Về phía nhân viên CTXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 78 - 80)

3.1.3 .Về hình thức của chƣơng trình GDGT

3.1.4. Về phía nhân viên CTXH

Nhƣ đã đề cập ở nội dung của Chƣơng 2, trên thực tế, nhân viên CTXH tại trƣờng chƣa có mà chỉ là Cán bộ Đoàn thanh niên - kiêm nhiệm vụ của nhân viên CTXH. Chính vì điều ấy đã gây nên không ít những trở ngại, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình GDGT. Một số vấn đề đặt ra câu hỏi thách thức về nhân viên xã hội, cụ thể nhƣ sau:

Nhân viên CTXH phải kiêm nhiệm nhiều vai trò, vị trí khác nhau.

Vì phải kiêm nhiệm nhiều vai trò khác nhau nên chắc chắn rằng, việc quan tâm thực hiên sâu sát các hoạt động là khó có thể. Công việc chính của Cán bộ Đoàn là tổ chức các phong trào tập thể liên quan tới Đoàn hội, quản lý các chi đoàn trong trƣờng. Phần lớn, các phong trào diễn ra nhằm tập trung vào các mục đích tuyên truyền cổ động liên quan tới nội dung thi đua, học tập tốt, yêu nƣớc, bảo vệ môi trƣờng.... Còn nội dung về SKSS - GDGT vẫn còn mang tính chất sơ khai, chƣa đƣợc phát triển rộng khắp và chƣa đƣợc đƣa thành một nội dung trọng điểm.

Thầy Nguyễn Văn Thắng, Bí thƣ Đoàn trƣờng THPT Thanh Thủy cho biết: “Thú thực là đôi lúc bản thân tôi cảm thấy rất áp lực khi cùng lúc phải

đảm đương quá nhiều việc. Tôi thì rất muốn các em học sinh có sự phát triển toàn diện cả về kiến thức văn hóa và kiến thức xã hội. Và tôi cũng hiểu rằng vấn đề tâm sinh lý của các em học sinh trong giai đoạn mới lớn cần được chú trọng. Nhưng với tình hình thực tế tại trường như thế này, việc đảm bảo tất cả mọi hoạt động đều đạt kết quả tối ưu thực sự là rất khó khăn”. Qua ý kiến của Bí thƣ Đoàn trƣờng kiêm vị trí của một nhân viên xã hội, chúng ta có thể hiểu đƣợc phần nào những áp lực từ khối lƣợng công việc nặng nề mà thầy đang phải gánh vác và ngƣời cán bộ Đoàn cũng vì thế khó có thể cân bằng hài hòa giữa các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau.

Nhân viên CTXH không phải là cán bộ chuyên nghiệp thực sự.

Nhân viên CTXH không phải là cán bộ chuyên trách nên về mặt kiến thức, kỹ năng còn rất nhiều hạn chế. Tuy họ có đƣợc tham gia vào các buổi tập huấn nâng cao kỹ năng nhƣng tính chuyên nghiệp vẫn chƣa đƣợc thể hiện. Vì nhƣ chúng ta đã biết, một nhân viên CTXH - “social worker” phải mất tới ít nhất 4 năm học tập và nghiên cứu để có thể xây dựng đƣợc cho mình một nền tảng kiến thức và kỹ năng tƣơng đối để phục vụ cho công việc chuyên ngành. Còn ở đây, trong trƣờng hợp của địa bàn nghiên cứu, nhân viên xã hội cùng lúc vừa là một giáo viên bộ môn, vừa là cán bộ Đoàn và lại kiêm thêm nhiệm vụ mà họ chƣa hề đƣợc đào tạo chuyên sâu - Công tác xã hội. Điều này thực sự gây nên không ít những bất lợi và khó khăn cho việc triển khai các hoạt động xã hội tại trƣờng, đặc biệt là chƣơng trình GDGT.

Nhân viên CTXH không được tạo dựng một môi trường đầy đủ, chuyên nghiệp để phát triển.

Xét thấy tình hình thực tế tại địa phƣơng, là một trƣờng huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, còn rất nhiều hạn chế trong việc hỗ trợ cho việc triển khai chƣơng trình GDGT. Cũng chính vì thế, tính chuyên nghiệp, khoa học, sự đầu

tƣ kinh phí nhằm tạo dựng một môi trƣờng làm việc hiệu quả cho nhân viên xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Trƣớc thực tế đó, chúng tôi đặt ra rất nhiều băn khoăn về vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức chƣơng trình GDGT tại trƣờng. Liệu rằng nếu tiếp tục nhƣ vậy, chƣơng trình GDGT có đƣợc triển khai hiệu quả và nhân viên xã hội “đa năng” liệu có thể gánh đƣợc mọi trọng trách nặng nề nhƣ vậy hay không? Đó là những vấn đề nhức nhối và khiến cho những ngƣời làm nghiên cứu không khỏi trăn trở suy nghĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)