Bức tranh khái quát về việc triển khai chƣơng trình GDGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 49 - 58)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng chƣơng trình giáo dục giới tính đã đƣợc triển khai thực

2.2.1. Bức tranh khái quát về việc triển khai chƣơng trình GDGT

cho học sinh tại trƣờng

Về mục đích chương trình GDGT

Chƣơng trình GDGT đã bƣớc đầu đƣợc triển khai và thực hiện trong nhiều năm tại trƣờng THPT Thanh Thủy. Với mục tiêu nhằm nâng cao kiến thức cho học sinh về SKSS-GDGT, nhà trƣờng đã phối kết hợp với các Hội, ban ngành, CLB tại địa phƣơng tổ chức các hoạt động cho học sinh.

Bám sát vào chƣơng trình GDGT của cả nƣớc, trƣờng THPT Thanh Thủy đã đặt ra các mục đích cơ bản cho hoạt động GDGT tại trƣờng, cụ thể nhƣ sau:

- Phòng ngừa: Là việc dự đoán những khó khăn trƣớc khi xảy ra và cung cấp những biện pháp cần thiết đáp ứng nhu cầu con ngƣời. Chính vì thế, hoạt động GDGT tại trƣờng hƣớng tới mục tiêu đầu tiên là trang bị kiến thức, kỹ năng giúp học sinh bảo vệ mình trong tình yêu mới lớn tuổi học trò, nắm bắt đƣợc các biện pháp tránh thai an toàn, quan hệ tình dục an toàn và cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục… Tất cả nhằm hƣớng các em tạo cho mình một cuộc sống an toàn, lành mạnh, tạo dựng tƣơng lai vững chắc cho các em.

- Phục hồi: Hỗ trợ cho học sinh có đủ sức mạnh trở lại giải quyết những khó khăn, vấn đề về tâm lý, tình cảm và hành vi của các em. Trong số rất nhiều học sinh, cũng có một vài trƣờng hợp vì thiếu hiểu biết nên đã vấp phải những sai lầm đáng tiếc (đi quá giới hạn trong tình yêu, nạo phá thai…). Sau những tổn thƣơng không chỉ về thể xác mà còn là tâm lý, khiến các em hạn chế trong giao tiếp, hòa nhập cộng đồng thì các em rất cần thiết có đƣợc sự động viên tinh thần, chia sẻ, định hƣớng con đƣờng đi đúng đắn cho các em. Hoạt động GDGT tại trƣờng THPT Thanh Thủy bƣớc đầu đã làm đƣợc điều đó, giúp các em phục hồi những tổn thƣơng, tái hòa nhập cộng đồng, tự tin giao tiếp và quan trọng đó là lấy lại tinh thần tập trung học tập, rèn luyện sức khỏe.

- Can thiệp/chỉnh sửa: Giúp đỡ các học sinh chỉnh sửa lại hành vi lệch chuẩn (sàm sỡ, chọc ghẹo bạn, lƣu truyền văn hóa phẩm đồi trụy hay bị nhà trƣờng phát hiện có hành vi đi quá giới hạn trong tình yêu…). Đối với trƣờng hợp này, hoạt động GDGT đóng vai trò quan trọng giúp các em thay đổi trong tƣ tƣởng, nhận thức, hoàn thiện mình hơn. Các em học sinh đều trong độ tuổi mới lớn, hiểu biết còn hạn chế, còn nông nổi, bồng bột trong suy nghĩ và hành động nên không thể tránh khỏi những sai lầm. Nhà trƣờng chính là nơi giáo dục các em nên ngƣời trên nền tảng mà gia đình đã gây dựng cho các em. Cũng bởi vậy, nhà trƣờng sẽ giúp các em nhận thức đƣợc sai trái, tự thay đổi bản thân, hƣớng tới văn thiện mỹ, tập trung thật tốt cho việc học.

Qua tìm hiểu hoạt động GDGT tại trƣờng THPT Thanh Thủy, thầy Nguyễn Văn Thắng – Bí thƣ Đoàn trƣờng, ngƣời trực tiếp đảm nhiệm công tác tổ chức và triển khai chƣơng trình tại trƣờng đã cho biết: “Việc trang bị kiến thức về SKSS-GDGT cho học sinh sẽ hình thành tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường bởi trước những kiến thức nhạy cảm như giới tính, phòng tránh xâm hại, các em có thể cởi mở trao đổi, chia sẻ với thầy cô, bạn bè, gia đình để chăm sóc, bảo vệ bản thân

và phòng tránh được những nguy cơ xâm hại cho mọi người xung quanh.” Có thể thấy rằng đây là một trong nhƣng mục tiêu then chốt đƣợc nhà trƣờng tập trung chủ yếu. Đồng thời chƣơng trình GDGT còn tạo điều kiện và định hƣớng cho các em trở thành những công dân có ích trong tƣơng lai, giúp các em hình thành những hành vi xã hội tích cực, góp phần làm giảm những nguy cơ nhƣ mang thai tuổi vị thành niên, lạm dụng tình dục, vi phạm pháp luật liên quan đến xâm hại tình dục vị thành niên nói riêng và trẻ em nói chung.

