Vai trò của nhân viên CTXH trong việc thực hiện chƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 58 - 68)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng chƣơng trình giáo dục giới tính đã đƣợc triển khai thực

2.2.2. Vai trò của nhân viên CTXH trong việc thực hiện chƣơng

Thực tế cho thấy rằng, hiện nay có rất ít trƣờng học có nhân viên công tác xã hội đặc thù chuyên trách về công tác tuyên truyền, tƣ vấn, tổ chức các hoạt động liên quan tới SKSS - GDGT và trƣờng THPT Thanh Thủy cũng vậy. Ở đây, trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đã tìm hiểu về vai trò của “người điều phối” các hoạt động GDGT. Khảo sát cho thấy rằng hiện nay tại trƣờng, các hoạt động này do cán bộ Đoàn hội đảm nhiệm. Điều này cũng có thể dễ dàng thông cảm vì khái niệm “nhân viên xã hội” vẫn còn là xa lạ với nhiều ngƣời. Giáo dục tại trƣờng học vốn dĩ từ trƣớc tới giờ chỉ tập trung vào học văn hóa chính thống nên việc tổ chức, điều phối các hoạt động GDGT vẫn mang tính hình thức. Rất ít ngƣời biết đến tầm quan trọng của một nhân viên xã hội trong trƣờng học. Họ có thể là cán bộ của các Hội phụ nữ, hội thanh niên tại địa phƣơng hay cán bộ của các trung tâm, tổ chức về công tác.

Chính vì sự thiếu hụt trong vấn đề nhân sự này nên cán bộ Đoàn tại trƣờng đã kiêm nhiệm luôn việc tổ chức triển khai chƣơng trình GDGT. Trình độ chuyên môn chƣa đảm bảo, khối lƣợng công việc quá tải, sự tiếp cận các nguồn lực còn hạn chế... - đó là một vài nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến việc cán bộ Đoàn sẽ khó có thể đứng ra điều phối một cách hiệu quả chƣơng trình GDGT.

Nhƣ đã nói ở trên, nhân viên xã hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều phối, tổ chức các hoạt động GDGT. Cụ thể ở đây, nhân viên xã hội tại trƣờng đã thực hiện hiệu quả một số vai trò sau:

Thứ nhất, nhân viên xã hội lên kế hoạch tổ chức triển khai chương trình giáo dục giới tính.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đƣợc biết rằng, hàng tháng, cán bộ Đoàn tại trƣờng đƣợc cử đi tập huấn tại Tỉnh đoàn. Tại đây, họ sẽ đƣợc tham gia vào buổi đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của cán bộ Đoàn gƣơng mẫu. Ngoài ra, có rất nhiều hoạt động bên lề nhằm hỗ trợ cho cán bộ Đoàn năng động, linh hoạt hơn trong việc tổ chức các chƣơng trình tại địa phƣơng. Chẳng hạn, các buổi học về tuyên truyền phòng chống bạo lực học đƣờng, tuyên truyền về kiến thức sức khỏe sinh sản giới tính vị thành niên, tuyên truyền về lòng yêu nƣớc, tinh thần dũng cảm, vƣợt khó....

Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Thắng - Bí thƣ Đoàn trƣờng THPT Thanh Thủy cho biết: “Hiện nay, tỉnh Đoàn đã có nhiều nội dung tập huấn đa dạng hơn. Tuy nhiên, vì chủ yếu vẫn là hoạt động Đoàn hội nên vẫn chú trọng tới việc tuyên truyền về lòng yêu nước, sức trẻ, tuổi xuân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, GDGT mới chỉ là một phần nhỏ được đề cập tới, chưa thực sự xuyên suốt”.

Từ những nội dung đƣợc tập huấn tại Tỉnh Đoàn, cán bộ Đoàn sẽ học hỏi, tiếp thu và ứng dụng sao cho hợp lý tại địa phƣơng thông qua việc xây dựng các chƣơng trình lành mạnh, hiệu quả (các câu lạc bộ, các buổi hội thảo,...). Mỗi một hoạt động trong khuôn khổ chƣơng trình GDGT khi đƣợc cán bộ Đoàn - kiêm nhân viên CTXH xây dựng đều phải trình lên cấp trên và xét duyệt. Sau đó sẽ đƣợc triển khai thực hiện trong toàn trƣờng.

Chính từ thực tế này đã giúp nhân viên xã hội trở thành một con ngƣời năng động, linh hoạt và biết phối hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức và thực tế để xây dựng nên một chƣơng trình GDGT mang tính hấp dẫn, đảm bảo tính hiệu quả cao.

