Hình thức chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 87 - 97)

3.1.3 .Về hình thức của chƣơng trình GDGT

3.2. Hỗ trợ hoàn thiện chƣơng trình GDGT cho học sinh trƣờng THPT

3.2.3. Hình thức chƣơng trình GDGT cho học sinh tại trƣờng

Nội dung toàn diện đòi hỏi đi cùng với nó là những hình thức triển khai đa dạng, thu hút đƣợc đông đảo học sinh tham gia. Từ những phân tích về thực trạng và những vấn đề đặt ra, chúng tôi nhận thấy rằng để chƣơng trình GDGT đƣợc thực hiện một cách hiệu quả nhất, hình thức của chƣơng trình cần đƣợc điều chỉnh nhƣ sau:

Thứ nhất, tổ chức Câu lạc bộ về tuyên truyền kiến thức SKSS - GDGT.”

Trong phạm vi trƣờng học có thể thành lập CLB dành cho nữ sinh mang tên “Là con gái thật tuyệt”.

- Thành phần tham gia: mọi học sinh nam nữ của các khối lớp 10,11,12.

- Thời gian sinh hoạt: 1 buổi/ tuần. Ban chủ nhiệm CLB sẽ thảo luận để đƣa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể trong tháng. Theo đó, ít nhất trong mỗi tháng, các thành viên đƣợc CLB tổ chức sinh hoạt chủ điểm một buổi về chủ đề giáo dục giới tính.

- Nội quy: Các thành viên khi đã đăng ký tham gia CLB và có ý thức tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt sẽ đƣợc cộng điểm rèn luyện (đánh giá hạnh kiểm) và cộng 2 điểm cho bộ môn Sinh học hệ số 1.

Ngoài ra, khi tham gia CLB, thành viên sẽ đƣợc phát miễn phí các tài liệu có liên quan tới nội dung GDGT, đƣợc tặng các phần quà đồ dùng học tập khi đạt thành tích tốt trong quá trình sinh hoạt tại CLB.

- Kinh phí: Nhà trƣờng sử dụng nguồn kinh phí nội bộ (lấy từ quỹ công đoàn, quỹ đoàn thanh niên...), đây sẽ là nguồn kinh phí chủ yếu cho việc tổ chức CLB tại trƣờng.

Bên cạnh đó, nhân viên xã hội sẽ kết nối với các tổ chức cơ quan đoàn thể tại địa phƣơng nhằm huy động thêm nguồn vốn. Nhƣ đã phân tích tại các phần trƣớc, chúng ta thấy rằng Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên địa phƣơng là hai đơn vị có liên quan trực tiếp tới hoạt động của CLB. Vì thế, sử dụng nguồn kinh phí viện trợ từ hai đơn vị này là điều hết sức cần thiết và hợp lý.

- Mục đích: CLB nhằm cung cấp kiến thức cần và đủ về tâm sinh lí lứa tuổi, giới tính nói chung và sức khỏe vị thành niên nói riêng. Những hiểu biết và kỹ năng bổ ích của tuổi vị thành niên. Ngoài ra các em đƣợc xem tiểu phẩm ngắn “Khi còn chưa muộn” giáo dục về những sai lầm trong một bộ phận không nhỏ nữ sinh vị thành niên. Từ đó trang bị những kiến thức cũng nhƣ kỹ năng về giới tính cho các em.

Đúng với ý nghĩa của tên gọi “Là con gái thật tuyệt”, CLB nhằm mục đích tôn vinh vẻ đẹp của ngƣời con gái, đồng thời giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, định hƣớng kỹ năng sống, chia sẻ tƣ vấn những vấn đề tâm lý lứa tuổi vị thành niên để trang bị cho các em những hiểu biết và kỹ năng cơ bản nhất trƣớc ngƣỡng cửa quan trọng của sự trƣởng thành.

- Nội dung sinh hoạt: CLB sẽ tổ chức các buổi sinh hoạt gắn liền với từng chủ đề khác nhau, cụ thể nhƣ sau:

+ Tình yêu tuổi học trò.

+ Trái cấm và những hệ lụy xung quanh nó. + QHTD an toàn và các biện pháp tránh thai.

+ QHTD trƣớc hôn nhân và vấn đề tảo hôn...

Các em học sinh sẽ đƣợc xem những tình huống “nhạy cảm” qua những đoạn video clip hay xem hoạt cảnh vui nhộn… rồi từ đó mỗi thành viên mới đặt ra các câu hỏi về giới tính và cùng nhau thảo luận, giải quyết các vấn đề. Tất cả những tình huống mà ban chủ nhiệm đƣa ra đều đƣợc chuẩn bị kỹ càng qua các nguồn tài liệu mà các bạn tham khảo từ internet, sách vở, báo chí và từ các chuyên gia giáo dục tâm lý.