Học sinh đƣợc tham gia các hoạt động về kỹ năng sống giúp cho các em sớm tự lập, biết chăm sóc cho bản thân, giao tiếp ứng xử phù hợp với mọi ngƣời xung quanh, biết tự bảo vệ bản thân khi không có cha mẹ bên cạnh. Điều đó gián tiếp giúp phụ huynh yên tâm làm việc, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Bên cạnh đó, cha mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ, giáo dục con cái, hƣớng dẫn con những kiến thức về giới tính ngay từ nhỏ, dạy con biết tôn trọng bản thân, chỉ rõ cho con thấy chỗ “nhạy cảm” là chỗ nào, hƣớng dẫn cho con biết ai là ngƣời có thể chạm vào cơ thể con cũng nhƣ con không đƣợc chạm vào của các bạn khác hay của ngƣời lớn,… để làm đƣợc điều đó, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu kiến thức, lắng nghe những thay đổi tâm – sinh lý của con cái mình để có những chia sẻ phù hợp.

Trên thực tế, các hoạt động GDGT tại trƣờng chƣa thực sự đạt đƣợc những mục đích ban đầu đặt ra. Qua phỏng vấn đối với thầy phó hiệu trƣởng trƣờng THPT Thanh Thủy, chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động GDGT mới đang ở giai đoạn cơ bản, chƣa thực sự đi sâu đi sát: “Trên thực tế, hoạt động GDGT đã có từ nhiều năm nay, thông qua việc lồng ghép với môn học trên lớp, như Sinh học, Giáo dục công dân. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự hiệu quả và chưa thu hút được đông đảo sự quan tâm của học sinh. Mục đích của hoạt động là nhằm trang bị kiến thức GDGT cho học sinh nhưng vì nội

dung sơ sài, hình thức triển khai còn hạn chế nên những mục tiêu đặt ra ban đầu khó lòng mà thực hiện được.”

Điều này cho thấy, chƣơng trình GDGT chƣa mang tính chất đồng bộ. Vậy nên cho dù mục đích hƣớng tới đƣợc vạch ra rõ ràng nhƣng các bƣớc triển khai, hình thức triển khai, các nguồn lực liên quan không đƣợc xác định cụ thể, khoa học thì hoạt động GDGT ít nhiều sẽ không đạt đƣợc hiệu quả cao. Điều này sẽ đƣợc làm rõ hơn ở những phần sau của báo cáo.

Về nội dung chương trình GDGT

Nhà trƣờng mang ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh. Trong trƣờng học, hoạt động chủ đạo của các cá nhân là học tập. Trƣờng học là một môi trƣờng xã hội hoá quan trọng của cá nhân. Việc dạy dỗ ở trƣờng cũng hình thành thái độ cho mỗi ngƣời. Tuy nhiên, mức độ tác động của giáo dục trong nhà trƣờng đến sự hình thành quan điểm ở cá nhân khác nhau ở từng độ tuổi.

Việc giáo dục trong nhà trƣờng có ảnh hƣởng lớn đến việc hình thành thái độ và hành vi của các bạn trong độ tuổi học sinh. Đặc biệt, đối với các bạn trong độ tuổi vị thành niên, giai đoạn này các em có những thay đổi về thể chất và tâm lý. Những ham muốn tình dục cá nhân bắt đầu xuất hiện. Những nhu cầu gần gũi với bạn khác giới cũng tăng cao. Chính vì vậy, nhà trƣờng đóng vai trò định hƣớng cho các em về tất cả các mặt: học hành, vui chơi, tƣơng lai, nghề nghiệp và ngay cả vấn đề tế nhị - tình dục.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng chƣơng trình GDGT đã bƣớc đầu đƣợc triển khai tại trƣờng THPT Thanh Thủy, tuy nhiên trong đó vẫn còn nhiều điểm cần lƣu ý. Trong câu hỏi tìm hiểu về các nội dung chính đang đƣợc triển khai tại trƣờng, kết quả thu đƣợc đó là tập trung chủ yếu vào 3 vấn đề sau: Tuổi dậy thì và những thay đổi về tâm sinh lý (82,7 %), Biện pháp tránh thai an toàn (63%), Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và cách

phòng tránh (87,5%). Điều này cho thấy rằng chƣơng trình GDGT tại trƣờng đã thực hiện theo chƣơng trình chung của cả nƣớc và đã tập trung vào những vấn đề thứ yếu nhằm mục đích trang bị kiến thức về SKSS cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều nội dung khác cũng vô cùng bổ ích, quan trọng chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình GDGT, chẳng hạn vấn đề tình yêu tuổi học trò, QHTD THN và những hệ lụy, tảo hôn,...Trong khi đó, đây là những vấn đề có khả năng xảy ra nhiều trên thực tế.

