Đặc điểm của đối tƣợng học sinh THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 36 - 40)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4. Đặc điểm của đối tƣợng học sinh THPT

1.4.1. Đặc điểm học sinh THPT nói chung

Học sinh THPT còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên đƣợc tính từ 15 đến 25 tuổi, đƣợc chia làm 2 thời kì:

+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên

+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh viên)

Học sinh là đại diện cho thế hế trẻ, là bộ phận đông đảo trong giới trẻ. Học sinh trƣớc hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con ngƣời, mà theo Mác là "tổng hoà của các quan hệ xã hội". Nhƣng họ còn mang những đặc điểm riêng: Tuổi đời còn trẻ, dễ thay đổi, chƣa định hình rõ rệt về nhân cách, ƣa các hoạt động giao tiếp, có tri thức nhƣng chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn. Học sinh vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xƣa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không đƣợc định hƣớng tốt.

Học sinh vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái mới, thích sự tìm tòi và sáng tạo. Đây cũng là tầng lớp xƣa nay vẫn khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không đƣợc định hƣớng tốt.

Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những ngƣời trẻ hôm nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tƣ cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trƣờng ảo, hình thành một lối sống ảo. Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những ngƣời có

tri thức nhƣ học sinh. Về môi trƣờng sống, học sinh thƣờng theo học tập trung tại trƣờng học, sinh hoạt trong một cộng đồng (trƣờng, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tƣơng đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi. Với sự tác động của cơ chế thị trƣờng, học sinh ngày càng phát huy tính năng động, hoạt bát, nhạy bén với thời cuộc. Học sinh thời nay luôn có nhiều những ƣớc mơ, hoài bão, lý tƣởng sống và luôn vƣơn tới những cơ hội mới, thách thức mới.

Bên cạnh đó, tầng lớp học sinh còn thể hiện tính cá nhân khá cao. Đó là trào lƣu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng cao. Họ tự ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trò cá nhân. Dƣờng nhƣ có sự đề cao lợi ích hơn nghĩa vụ cá nhân. Sự hy sinh và quan tâm đến ngƣời khác thấp đi, và nếu có thì đánh giá dƣới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Vì thế dần xuất hiện thái độ bàng quan với xung quanh ở một bộ phận học sinh.

Sự phát triển của công nghệ thông tin và ảnh hƣởng của lối sống Tây hoá đã kéo theo sự thay đổi trong nhận thức và cuộc sống của học sinh Việt Nam hiện nay. Họ sống năng động, giao lƣu tích cực hơn với xã hội, cộng đồng, văn hoá sống từ đó cũng trở nên cởi mở hơn. Sự nhanh nhạy với thời cuộc kết hợp với việc tiếp nhận đa dạng các luồng tƣ tƣởng văn hoá từ các nƣớc trên thế giới đã đem lại cho học sinh một tầm nhìn bao quát rộng mở, hiểu biết tƣơng đối phong phú và sâu sắc. Trƣớc mỗi vấn đề xã hội, học sinh luôn có cách nhìn nhận nhiều chiều khác nhau và đƣa ra quan điểm riêng của mình. Những quan điểm, quan niệm ấy có sự ảnh hƣởng quan trọng đối với cuộc sống, cách ứng xử của bản thân mỗi học sinh.

1.4.2. Đặc điểm học sinh THPT Thanh Thủy nói riêng

Xuất phát từ đặc điểm của trƣờng THPT Thanh Thủy ( là nằm tại thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, T. Phú Thọ) nên lối sống, suy nghĩ,

quan niệm của học sinh tại đây cũng chịu ít nhiều ảnh hƣởng. Học sinh thời nay đã đƣợc tiếp cận nhiều tiến bộ văn hóa, công nghệ thông tin, vì thế chịu tác động đa chiều từ mọi mặt của xã hội.

Các em học sinh có hoàn cảnh gia đình khác nhau, và tƣơng ứng với mỗi hoàn cảnh sống sẽ là quan điểm, suy nghĩ khác nhau. Sự giáo dục của cha mẹ, mức độ quan tâm của gia đình, điều kiện kinh tế, tất cả những điều đó đều ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách của các em. Bên cạnh những nguồn thông tin tích cực, thì sự tập nhiễm các thói quen, trào lƣu, lối sống không lành mạnh vẫn có thể diễn ra. Chính vì thế, trong khoảng thời gian gần đây, các vấn đề xoay quanh học sinh của trƣờng đã làm dấy lên làn sóng dƣ luận về bạo lực học đƣờng, xâm hại tình dục và đặc biệt là vấn đề quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân, nạo phá thai, tảo hôn… - đây cũng chính là vấn nạn mà chúng tôi muốn hƣớng tới bàn bạc trong đề tài nghiên cứu này.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Từ việc đƣa ra các khái niệm liên quan tới đề tài nghiên cứu, các lý thuyết đƣợc vận dụng vào đề tài và đặc biệt là bức tranh khái quát về địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tạo dựng tiền đề cho việc nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn nữa về vấn đề giáo dục giới tính. Đồng thời, nội dung chƣơng đầu giúp độc giả và thầy cô nắm bắt sơ bộ hệ thống lý thuyết khoa học xuyên suốt trong nghiên cứu của chúng tôi. Đây cũng chính là giá đỡ vững chắc cho mọi lập luận, phân tích về thực trạng cũng nhƣ việc đƣa ra giải pháp ở phần sau.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QHTD THN CỦA HỌC SINH THPT HIỆN NAY VÀ CHƢƠNG TRÌNH GDGT ĐÃ ĐƢỢC TRIỂN

KHAI THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)