- Đánh giá tính bền vững: Với hình thức tổ chức CLB, tính khả quan sẽ cao, hứa hẹn sẽ đem lại những thành công tốt đẹp. Nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng, nguồn vốn ổn định và đặc biệt, việc áp dụng hình thức “thƣởng - phạt” sẽ là nhân tố quyết định giúp kích thích tinh thần tham gia CLB của học sinh trong trƣờng. Tuy nhiên, về mặt lâu dài, cần liên kết với các tổ chức và đơn vị khác tại địa phƣơng để tăng cƣờng mối quan hệ tƣơng tác và đạt đƣợc hiệu quả cao về mặt truyền thông quảng bá.

-Đánh giá khó khăn: Trong bất cứ hoạt đông nào cũng không thể tránh khỏi bƣớc đầu khó khăn , trở ngại. Ở đây, nhóm nghiên cứu đã dự tính về một số khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện hình thức CLB, đó là về nguồn kinh phí. Để CLB phát triển bền vững, cần có nguồn kinh phí dồi dào và ổn định để liên tục nâng cao, cải thiện cơ sở vật chất (loa đài, băng đĩa, sách báo....). Điều này sẽ tạo tiền đề để các buổi sinh hoạt đƣợc diễn ra xuyên suốt, đảm bảo tính đa dạng và có sức lan tỏa rộng khắp. Kinh phí còn góp phần khẳng định thƣơng hiệu, đẳng cấp chuyên nghiệp cho hoạt động ngoại khóa của trƣờng, giúp khẳng định tên tuổi cho trƣờng tại địa phƣơng.

- Vai trò của nhân viên CTXH:

+ NVXH đóng vai trò là ngƣời vận động nguồn lực, tức là ngƣời trợ giúp tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể

bao gồm về con ngƣời, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thụật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm...

+ NVXH đóng vai trò là ngƣời kết nối (trung gian). NVCTXH là ngƣời có đƣợc những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho thân chủ các chính sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.

+ Ngoài ra, NVXH còn đóng vai trò là ngƣời điều phối, tổ chức các hoạt động sinh hoạt trong CLB. NVXH sẽ đƣa ra kế hoạch sinh hoạt theo từng tháng dƣới ý kiến đóng góp của ban lãnh đạo nhà trƣờng và dựa trên tình hình thực tế từ phía học sinh. Nhiệm vụ này vô cùng quan trọng, vì nó góp phần trực tiếp vào việc đảm bảo tính đa dạng cho CLB.

Thứ hai, lập tủ sách về giáo dục giới tính.

Hiện nay, tại trƣờng THPT Thanh Thủy đã thành lập Thƣ viện từ lâu, nhƣng các đầu sách chủ yếu phục vụ cho việc học văn hóa. Vì thế, để đáp ứng cho việc triển khai thực hiện chƣơng trình GDGT, việc lập Tủ sách SKSS- GDGT là điều hết sức cần thiết. Cụ thể nhƣ sau:

-Thành phần tham gia: là tất cả học sinh và thầy cô trong trƣờng cùng bất cứ ai có nhu cầu tham khảo nguồn tài liệu tại địa phƣơng (học sinh các trƣờng lân cận, ngƣời dân địa phƣơng, phụ huynh học sinh, thầy cô/ cán bộ tại các cơ quan khác trên địa bàn...)

- Cách thức thành lập tủ sách:

+ Nhà trƣờng có thể huy động các đầu sách thông qua liên kết với Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên tại địa phƣơng. Vì đây là các tổ chức đã từ lâu có các hoạt động liên quan tới tuyên truyền kiến thức về SKSS-GDGT.

+ Ngoài ra, nhà trƣờng trích quỹ đầu tƣ để đặt mua thêm các sách, tạp chí, băng đĩa, tranh ảnh, dụng cụ phục vụ cho giáo dục giới tính.

+ Một nguồn bổ sung đầu sách cho thƣ viện đó chính là từ các em học sinh. Nhà trƣờng có thể kêu gọi quyên góp ủng hộ đầu sách từ học sinh, nhƣ vậy sẽ giúp cho Tủ sách SKSS-GDGT thêm phần đa dạng, sinh động hơn.

