Nội dung của chƣơng trình GDGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 72 - 76)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Những vấn đề đặt ra từ chƣơng trình GDGT cho học sinh trƣờng

3.1.2. Nội dung của chƣơng trình GDGT

Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới việc triển khai chƣơng trình một cách hiệu quả. Qua phân tích, chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề đặt ra về nội dung của chƣơng trình GDGT, cụ thể nhƣ sau:

Nội dung còn mang tính sơ sài, chưa thực sự hấp dẫn học sinh.

Các nội dung về giáo dục giới tính hầu hết mới chỉ đƣợc triển khai thông qua việc lồng ghép với môn học văn hóa nhƣ Sinh học, Giáo dục công dân.... Thầy cô còn nhiều e ngại trong vấn đề giảng dạy, dẫn đến việc học sinh tiếp nhận kiến thức một cách mơ hồ.

Bản thân gia đình học sinh cũng chƣa có sự quan tâm tới đời sống tâm sinh lý của các em, khiến các em không tìm cho mình đƣợc luồng thông tin chính thống. Với văn hóa phƣơng Đông vốn ý nhị, kín đáo thì rất ít ngƣời chú tâm tới vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Do phải lo kinh tế gia đình nên phần lớn phụ huynh chƣa dành đƣợc nhiều thời gian quan tâm đến con cái hay tìm hiểu các thông tin, kiến thức để chia sẻ cho con. Cùng với đó, quan niện xã hội của một số phụ huynh xem việc giáo dục giới tính, tình dục là “vẽ đường cho hươu chạy” nên chƣa nhận thức đƣợc vai trò của mình trong việc giáo dục, bảo vệ con cái.

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhận thức của cha mẹ đối với việc giáo dục giới tính. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vân sâu một số phụ huynh khi đƣợc hỏi “Theo ông bà nếu không giáo dục tốt vấn đề giới tính thì sẽ mang đến hậu quả gì cho các em học sinh?”. (Phỏng vấn sâu số 2, nữ, 50 tuổi). Họ cho rằng điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng “Dễ bị lôi kéo lợi dụng, mang thai ngoài ý muốn, mắc bệnh HIV hay các bệnh đường tình dục khác…” Nhiều phụ huynh còn cho rằng việc giáo dục giới tính không tốt sẽ làm cho các em bị đánh mất chính mình và tƣơng lai. Gia đình bất an, xã hội có nhiều tệ nạn… một số khác thì vẫn chƣa quan tâm đến vấn đề này nên khi đƣợc hỏi thì họ lắc đầu và nói không biết. Ngoài một số ngƣời không biết phần lớn khi đƣợc hỏi họ điều có những nhận thức tốt về vai trò tầm quan trọng của giáo dục giới tính. Tuy nhiên họ mới chỉ cho thấy đƣợc những phần nổi, những gì mà họ nhìn thấy và theo kinh nghiệm trƣớc mắt, chứ chƣa thấy đƣợc hậu quả sâu xa của việc thiếu kiến thức về giới tính đối với gia đình, xã hội và tƣơng của giới trẻ có nhận thức tốt về vai trò của giáo dục giới tính. Nhƣng theo kết quả điều tra của chúng tôi thể hiện rằng họ hiểu nhƣng họ không làm. Có thể là do quá tin tƣởng vào sự giáo dục của nhà trƣờng hoặc là do các yếu tố về xã hội khi mà giới tính luôn là vấn đề nhạy cảm kín đáo đối với ngƣời Châu Á nhất là ngƣời Việt Nam.

Mức độ quan tâm của các bậc phụ huynh mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến vài nội dung của chủ đề liên quan đến giới tính nhƣ chuyện tình yêu, sự thay đổi của tuổi dậy thì… còn vấn đề liên quan đến tình dục thì hầu nhƣ không đƣợc nhắc tới. Chúng tôi cũng đã phỏng vấn một số bạn học sinh thì một bạn lớp 12 cho biết là : “Năm nay học lớp 12 mấy chuyện của con gái thôi…”, ”Mẹ chỉ nhắc em con gái phải giữ gìn ba mẹ em chỉ tập trung cho em ôn tập và luyện thi đại học chẳng bao giờ nói đến chuyện ấy cả.”.

Nội dung chưa có sự đi sâu cụ thể, dẫn đến việc học sinh hiểu chưa đúng, thậm chí là sai lệch vấn đề.

Thật khó có thể tin nổi đã dậy thì đƣợc nhiều năm, nhƣng nhiều học sinh, trẻ vị thành niên hiểu biết một cách… ngô nghê về thụ thai và tránh thai. Nhƣ ông Nguyễn Đình Bách, Phó vụ trƣởng Vụ Truyền thông Giáo dục, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết, Tổng đài Vì chất lƣợng cuộc sống của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm cuộc điện thoại xin tƣ vấn về sức khỏe tình dục và sinh sản. Trong đó có rất nhiều cuộc là của những học sinhmới chỉ 13-15 tuổi, mà những câu hỏi của các em nhìn chung đều xoay quanh về dấu hiệu mang thai và cách sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày cũng nhƣ khẩn cấp.

