, tai hoạ cho mình hay cho ngƣời và không trái thuần phong mỹ tục, văn hoá chung của cộng đồng. Mỗi ngƣời

tự quyết định và chịu trách nhiệm về hành vi tính dục của mình và những hậu quả nếu có. Do vậy, cần có đủ kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ. Cũng cần nhớ trẻ con thích “khám phá” và tò mò học hỏi về tính dục là một tiến trình phát triển tự nhiên.

Chƣơng trình này sẽ không chỉ dành riêng cho các nhà giáo dục, cho nhà trƣờng – từ nhà trẻ đến sau đại học – mà còn cho truyền thông đại chúng, cho các tổ chức xã hội, tôn giáo, và cho các bậc phụ huynh – kể cả ngƣời giúp việc trong gia đình… để tránh tình trạng hiểu sai lệch vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)