Hiện nay có nhiều trƣờng hợp học sinh nữ có thai sớm, tự phá thai, vƣợt cạn một mình, tự tử hàng loạt khi vƣớng vào tình yêu, tình dục quá sớm, nguyên nhân đó là thiếu kiến thức, xem nhẹ việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong trƣờng học.

Nhƣng thực tế hiện nay ở trƣờng học, việc giáo dục giới tính chƣa đƣợc thực hiện đến nơi đến chốn nên học trò đang phải tiếp cận kiến thức một cách “nửa vời”. Nếu nhƣ ở cấp tiểu học HS học về giới tính ở lớp 5 thì lên cấp THCS, phải đợi tới lớp 8, giáo dục giới tính mới trở lại, chủ yếu nằm ở môn sinh học… nhƣ cơ quan sinh dục nam/nữ, thụ tinh/thụ thai và phát triển thụ thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Tới cấp Trung học phổ thông, học sinh đều đã bƣớc vào tuổi trƣởng thành thì giáo dục giới tính lại chỉ đƣợc dạy theo kiểu “lồng ghép” qua các môn giáo dục công dân, văn học, địa lý, sinh học… Tâm lý ngại ngùng của thầy cô khi giải đáp các thắc mắc của học sinh. Bên cạnh đó, các thầy cô giáo trẻ chƣa lập gia đình trong trƣờng hiện vẫn có tâm lý “ngại ngùng” khi nói về giới tính, bộ phận sinh dục hay quan hệ tình cảm. Lúc giảng dạy, không đi sâu phân tích, chỉ giải thích vòng vo hoặc bỏ qua bài giảng chỉ vì tâm lý ngại ngùng, khiến học sinh vừa tò mò vừa khó hiểu. Tuy có kiến thức nhƣng với thầy cô, nhất là những ngƣời chƣa lập gia đình, việc trình bày vấn đề mà từ lâu chúng ta đã quan niệm là “tế nhị” này với các em học sinh là điều không dễ dàng. Nhất là việc diễn đạt, lí giải

một cách cụ thể, rõ ràng… thì nhiều thầy cô không làm đƣợc. Học sinh thì cƣời rúc rích, có em còn hỏi tới làm thầy cô càng ngƣợng.

Qua phỏng vấn với học sinh khối 11, một học sinh nữ đã cho biết: “Chúng em nhiều lúc cũng muốn tìm hiểu về kiến thức giáo dục giới tính nhưng đây là vấn đề tế nhị nên cả cô và trò đều ngại khi đề cập đến. Nhất là khi giảng bài trên lớp, nếu có nội dung nào hơi nhạy cảm chút là học sinh nữ thì ngại, các bạn nam thì trêu chọc cười đùa.” Nhƣ vậy, có thể thấy rằng đây là trở ngại lớn trong việc triển khai hoạt động GDGT tại trƣờng học. Các nội dung còn hạn chế cùng với khó khăn trong việc triển khai khiến cho chƣơng trình GDGT tại trƣờng THPT Thanh Thủy bƣớc đầu chƣa đạt đƣợc hiệu quả tốt. Bởi vậy, việc trang bị kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cũng nhƣ giúp học sinh phòng tránh các nguy cơ gây hại về tình yêu, tình dục chƣa đƣợc sâu sát và chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi.

Về hình thức triển khai chương trình GDGT

Hình thức triển khai là một thành tố quan trọng góp phần thực hiện các mục tiêu đặt ra ban đầu của chƣơng trình GDGT. Một chƣơng trình GDGT đạt đƣợc hiệu quả cao đòi hỏi phải có nội dung phong phú, hình thức triển khai đa dạng, hấp dẫn, thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia.

Nhìn chung, hình thức triển khai chƣơng trình GDGT tại trƣờng THPT Thanh Thủy vẫn còn mang tính sơ sài. Tuy vậy, chúng tôi đã có sự chọn lọc và tổng hợp đƣợc ý kiến của học sinh các khối về một vài hình thức tiêu biểu nhƣ sau:

- Hình thức 1: Lồng ghép trong môn học (Giáo dục công dân, Sinh học...) thì đa phần học sinh cho rằng hình thức này là dễ hiểu và dễ nhớ (56,4 % và 34,7%). Đây là hình thức đƣợc thực hiện từ bậc THCS và tới bậc THPT vẫn tiếp tục.