Thứ hai, nhân viên CTXH đóng vai trò liên kết các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động tại trường (các ban ngành liên quan, các tổ chức, hiệp hội...)

Để việc thực hiện chƣơng trình GDGT đảm bảo tính xuyên suốt và hiệu quả, nhân viên xã hội cần có sự tƣơng tác hay nói cách khác, chính là sự phối kết hợp với các ban ngành có liên quan tại địa phƣơng. Đó không chỉ là cầu nối gắn kết về nguồn lực mà còn là sự đảm bảo về tính hợp pháp, bền vững và sâu sắc cho chƣơng trình.

Hiện nay, tại địa phƣơng đã có Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên - đây có thể coi là hai tổ chức có sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ cùng với Đoàn trƣờng THPT Thanh Thủy trong việc thực hiện triển khai chƣơng trình GDGT. Hai đơn vị này đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ về nguồn lực kinh tế, vật chất cho chƣơng trình. Đây chính là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho chƣơng trình thực hiện hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, với sự kết hợp ấy, đã đem đến không ít những lợi ích khác, đó là đội ngũ cố vấn, cộng tác viên, tình nguyện viên chuyên nghiệp. Họ đều là những ngƣời có trình độ chuyên môn khá vững vàng và ít nhiều đã có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động quần chúng. Bởi vậy, các buổi hội thảo khi có sự tham gia của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên địa phƣơng luôn thu hút đông đảo số lƣợng học sinh tham dự.

Việc liên kết giữa các ban ngành, đoàn thể cho thấy đƣợc tinh thần đoàn kết, sự làm việc chuyên nghiệp khéo léo của nhân viên xã hội trƣờng THPT Thanh Thủy.

Thứ ba, nhân viên CTXH đóng vai trò tạo sự gắn kết giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên, phụ huynh với nhà trường.

Chƣơng trình GDGT với đặc thù không phải là hoạt động tuyên truyền mà hơn thế nữa, đó chính là hoạt động tƣơng tác giữa ngƣời với ngƣời, giữa các ban ngành đoàn thể, giữa các đối tƣợng với nhau. Và ở đây, để đảm bảo sự tác động mạnh mẽ và tính lan rộng sâu sắc của chƣơng trình, nhân viên xã hội đã làm tƣơng đối tốt vai trò của ngƣời kết nối. Đó là sự kết nối giữa các học sinh với nhau, phần nào giúp các em phá vỡ rào cản của chính bản thân

mình, bớt phần rụt rè, e ngại, tự tin hơn trong việc trao đổi vấn đề giới tính. Là sự kết nối giữa giáo viên với học sinh qua việc lồng ghép nội dung giáo dục giới tính trong các môn học, qua việc cùng tham gia các buổi hội thảo tại trƣờng. Và còn là sự kết nối giữa gia đình với con cái họ nhờ việc nhân viên xã hội đã có sự trò chuyện, thăm hỏi đối với một vài trƣờng hợp đặc biệt. Tất cả đã làm nên một môi trƣờng thân thiện, có tính tƣơng tác và tạo tiền đề cho sự thành công của các hoạt động.

Thứ tư, nhân viên CTXH đưa ra định hướng rõ ràng cho việc triển khai một cách hiệu quả chương trình GDGT.

Bất cứ một chƣơng trình nào cũng cần phải có định hƣớng, mục tiêu rõ ràng, cũng nhƣ ở phần trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã có sự nghiên cứu, tìm hiểu về mục đích và nội dung của chƣơng trình GDGT hiện hành. Và nhân viên xã hội ở đây đóng vai trò nhƣ một ngƣời “cầm cân nảy mực”. Ngƣời ta vẫn thƣờng nói, mọi sự có thành công hay không chủ yếu là do ngƣời lãnh đạo. Dẫu biết quan điểm này vẫn còn mang tính cực đoan, phiến diện, nhƣng bất kỳ hoàn cảnh nào, nó vẫn quyết định nhiều yếu tố. Ngƣời đứng mũi chịu sào, ngƣời lo lắng mọi việc, từ điều phối tới tổ chức, liên kết, phối hợp ban ngành.... - đó là những trọng trách mà nhân viên xã hội phải đảm nhiệm. Chính vì thế, họ luôn cần có sự thông minh, nhanh nhạy trong việc giải quyết vấn đề, có bộ óc tƣ duy quyết đoán để có thể đƣa ra định hƣớng rõ ràng, sáng suốt nhất có thể cho chƣơng trình.

