Mục đích của chƣơng trình GDGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 68 - 72)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Những vấn đề đặt ra từ chƣơng trình GDGT cho học sinh trƣờng

3.1.1. Mục đích của chƣơng trình GDGT

Nhƣ đã nói ở phần trên, đối với bất cứ một chƣơng trình nào cũng cần phải có mục đích rõ ràng, hợp lý. Mục đích giống nhƣ kim chỉ nam đƣa đƣờng chỉ lối giúp cho chƣơng trình đƣợc thực hiện xuyên suốt hiệu quả. Nếu nhƣ một chƣơng trình không có mục đích rõ ràng, cụ thể thì rất có thể sẽ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn và khó có thể thu hút đƣợc đông đảo thành viên tham gia. Chính vì thế, ngay từ khi xây dựng chƣơng trình, cần

phải có sự bàn bạc, thống nhất để xác định mục đích cũng nhƣ con đƣờng đi sáng suốt cho chƣơng trình đề ra.

Mục đích còn mang tính chung chung, khái quát, chưa bám sát vào từng nhóm đối tượng và nhóm độ tuổi.

Ở đây, bƣớc đầu chƣơng trình GDGT đã đề ra những mục đích cơ bản nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức SKSS - GDGT cho học sinh trong trƣờng, thông qua một số mục đích cơ bản nhƣ phòng ngừa, phục hồi, can thiệp - chỉnh sửa. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đó là mục đích vẫn mang tính chất chung chung khái quát, chƣa cụ thể rõ ràng. Chính vì điều này đã khiến các hoạt động triển khai chƣơng trình GDGT chƣa đƣợc hiệu quả.

Đối với bất cứ chƣơng trình nào, muốn thực hiện thành công cũng cần phải xác định từ những mục tiêu nhỏ nhất, cơ bản nhất thì mới có thể đạt đƣợc mục đích đặt ra. Muốn nhƣ vậy, cần có sự nghiên cứu và học hỏi từ các lý thuyết xã hội, mà trong trƣờng hợp này, việc bám sát Lý thuyết nhu cầu của Maslow là điều vô cùng cần thiết.

Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con ngƣời đƣợc chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con ngƣời đƣợc liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.

Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dƣới (phía đáy tháp) đã đƣợc đáp ứng đầy đủ.

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

- Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nƣớc uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

- Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo.

- Tầng thứ ba: Nhu cầu đƣợc giao lƣu tình cảm và đƣợc trực thuộc (love/belonging) - muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

- Tầng thứ tư: Nhu cầu đƣợc quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác đƣợc tôn trọng, kinh mến, đƣợc tin tƣởng.

- Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có đƣợc và đƣợc công nhận là thành đạt.

Áp dụng thuyết nhu cầu, chúng ta xác định rõ về nhu cầu cơ bản của học sinh, thầy cô và phụ huynh theo từng giai đoạn lứa tuổi để có thể đƣa ra mục đích hợp lý hơn. Điều này nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ làm rõ ở phần sau của chƣơng 3.

Mục đích thiếu tính thực tế, dẫn đến việc dồn ép kiến thức cho học sinh, không khơi dậy được tinh thần tham gia tích cực của các em.

Thực tế cho thấy rằng mục tiêu mơ hồ sẽ khiến ngƣời trong cuộc cảm thấy hoang mang trƣớc các hoạt động triển khai tại trƣờng. Phỏng vấn trƣờng hợp học sinh khối 12, nhóm nghiên cứu đã tiếp nhận đƣợc ý kiến nhƣ sau: “Trường em cũng thỉnh thoảng tổ chức các trò chơi, cuộc thi nho nhỏ nhằm tuyên truyền SKSS-GDGT. Tuy nhiên, sau các cuộc thi ấy, kiến thức đọng lại không được nhiều vì chúng em thấy là hoạt động tuyên truyền có phần nhàm chán và chưa thực sự đáp ứng đúng nhu cầu mà chúng em cần. Em cảm thấy dường như các cuộc thi đang quá tham lam, dồn ép kiến thức trong phạm vi 1 lần. Điều này sẽ là quá tải đối với chúng em và càng khiến chúng em chán nản, không có hứng thú tham gia”.

Việc đƣa nội dung giáo dục giới tính vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa của học sinh còn nhiều khó khăn do chƣa có kinh phí đầu tƣ. Cán bộ đoàn thanh niên và giáo viên bộ môn chƣa có phƣơng pháp và kiến thức nhất định về GDGT để tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm cho học sinh.

Một số thầy cô giáo trẻ có tâm lý ngại chia sẻ những kiến thức về giới tính, tình dục, sức khỏe sinh sản, phòng tránh các bệnh xã hội,… Điều đó tác động lớn đến việc lĩnh hội các kiến thức, sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập. Nếu nhƣ ở trƣờng thầy cô giáo ngại chia sẻ, phụ huynh cũng chƣa quan tâm đến những thắc mắc của học sinh thì các em sẽ có xu hƣớng tự tìm hiểu, lựa chọn Internet hay tham gia các nhóm bạn,… để giải đáp những tò mò. Việc tiếp nhận những thông tin chƣa đƣợc định hƣớng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến những hệ quả không đáng có đối với các em.

Sự phối kết hợp giữa các ban ngành cũng nhƣ việc thu hút các nguồn lực đầu tƣ cho chƣơng trình GDGT chƣa thực sự hiệu quả. Mặc dù trƣớc đó, tại trƣờng đã có nhiều buổi hội thảo, câu lạc bộ liên kết với Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên địa phƣơng, nhƣng tất cả các hoạt động vẫn còn hạn chế, chƣa thực sự mang tính đa dạng. Cũng chính bởi nguyên nhân về nguồn lực kinh tế, vật chất cũng nhƣ các hỗ trợ khác về phƣơng thức truyền thông. Điều này đặt ra nhu cầu về việc tìm kiếm và liên kết với nhiều tổ chức, ban ngành khác để thu hút nguồn lực tốt hơn.

Mục đích chưa xác định tính bền vững lâu dài.

Một chƣơng trình khi đi vào hoạt động đều cần kế hoạch rõ ràng, cụ thể và đặc biệt là cần đƣa ra các phƣơng án dự phòng, đánh giá đƣợc phần nào tính bền vững cho chƣơng trình. Tuy nhiên, vấn đề này chƣa đƣợc làm rõ ngay từ bƣớc đầu tại trƣờng THPT Thanh Thủy. Việc lồng ghép giữa mục đích và chức năng là “phòng ngừa” vẫn mang tính khái quát, chƣa đƣa ra những rủi ro có thể xảy ra và chƣa có định hƣớng về phƣơng án lâu dài.

Trên thực tế, để đảm bảo một chƣơng trình có tính bền vững xuyên suốt, điều cần thiết đó là phải có nguồn kinh phí ổn định, dồi dào; kết hợp với nội dung và hình thức thực hiện phong phú, đa dạng.

Đồng thời, bản thân chƣơng trình GDGT tại trƣờng chƣa có tính sinh động, hấp dẫn, thƣờng khiến học sinh và thầy cô cảm thấy nhàm chán, bởi nội dung GDGT mới chỉ bƣớc đầu thực hiện thông qua việc lồng ghép trong môn học và tổ chức các buổi hội thảo đơn giản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)