Thậm chí, có em hỏi về cách tránh thai mà em đã sử dụng rất nực cƣời khi em kể rằng, mỗi lần quan hệ tình dục, nếu không nhét túi nilon thì em nhét bông vào tận sâu bên trong để… tránh thai. Vì những bông ấy, nilon ấy sẽ cản đƣờng “tinh binh” trên con đƣờng đi làm “tổ”. Và sau mỗi lần nhƣ vậy, em lại dùng tay “khều” bông hoặc nilon ra. Đúng là “sáng kiến” có “một không hai” trên thế giới về phƣơng pháp tránh thai.

Tƣơng tự, một nam sinh khác lại hiểu cách tránh thai “khoa học” nhƣ thế này: mỗi lần “gặp gỡ người yêu”, ở giai đoạn cuối, chỉ cần… “án binh bất động” bằng cách nằm yên thì “con giống” không đủ mạnh để có thể “lội” ngƣợc dòng tìm nơi làm “kén”. Do đó, việc thụ thai khó mà có thể xảy ra.

Hay một nữ sinh nữa lại “biết” cách phòng ngừa có thai theo kiểu: nếu “quan hệ” xong, nữ giới chỉ việc nhảy lên nhảy xuống nhƣ nhảy dây để cho “lũ nòng nọc” trôi xuống thì không bao giờ “chửa” đƣợc. Nói chung có rất nhiều cách phòng ngừa thụ thai của tuổi mới lớn khiến cho các bậc phụ huynh và thầy cô không khỏi bất ngờ. Ngay bà Trƣơng Thị Kim Hoa, Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng

cho biết: “Qua những lần giảng dạy, nói chuyện với học sinh THPT về kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục mới thấy học sinh ngây ngô vô cùng về vấn đề này. Nhiều em đặt câu hỏi rất buồn cười”.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên cũng chính vì một phần do học sinh và cả thầy cô đều e ngại, dè dặt trong khi đề cập tới nội dung SKSS - GDGT. Tâm lý e ngại đã trở thành rào cản vô cùng lớn đối với việc triển khai chƣơng trình GDGT. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đó là cần có những giải pháp giúp học sinh và thầy cô có đƣợc tâm lý thoải mái, tự tin khi tham gia các hoạt động GDGT.

Nội dung chưa có tính liên kết giữa 3 bên nhà trường - phụ huynh - học sinh.

Mối quan hệ 3 bên này đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai hiệu quả kiến thức giới tính, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc chú ý tại trƣờng THPT Thanh Thủy. Bản thân nhà trƣờng chƣa xác định đƣợc rằng, các em học sinh đang độ tuổi mới lớn, chính vì thế các em rất cần sự quan tâm từ phía thầy cô và cha mẹ. Những biến đổi của cơ thể khi bƣớc vào giai đoạn dậy thì, những rung động đầu đời, đó đều là những băn khoăn thực tế của các em nhƣng lại không biết ngỏ cùng ai.

Mặc dù đã có một số hiểu biết về GDGT nhƣng học sinh chƣa đƣợc định hƣớng chọn lọc những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân. Các em thiếu môi trƣờng sinh hoạt để thể hiện khả năng, thiếu sự tƣơng tác giữa đoàn thanh niên và học sinh để tổ chức những hoạt động phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của vị thành niên.

Kết quả thực tế đã chứng minh việc con cái đƣợc cha mẹ nói chuyện về vấn đề giới tính là rất ít. Trao đổi nói chuyện với con cái về các vấn đề, hoạt động giới tính là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cha mẹ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ cảm thấy không thoái mái về vấn đề giới tính. Tình

trạng sợ hãi, lo sợ, rập khuôn khi cha mẹ giải thích về bộ phận cơ thể hay những thắc mắc về những vấn đề tế nhị là một trong những tình trạng phổ biến mà nhiều gia đình đang mắc phải. Đối với vài phụ huynh họ tránh nói về vấn đề này, không đề cập, nói dối trẻ là một trong những biện pháp các bậc phụ huynh thƣờng ứng dụng mỗi khi gặp bế tắc. Nhƣng họ đâu biết rằng chính những ngập ngừng né tránh đó sẽ gây cho trẻ biết bao tò mò và mù mịt về kiến thức giới tính hơn, đó chính là một trong những lỗ hổng lớn trong gia đình và trong việc giáo dục, nói chuyện, phân tích giải thích kiến thực giới tính cho trẻ trong gia đình.

Thực trạng trên cũng gây ảnh hƣởng không ít tới vấn đề nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh trong GDGT. Đồng thời, nó cho thấy mối liên kết lỏng lẻo giữa cha mẹ và con cái, giữa phụ huynh và nhà trƣờng. Chính vì thế, cần có những giải pháp nhằm tăng cƣờng hơn mối quan hệ này để đảm bảo cho việc thực hiện hiệu quả chƣơng trình GDGT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)