Qua điều tra chúng tôi thấy rằng GDGT đƣợc tích hợp nội dung trong môn Sinh học. Đây là môn học mà học sinh đƣợc tìm hiểu các kiến thức về giải phẫu sinh lý ngƣời, các kiến thức về giáo dục giới tính, phòng tránh thai, phòng tránh cách bệnh lây qua đƣờng tình dục,…

Bên cạnh đó, GDGT còn đƣợc tích hợp trong môn Giáo dục công dân. Có thể thấy những kiến thức về GDGT đƣợc lồng ghép trong môn học này không nhiều, nội dung chƣa sâu và chƣa thu hút đƣợc quan tâm của học sinh. Nội dung chủ yếu trong chƣơng trình sách giáo khoa Giáo dục công dân cấp THCS là nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức đạo đức và pháp luật cơ bản, học sinh thƣờng gặp khó khăn trong những bài học này vì nội dung khô khan, khó hiểu.

Trong những giờ học trên lớp, có thể học sinh còn ngần ngại nói ra những thắc mắc của mình trƣớc lớp về những kiến thức giới tính, tình dục nhƣng những buổi sinh hoạt cuối tuần, học sinh có thể chia sẻ riêng với giáo viên chủ nhiệm những điều mà các em đang lo lắng trong giai đoạn tuổi dậy thì. Theo ý kiến của các thầy cô giáo chủ nhiệm, nhà trƣờng có nên chia sẻ với học sinh về những vấn đề trên nhƣng cần đƣợc thể hiện dƣới một hình thức hoạt động tế nhị mà hiệu quả, và cũng nên có những buổi chia sẻ riêng cho học sinh nam và học sinh nữ để các em không ngƣợng ngùng.

- Hình thức 2. Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, các buổi hội thảo, tọa đàm tại trƣờng đƣợc học sinh đánh giá tƣơng đối hiệu quả, đặc biệt là dễ thực hiện. Hoạt động này đã đƣợc triển khai tại trƣờng trong một số năm gần đây dƣới sự tổ chức của Đoàn thanh niên. Các em học sinh cho rằng đây là hình thức bổ ích, lý thú, không gò bó, khó hiểu mà đem lại không khí thoải mái, là sân chơi để các em đƣợc giao lƣu và học hỏi thêm nhiều kiến thức. Các buổi hội thảo tại trƣờng đã có sự xuất hiện của hoạt động văn hóa văn nghệ, tranh ảnh, video minh họa sinh động, hấp dẫn, đem lại tinh thần hứng khởi cho cả thầy

và trò. Các thành viên khi tham gia không còn cảm thấy ngại ngùng hay cảm thấy gò bó, mang tính khuôn mẫu nữa.

- Hình thức 3. Lập tủ sách về SKSS - GDGT. Hình thức này đã bắt đầu thực hiện tại trƣờng cách đây vài năm trở lại, cũng thu hút đông đảo học sinh quan tâm, tuy nhiên vì cơ sở vật chất tại trƣờng còn nhiều hạn chế nên việc bổ sung đầu sách đa dạng vẫn còn hạn chế. Dù vậy, hình thức này vẫn đƣợc học sinh lựa chọn là dễ hiểu, dễ nhớ. Đoàn thanh niên đã có sự liên kết với Hội phụ nữ địa phƣơng để bổ sung cho tủ sách của trƣờng nhiều tranh ảnh, sách báo đa dạng, sinh động hơn.

- Hình thức 4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức SKSS - GDGT giữa các khối, lớp với nhau. Hình thức này vốn dĩ bản thân nó đã đem lại hiệu quả nhất định cho việc tuyên truyền kiến thức GDGT. Chính bởi tính năng động, sáng tạo và đa dạng của hình thức này nên nó đã học sinh lựa chọn là hình thức dễ thực hiện nhất, có sức lan rộng nhất. Đây là tín hiệu rất tích cực vì nhà trƣờng đã dành cơ hội cho các em đƣợc trang bị những kiến thức, kỹ năng để chăm sóc và bảo vệ bản thân. Các hoạt động nhƣ vậy cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên cho học sinh các lớp. Có thể thấy, vẫn còn rất thiếu những hoạt động liên quan đến SKSS-GDGT cho học sinh trong khi đây là nội dung rất cần thiết. Chính vì vậy, Ban Giám hiệu và Đoàn Thanh niên cần tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động về GDGT cho học sinh trong thời gian tới.

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh trường THPT Thanh Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)