- Mục đích: Tủ sách SKSS-GDGT đƣợc lập ra nhằm mục đích đầu tiên đó là tạo một môi trƣờng chuyên nghiệp, cung cấp nguồn thông tin đầy đủ cho các em học sinh về giáo dục giới tính. Đồng thời, đây cũng sẽ là kho tƣ liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của thầy trò trong trƣờng và là cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các CLB, các buổi hội thảo, cuộc thi tại trƣờng. - Nội quy: Tủ sách SKSS - GDGT sẽ đƣợc áp dụng nội quy mƣợn trả sách tƣơng tự nhƣ thƣ viện trong trƣờng. Quản thƣ sẽ có nhiệm vụ kiểm tra, quản lý các đầu sách tại Thƣ viện, đồng thời luôn theo đúng quy định mƣợn trả sách, cụ thể nhƣ sau:

+ Khung thời gian mƣợn trả sách: giờ hành chính (08h00-11h00, 14h00- 16h30) các ngày trong tuần từ thứ 2 - thứ 6.

+ Thầy cô, học sinh mƣợn trả sách bắt buộc phải xuất trình thẻ giáo viên/ thẻ học sinh/ CMND và phải làm việc trực tiếp với quản thƣ, không đƣợc tự ý mƣợn trả khi không có mặt quản thƣ.

+ Sách bị hỏng, rách nát hoặc trong trƣờng hợp bị mất, ngƣời mƣợn sách sẽ bồi thƣờng thiệt hại cho thƣ viện với mức phí gấp đôi giá tiền của cuốn sách hoặc trả cuốn sách khác thay thế.

- Nội dung: Vì đây là tủ sách chuyên biệt dành cho giáo dục giới tính nên sẽ chỉ tập trung vào các đầu sách có nội dung liên quan xoay quanh vấn đề SKSS - GDGT, tình yêu - hôn nhân,... Các đầu sách về các nội dung khác sẽ tập trung tại thƣ viện chính thống của nhà trƣờng.

- Đánh giá tính bền vững: Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng đây là một đề xuất hoàn toàn hợp lý, thể hiện tính chuyên nghiệp trong hoạt động giáo dục giới tính. Nếu liên tục tăng cƣờng bổ sung đầu sách, thì đây sẽ là

nguồn thông tin quan trọng và hữu ích không chỉ đối với thầy cô và học sinh trong trƣờng mà còn rất thiết thực với cả địa phƣơng. Tính hiệu quả của việc lập tủ sách cũng thể hiện rõ khi đem đến kho tàng phong phú và chính thống cho bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu.

- Đánh giá khó khăn: Việc thu hút đầu sách một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ là thách thức lớn khi thành lập Tủ sách SKSS-GDGT. Vì trên thực tế, không phải ai cũng có các đầu sách này, hay nói cách khác, lƣợng sách này sẽ khan hiếm hơn so với các sách về khoa học khác. Chính vì thế, việc cần thiết là huy động nguồn vốn từ các tổ chức cơ quan trên địa bàn nhằm xây dựng tủ sách chung cho tất cả mọi ngƣời một cách nhanh chóng.

- Vai trò của nhân viên CTXH:

+ Nhân viên CTXH đóng vai trò là ngƣời tƣ vấn. Việc lập tủ sách chuyên biệt về SKSS - GDGT là hoạt động mới nên đòi hỏi cần có sự tƣ vấn, tham vấn cụ thể để có thể đảm bảo tính hiệu quả và bền vững cho tủ sách.

+ Nhân viên CTXH đóng vai trò là ngƣời kết nối nguồn lực, nói cách khác là kết nối giữa trƣờng học với các đơn vị tại địa phƣơng. Đồng thời, nhân viên xã hội còn là cầu nối trung gian giữa 3 bên: thầy cô - học sinh - phụ huynh. + Trong hình thức này, nhân viên CTXH còn giữ một vai trò vô cùng quan trọng đó là ngƣời đem đến sự thay đổi. Đó là sự thay đổi quyết định cho việc triển khai giáo dục giới tính một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và bền vững. Tủ sách SKSS - GDGT càng phát triển đa dạng, phong phú thì sẽ càng hỗ trợ góp phần cho các hoạt động khác đƣợc nâng cao hơn.

Thứ ba, lập “hòm thư thầm kín” - nơi chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những câu chuyện thầm kín của các em học sinh.

Trong độ tuổi vị thành niên, chắc chắn rằng các em học sinh sẽ có nhiều điều muốn tâm sự, sẻ chia nhƣng lại khó có thể diễn tả bằng lời nói. Đó có thể là những thắc mắc về sự biến đổi cơ thể khi bƣớc vào tuổi trƣởng

thành, đó là rung động đầu đời với bạn khác giới, là câu chuyện tình cảm khi đã đi quá giới hạn hoặc thậm chí sẽ là bí mật tƣởng chừng nhƣ không thể tiết lộ với ai (bị xâm hại tình dục, có thai ngoài ý muộn, mắc phải bệnh xã hội...) Tất cả những tâm tƣ phiền muộn ấy, các em sẽ đƣợc bộc bạch sẻ chia theo một hình thức không phải mới, nhƣng là chƣa có tại trƣờng THPT Thanh Thủy - “Hòm thư thầm kín”.