Đối với nhân viên xã hội - cán bộ Đoàn trƣờng THPT Thanh Thủy, họ đã phần nào thực hiện đƣợc tốt vai trò của mình. Bƣớc đầu, họ đã vạch ra đƣợc những mục tiêu cụ thể cho chƣơng trình GDGT, đó là việc nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi cho học sinh trong vấn đề SKSS-GDGT. Định hƣớng ấy nằm xuyên suốt chặng đƣờng triển khai chƣơng trình và đƣợc coi

nhƣ kim chỉ nam đem đến sự thành công phần nào cho các hoạt động đã diễn ra từ trƣớc tới nay.

Thứ năm, nhân viên CTXH dự tính những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và lên phương án dự phòng giải quyết.

Một ngƣời cán bộ giỏi không chỉ là ngƣời xây dựng đƣợc chƣơng trình độc đáo, sáng tạo, có tính hiệu quả, mà còn là ngƣời có tầm nhìn xa trông rộng. Họ cần phải lên kế hoạch các phƣơng án dự phòng giải quyết cho các vấn đề rủi ro có thể xảy ra. Và ở đây, nhân viên xã hội đã bƣớc đầu thực hiện tốt vai trò ấy.

Tại một trƣờng THPT tỉnh lẻ, nhƣng ngƣời cán bộ cùng những cộng sự của mình đã có sự làm việc khoa học, mang tính chuyên nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã nhận đƣợc sự chia sẻ thông tin về các hoạt động diễn ra tại trƣờng. Đối với bất kỳ hoạt động nào, nhân viên xã hội cũng vạch sẵn phƣơng án dự phòng cho tình huống xảy ra. Chẳng hạn, việc tổ chức một câu lạc bộ với yêu cầu 100% thành viên khối 11 tham gia. Tuy nhiên, nhân viên xã hội đã có dự tính trƣớc cho trƣờng hợp là lƣợng học sinh không tham gia đầy đủ. Và nhân viên xã hội đã chuẩn bị sẵn các tập tài liệu để phát tới các em ngay tại chính lớp học. Thiết nghĩ, đây chỉ là một việc làm nho nhỏ, nhƣng đã cho thấy tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình hăng say với công việc của nhân viên xã hội tại trƣờng.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi tin tƣởng rằng, với điều kiện tốt hơn và với những định hƣớng rõ ràng hơn, chắc chắn cán bộ Đoàn - nhân viên xã hội tại trƣờng THPT Thanh Thủy sẽ thực hiện tốt hơn nữa việc triển khai chƣơng trình GDGT.

Để thực hiện đƣợc các vai trò trên, đòi hỏi nhân viên xã hội phải có chuyên môn vững vàng, tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết, tận tình với công việc, luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của giáo viên/ học sinh trong

trƣờng học. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thực tế, ít nhiều vai trò của nhân viên CTXH vẫn chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả. Nội dung này nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ hơn ở chƣơng sau.

2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng triển khai chƣơng trình GDGT tại trƣờng

Đối với mỗi vấn đề, chúng ta đều cần có sự tìm hiểu và khai thác một cách đầy đủ về các nhân tố gây ảnh hƣởng tới nó. Điều này là vô cùng quan trọng bởi quá trình này sẽ giúp chúng ta có sự nhìn nhận khách quan và toàn diện. Trong trƣờng hợp này cũng vậy, để hiểu rõ cốt lõi của tình hình triển khai chƣơng trình GDGT tại trƣờng THPT Thanh Thủy, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã đƣa ra một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, cụ thể nhƣ sau:

Chƣơng trình GDGT mới bƣớc đầu đƣợc triển khai theo mô hình lồng ghép trong môn học, chƣa thực sự đƣợc chú trọng.

Nguyên do mà hoạt động GDGT hiện nay vẫn chƣa đƣợc triển khai một cách đầy đủ tại trƣờng do chƣơng trình các môn học ở cấp THPT hiện nay vẫn còn quá nặng. Học sinh phải chịu áp lực học tập rất cao để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ học tập, thi cử. Việc học hành đã đặt lên vai các em trách nhiệm lớn lao phải hoàn thành nội dung các môn học, phải trãi qua các kỳ thi, các môn thi,…Chƣơng trình GDGT tuy có phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT song không phải là các nội dung “học để thi”. C ác bài về GDGT thuộc môn Sinh nằm ở cuối chƣơng trình, thƣờng đƣợc giảng dạy sau khi đã thi học kỳ xong, vì vậy sự quan tâm của các em đối với nội dung học tập không cao, các em dễ có tâm lý lơ là, không chú ý cao trong học tập. Sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện GDGT của Bộ, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục còn chậm, chƣa thƣờng xuyên, chƣa nâng đƣợc trách nhiệm cao cho cán bộ- giáo viên- học sinh.

