Các lý thuyết vận dụng trong đề tài nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 30 - 34)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Các lý thuyết vận dụng trong đề tài nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết hành vi

Xuất phát của thuyết này là từ hành vi của mỗi cá nhân. Những ngƣời theo thuyết hành vi quan niệm rằng tất cả hay phần lớn các hành vi của con ngƣời đều đƣợc giải thích theo mô hình kích thích và phản ứng. Đại diện cho thuyết này là hai nhà xã hội học ngƣời Mỹ: Moreno và Hopmans.

Theo thuyết hành vi, ở mỗi con ngƣời đều có những động cơ riêng rẽ nhất định, song nó không đóng vai trò gì quan trọng trong các hành vi của họ; những động cơ của con ngƣời thƣờng mang tính chủ quan và không có tính quy luật. Do đó, chúng ta không thể nghiên cứu những động cơ chủ quan của con ngƣời về mặt khoa học mà chỉ có thể tự biện về nó mà thôi. Chúng ta không thể tái tạo đƣợc những gì đang diễn ra trong nội tâm con ngƣời, điều quan trọng và cái duy nhất chúng ta có thể nắm bắt đƣợc là những hiện tƣợng bộc lộ ra bên ngoài. Những ngƣời theo thuyết hành vi luôn coi hành vi là những phản ứng theo tình huống, cứ cho một tác động hay một kích thích vào

một cá thể nào đó thì sẽ nhận đƣợc một phản ứng nhất định, những phản ứng này độc lập với động cơ chủ quan của con ngƣời.

Nhƣ vậy, ta có công thức nổi tiếng trong tâm lý học: S – R (kích thích – phản ứng). Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích – phản ứng. Còn hành động diễn ra theo nguyên tắc hành động phản ứng có suy nghĩ. Trong hành vi không có động cơ, ngƣời ta chỉ phản ứng thôi. Trong hành động có động cơ, ngƣời ta muốn đạt đƣợc một cái gì đó.

Thuyết hành vi cho rằng sự phát triển hành vi của con ngƣời phụ thuộc vào kích thích. Con ngƣời đóng vai trò là một cơ quan. Hành vi của con ngƣời không phụ thuộc vào động cơ tình cảm của họ. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả sẽ xem xét quan niệm của học sinh hiện nay về quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân nhƣ là các hộp đen. Khi đó, các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, các cá nhân nhƣ bố/mẹ, anh/chị/em, bạn bè, cán bộ tuyên truyền, môi trƣờng sống, điều kiện kinh tế… sẽ đóng vai trò là nguồn cung cấp kích thích tác động đến hộp đen này. Từ đó, ta có thể đo đƣợc phản ứng của học sinh về các vấn đề nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về QHTD THN.

(Nguồn: theo TS. Bùi Thị Xuân Mai, “Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động - xã hội, 2010)

1.2.2. Lý thuyết về hành vi lệch chuẩn.

Lý thuyết về hệ thống môi trƣờng cho thấy hành vi con ngƣời chịu tác động từ sự tƣơng tác với các hệ thống và môi trƣờng xã hội. Để đƣợc xã hội chấp nhận nhƣ một thành viên, cá nhân phải hành xử theo mong đợi của xã hội khi cá nhân tuân thủ những chuẩn mực của xã hội đề ra. Tiến trình xã hội hóa là tiến trình cá nhân học hỏi những chuẩn mực đƣợc xã hội qui định, và những khuôn m u hành vi đúng, và những hành vi không đúng. Khi các cá nhân trong xã hội cùng tuân thủ các chuẩn mực xã hội và thực hiện các vai trò xã hội nhƣ xã hội mong muốn, xã hội sẽ đạt đƣợc trạng thái ổn định và đạt

đƣợc mục đích của toàn thể xã hội. Nhƣ vậy, chuẩn mực, vai trò mà văn hóa cung cấp sẽ là những khung qui chiếu để con ngƣời hành xử theo nhƣ mong đợi của xã hội; nhờ đó, họ trở thành một thành viên trong xã hội. Hành vi lệch chuẩn sẽ xuất hiện, khi một cá nhân hoặc một số cá nhân phá vỡ và không tuân theo những qui chiếu này.

Chuẩn mực là “hành vi của cá nhân đƣợc chấp nhận hay bị đòi hỏi trong một hoàn cảnh đặc thù” (Landis, 1989: 438). Chuẩn mực xuất hiện trong tiến trình tƣơng tác xã hội. Khi các cá nhân tƣơng tác với nhau, họ học đƣợc và cùng chấp nhận đâu là những cách hành xử thích hợp và đƣợc chấp nhận, đâu là những cách hành xử không thích hợp và không đƣợc chấp nhận. Chuẩn mực đƣợc chấp nhận nhờ vào giá trị của chúng. Chuẩn mực cho phép chúng ta có thể dự đoán đƣợc hành vi của nhau.

