Mức độ quan tâm của học sinh về giáo dục giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 41 - 42)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng vấn đề QHTDTHN của học sinh hiện nay

2.1.2. Mức độ quan tâm của học sinh về giáo dục giới tính

Tuy đã biết đến về GDGT, nhƣng mức độ hiểu biết cũng nhƣ mức độ quan tâm của mỗi ngƣời về vấn đề này lại là khác nhau. Mức độ quan tâm của học sinh về GDGT đƣợc thể hiện trong biểu đồ dƣới đây:

Biểu đồ 1: Tương quan so sánh mức độ quan tâm của học sinh các khối về GDGT.

Nguồn: Theo kết quả khảo sát của chúng tôi vào tháng 4 năm 2016.

Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy rằng hầu hết học sinh trƣờng THPT Thanh Thủy đều có sự quan tâm ở mức độ bình thƣờng đối với vấn đề GDGT: khối 10 (35,5%), khối 11 (45,2%), khối 12 (32,8%). Tuy nhiên, số học sinh lựa chọn phƣơng án “không quan tâm” vẫn còn tƣơng đối nhiều: khối 10 (37,8%), khối 11 (37,9%), khối 12 (33,2%). Và số học sinh quan tâm tới vấn đề GDGT vẫn còn rất ít. Điều này cho thấy học sinh vẫn chƣa thực sự đề cao tầm quan trọng của GDGT và vấn đề này vẫn chƣa trở thành mối quan tâm

35.5 15.7 11 37.8 45.2 8.8 8.1 37.9 32.8 10.6 23.4 33.2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Bình thường Khá quan tâm Rất quan tâm Không quan tâm

cần thiết đối với học sinh – lứa tuổi đang rất cần đƣợc phổ biến đầy đủ các kiến thức về SKSS – GDGT.

Tƣơng tự nhƣ vậy, đánh giá về mức độ hiểu biết của học sinh về GDGT, kết quả cho thấy rằng 65% học sinh trong trƣờng tự đánh giá rằng mình “biết một số nội dung” về GDGT, 5% cho rằng mình “biết tất cả” và 30% học sinh cho rằng mình “không biết gì” về GDGT. Việc tự đánh giá này nhằm mục đích giúp học sinh tự nhận thức về bản thân mình, tự nhận xét, xếp loại đánh giá mức độ hiểu biết của mình. Tuy nhiên, kết quả trên chỉ mang tính chất tƣơng đối, vì tính xác thực sẽ đƣợc thể hiện trong các kết quả liên quan ở phần tiếp theo của báo cáo.

Nhờ sự phát triển của truyền thông đại chúng và cũng một phần trong phổ cập giáo dục nên các em học sinh bƣớc đầu đã có cái nhìn tƣơng đối đầy đủ về khái niệm “giáo dục giới tính”. Có tới 95% số học sinh lựa chọn phƣơng án “Giáo dục giới tính là việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người” – lựa chọn đƣợc coi là khá hoàn chỉnh và đầy đủ trong câu hỏi khảo sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)