GDGT.

Thêm vào nữa, do đặc điểm tâm lí dân tộc, nếp sống xã hội : ngƣời dân Việt Nam thƣờng rất e ngại khi nói đến những vấn đề nhƣ tình yêu, tình dục, sinh lý nam nữ … Vì vậy việc giáo dục những nội dung này cho học sinh dễ bị dƣ luận xã hội thành kiến làm ảnh hƣởng đến tâm lí giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh. Thực tế vẫn còn một ít phụ huynh e ngại, không muốn con tham gia học tập các kiến thức về giới tính. Việc hạn chế nội dung giảng dạy GDGT trong trƣờng học là một vấn đề khó khăn, gây ra sự lúng túng cho cả ngƣời học và ngƣời dạy.

Điều này thể hiện rõ ở trong chƣơng trình học của các em ở cấp bậc THPT về môn GDGT. Các em đƣợc tiếp cận thông tin qua phƣơng thức lồng ghép trong môn học là chính. Giáo viên thì cảm thấy e ngại khi giảng dạy cho học sinh các vấn đề giới tính. Giáo viên chỉ muốn “dạy cho có dạy” để không bị đánh giá là không hoàn thành chƣơng trình, còn hiệu quả đến đâu? Chất lƣợng tiết dạy thế nào? Nội dung và phƣơng pháp lên lớp đã thật sự đổi mới chƣa? Giáo viên chƣa quan tâm cải tiến.

Sự phát triển tràn lan, thiếu sự kiểm soát của các phƣơng tiện truyền thông cũng gây tác động rất nhiều tới thực trạng GDGT tại trƣờng.

Sự tác động của các phƣơng tiện thông tin ngoài nhà trƣờng đã làm ảnh hƣởng đến tâm sinh lý của học sinh THPT. Học sinh có thể tiếp cận thông tin về giới tính bằng nhiều hình thức nhƣ sách báo, tranh ảnh, băng hình, internet … Tuy nhiên một số ấn phẩm này núp dƣới chiêu bài GDGT để đƣa đến cho học sinh nhiều nội dung có nguy cơ làm lệch lạc nhận thức của học sinh, kích thích sự tò mò, làm cản trở việc lĩnh hội tri thức và rèn luyện các phẩm chất giới tính một cách nghiêm túc, làm tăng thêm nỗi e ngại của mọi ngƣời về việc dạy cho học sinh những vấn đề về tình yêu, tình dục, sinh lý cơ thể.

Việc thiếu nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm để triển khai chƣơng trình đã gây ảnh hƣởng nhiều tới kết quả đạt đƣợc.

Nhân lực thực hiện công tác GDGT thiếu ngƣời có kiến thức chuyên sâu, đa số giáo viên GDCD và Sinh học dạy lồng ghép GDGT nhƣ dạy các bài Sinh học bình thƣờng. Giáo viên ít quan tâm tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh, tâm lý của học sinh khi học tập các bài có nội dung GDGT, chƣa thực hiện dạy “cá thể hóa” đối với các đối tƣợng học sinh cho phù hợp với tình hình từng lớp, từng trƣờng. Ngƣời tƣ vấn tâm lý nhƣ bác sĩ, chuyên gia tâm lý … có dịp mới đến trƣờng (để báo cáo chuyên đề) không kịp để nghe, giải đáp thắc mắc. Vì vậy việc tƣ vấn cho học sinh đến nơi đến chốn là điều không thể. Học sinh không có nhiều cơ hội để đƣợc giãi bày, tâm sự, tìm hiểu thấu đáo vấn đề.

Một ngƣời phải kiêm nhiệm quá nhiều lĩnh vực, giảng dạy, làm công tác Đoàn và hoạt động giống nhƣ một nhân viên CTXH. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chƣơng trình GDGT tại trƣờng chƣa mang tính chất đồng bộ, chuyên nghiệp.

 Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Điều này cho thấy rằng kinh phí phục vụ công tác GDGT hiện nay hầu nhƣ không có. Trong dự toán của các trƣờng, không có trƣờng nào dành kinh phí cho công tác này. Muốn tổ chức hoạt động (chính khóa và ngoại khóa), phòng tƣ vấn học đƣờng (nếu có) đều cần có kinh phí thế nhƣng do chế độ học phí hiện nay chƣa hợp lý nên trong học phí và cả ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ hoàn thiện chương trình giáo dục giới tính nhằm khắc phục tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân trong học sinh trung học phổ thông hiện nay (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)