Hành vi lệch chuẩn là “hành vi đi trái với các chuẩn mực đƣợc chấp nhận một cách chung”. (Landis, 1989: 390). Các chuẩn mực này có thể nằm trong phạm vi gia đình, nhóm, tổ chức hay xã hội vốn đƣợc thiết lập bởi phong tục và đôi khi đƣợc hỗ trợ bởi luật pháp. Hành vi lệch chuẩn thƣờng đƣợc nhìn trong khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên, hành vi lệch chuẩn cũng có khía cạnh tích cực khi nó tạo ra thay đổi xã hội (social change).

Các nguồn gốc của hành vi lệch chuẩn nằm bên trong cấu trúc xã hội (social structure). Hành vi lệch chuẩn nhƣ là kết quả của sự xung đột giữa các mục đích của xã hội do văn hóa qui định và các rào cản khiến con ngƣời không đạt đƣợc mục đích đó (Eizen et al, 1997:5). Cấu trúc xã hội là mạng lƣới các chuẩn mực, luật lệ, địa vị, nhóm, thể chế xã hội mà qua mạng lƣới đó con ngƣời tƣơng quan với nhau trong xã hội (Landis, 1989: 441).

“Hành vi lệch chuẩn cá nhân” xảy ra khi một cá nhân hành động lệch lạc một cách đơn độc ra khỏi các chuẩn mực xã hội đã đƣợc thiết lập. “Hành vi lệch chuẩn nhóm” xảy ra khi một nhóm các thành viên hành động trái

ngƣợc với các chuẩn mực xã hội đã đƣợc qui ƣớc. Các hành vi lệch chuẩn nhóm thƣờng thuộc loại tiểu văn hóa của nhóm.

Theo G. Endrweit và G.Trommsdorff thì ứng xử cá nhân hay tập thể đƣợc coi là sai lệch nếu phạm phải một trong các điều sau:

- Vi phạm những hy vọng đã đƣợc thể chế hoá. - Phạm vào các chuẩn mực của tập thể.

- Qua kiểm tra, xã hội thấy phải có hình phạt.

Nhƣ vậy, lệch chuẩn bao gồm những gì đi chệch ra khỏi các chuẩn mực theo chiều hƣớng không đƣợc ủng hộ. Trong đề tài này, QHTD THN đƣợc xem nhƣ là một hành vi đi chệch các chuẩn mực đạo đức truyền thống của Việt Nam.

(Nguồn: Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Nga, “Hành vi con người và môi trường xã hội”, NXB Lao động - xã hội, 2010)

1.2.3. Lý thuyết xã hội hoá.

Xã hội hoá là quá trình mà qua đó cá nhân nội hoá những quy tắc, chuẩn mực giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hoá những gì hấp thụ và học đƣợc qua hành động xã hội của mình. Xã hội hoá trƣớc hết đƣợc hiểu nhƣ là một quá trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhƣng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hoá chính là khả năng hội nhập của cá nhân vào một cộng đồng xã hội.

Khi nghiên cứu quan niệm của học sinh về vấn đề QHTD THN, lý thuyết xã hội hoá có thể giải thích cho chúng ta hiểu đƣợc rằng trƣớc những chuẩn mực xã hội đối với vấn đề tình dục, quan hệ tình dục an toàn, những ảnh hƣởng của QHTD THN nhƣ thế nào?

Lý thuyết xã hội hoá đƣợc dùng làm cơ sở để nhìn nhận và lý giải vấn đề. Có nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hoá. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hoá, chúng ta có thể chia thành hai loại:

- Loại 1: ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân bị khuôn sẵn vào các chuẩn mực.

- Loại 2: khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình thu nhận kinh nghiệm xã hội. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà còn tham gia vào quá trình tạo ra những kinh nghiệm xã hội.

Nhƣ vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hoá không đơn thuần thu nhận kinh nghiệm xã hội, mà còn chuyển hoá nó thành những giá trị, xu hƣớng của cá nhân để tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội hoá thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con ngƣời tới môi trƣờng. Mặt thứ hai của quá trình thể hiện sự tác động của con ngƣời trở lại môi trƣờng thông qua hoạt động của mình.

Áp dụng vào đề tài này cho thấy nhận thức, hành vi của học sinh đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm, giá trị, chuẩn mực của môi trƣờng sống. Bản thân họ cũng có khả năng tác động trở lại làm biến đổi những giá trị chuẩn mực đó. Nhận thức của học sinh chịu sự tác động của môi trƣờng xã hội hoá gia đình, xã hội, nhóm bạn bè và phƣơng tiện truyền thông. (Nguồn: theo Phạm Tất Dong, “Xã hội học đại cương”, NXB Quốc gia Hà Nội, 2001)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)