- Thành phần tham gia: mọi học sinh trong trƣờng có nhu cầu chia sẻ tâm tƣ tình cảm hoặc có nhu cầu giải đáp thắc mắc, cung cấp thông tin.

- Nội quy: + Mọi lá thƣ đều đảm bảo tính khuyết danh, nên học sinh sẽ không phải lo lắng về vấn đề bí mật của mình có bị tiết lộ hay không. Ngoại trừ các trƣờng hợp nguy hiểm tới danh dự, tính mạng hay có liên quan tới pháp luật thì sẽ có sự can thiệp của nhà trƣờng hoặc chính quyền địa phƣơng.

+ Chỉ có một hòm thƣ duy nhất, đặt trƣớc cửa Tủ sách SKSS - GDGT của trƣờng, trực tiếp do nhân viên xã hội quản lý.

+ Các lá thƣ gửi về hòm thƣ, đảm bảo tính văn minh, lành mạnh, không chứa nội dung đồi trụy.

- Kinh phí: Hòm thƣ đƣợc lập ra và hoạt động dựa trên kinh phí nội bộ nhà trƣờng.

- Mục đích: Nhằm tạo ra một hình thức gián tiếp giúp các em học sinh bộc bạch tâm tƣ, tình cảm, những băn khoăn, khúc mắc xung quanh vấn đề tình yêu học trò, giới tính. Hộp thƣ thầm kín giúp các em tự tin thoải mái giãi bày tâm sự, phá bỏ giới hạn của sự rụt rè, e ngại.

- Nội dung: Các lá thƣ gửi về hòm thƣ có nội dung liên quan tới vấn đề tình yêu, giới tính sẽ đƣợc tƣ vấn và giải đáp bởi nhân viên xã hội và đội ngũ chuyên gia tại địa phƣơng. Các lá thƣ khác có nội dung không thuộc phạm trù chuyên môn sẽ đƣợc bàn giao lại cho Đoàn thanh niên nhà trƣờng để có giải đáp kịp thời.

Mọi lá thƣ của các em đều đƣợc đảm bảo tính khuyết danh và đƣợc chia sẻ, tƣ vấn trong CLB giáo dục giới tính của trƣờng. Đối với những trƣờng hợp đặc biệt, có liên quan tới pháp luật hay vấn đề tính mạng, thầy cô và đội ngũ chuyên gia sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ các em tránh khỏi những hệ lụy không đáng có.

- Đánh giá tính bền vững: Hình thức lập hòm thƣ thầm kín là nơi để các em học sinh thoải mái tự do bày tỏ tâm tƣ suy nghĩ của bản thân mình. Vì trên thực tế các băn khoăn khúc mắc liên quan tới tình yêu giới tính thƣờng rất khó có thể bày tỏ thông qua lời nói trực tiếp. Bởi vậy việc thể hiện thông qua các lá thƣ sẽ giúp truyền tải thông tin một cách kín đáo và hiệu quả. Với ƣu điểm nhƣ vậy, hòm thƣ thầm kín hứa hẹn sẽ có tính bền vững lâu dài, là cầu nối giữa học sinh với nhân viên xã hội. Đồng thời đây cũng là nguồn cung cấp các tình huống phục vụ cho các buổi sinh hoạt của CLB tại trƣờng.

- Đánh giá khó khăn: Bƣớc đầu, học sinh sẽ đặt ra câu hỏi nghi ngại về vấn đề đảm bảo tính khuyết danh của các bức thƣ. Đặc biệt là các vấn đề tế nhị liên quan đến danh dự bản thân sẽ khiến các em học sinh lo sợ sẽ bị phát hiện, chỉ trích. Vấn đề này đòi hỏi nhân viên xã hội cần phối hợp với nhà trƣờng đƣa ra nội quy rõ ràng, nghiêm ngặt nhằm đảm bảo danh dự và an toàn cho các em học sinh.

- Vai trò của nhân viên CTXH:

+ Nhân viên xã hội đóng vai trò là ngƣời trợ giúp: NVCTXH còn đƣợc xem nhƣ ngƣời cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình không có khả năng tự đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề. Vai trò này sẽ đƣợc áp dụng đối với trƣờng hợp học sinh gặp phải vấn đề nguy hiểm tới danh dự và tính mạng (đứng trƣớc nguy cơ bị xâm hại hoặc đã bị xâm hại, quấy rối tình dục,...). Đây là những tình huống cấp thiết cần có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)