STT Chương trình cho vay Thời hạn cho vay (tháng)
Quy định Thực hiện
1 Cho vay hộ nghèo 36 36 2 Cho vay giải quyết việc làm 24 24 3 Cho vay NS&VSMTNT 60 60 4 Cho vay Xuất khẩu lao động 36 36 5 Cho vay Học sinh sinh viên Theo thời gian đào tạo Theo thời gian đào tạo
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên (2017)
* Số vốn cho vay
Qua bảng 4.10 về tổng hợp kết quả cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên ta nhận thấy: Tổng số tiền dư nợ do HPN quản lý tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân là 2,06%. Năm 2015 dư nợ bình quân/hộ là 18,93 triệu đồng; năm 2016 là 19,43 triệu đồng, năm 2017 dư nợ bình quân/hộ là 19,64 triệu đồng.
Bảng 4.10. Kết quả cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tốc độ phát triển (%)
2016/2015 2017/2016 BQ
1 Tổng số dư nợ NHCSXH Tr. đồng 140.568 141.980 143.051 101,00 100,75 100,88
2 Tổng số tiền dư nợ do HPN quản lý Tr. đồng 51.296 52.084 53.430 101,54 102,58 102,06
3 Tổng số hộ dư nợ Hộ 2.710 2.680 2.720 98,89 101,49 100,18
4 Dư nợ bình quân/hộ Tr. đồng 18,93 19,43 19,64 102,67 101,08 101,87
5 Dư nợ do HPN quản lý/tổng dư nợ % 36,49 36,68 37,35 100,53 101,82 101,17
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên (2017)
71
4.2.2.4. Giám sát mục đích sử dụng vốn vay
Số liệu theo dõi của NHCSXH trong 3 năm (2015 - 2017) cho thấy, tỷ trọng chương trình cho vay học sinh sinh viên chiếm tỷ trọng dư nợ cao nhất trong cả 3 năm. Chi nhánh NHCSXH tỉnh thông báo chỉ tiêu vốn vay cho HPN triển khai tại các xã khó khăn trong có học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được hỗ trợ vay vốn để trang trải cho việc học tập và sinh hoạt trong thời hạn hết khóa học để các hộ yên tâm mang sức lực và trí tuệ của mình về phục vụ phát triển quê hương cũng như thể hiện năng lực của bản thân xóa đói giảm nghèo cho chính mình. Tiếp theo đó là dư nợ cho vay hộ nghèo sản xuất kinh doanh cũng tăng tương đối khá nhanh và đều. Tiếp theo đến chương trình cho vay NS&VSMTNT và cho vay giải quyết việc làm.
Tình hình thực hiện vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay ủy thác do HPN quản lý của NHCSXH quận Long Biên được thể hiện qua bảng 4.10. Qua bảng ta nhận thấy mục đích sử dụng vốn vay cho hộ nghèo và học sinh sinh viên không đạt theo như kế hoạch của từng năm, và các mục đích khác lại đạt quá kế hoạch. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và học sinh sinh viên ngày càng được chú trọng, tập trung và chiếm phần lớn trong các mục đích sử dụng của các hộ vay vốn, cho nên NHCSXH đã đưa ra kế hoạch rất nhiều so với thực hiện nên cũng khó tránh khỏi việc thực hiện không đạt so với kế hoạch đề ra được. Cụ thể năm tình hình thực hiện vốn vay hộ nghèo đạt khoảng 98,8% so với kế hoạch đặt ra và học sinh sinh viên chỉ đạt khoảng 93%. Còn đối với tình hình thực hiện vốn vay giải quyết việc làm, NS&VSMTNT và hộ nghèo về nhà ở đạt quá mức so với kế hoạch đã đề ra từ 0,2% đến 3,0%.
Hiện nay, chính quyền các cấp chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế cho địa phương mình, chưa phát huy và khai thác được những lợi thế của tỉnh, để từ đó có hướng đầu tư đúng đắn và hiệu quả. Mặc dù ở nông thôn người nghèo rất cần vốn để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống để thoát nghèo, còn Ngân hàng thì vẫn còn tồn đọng vốn, không cho vay được. Giải quyết vấn đề này đòi hỏi chính quyền các cấp, các nhà quản lý cũng như ngành Ngân hàng phải chủ động tìm ra con đường đi cho dân, hướng đầu tư vào những loại cây con gì, ngành nghề gì để đem lại hiệu quả kinh tế cao và lâu bền nhất.
Bảng 4.11. Tình hình thực hiện kế hoạch vốn vay theo mục đích sử dụng vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên
Diễn giải
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Kế hoạch (Tr.đồng) Thực hiện (Tr.đồng) % Kế hoạch Kế hoạch (Tr.đồng) Thực hiện (Tr.đồng) % Kế hoạch Kế hoạch (Tr.đồng) Thực hiện (Tr.đồng) % Kế hoạch Tổng số tiền dư nợ. Trong đó: 54.798 51.296 93,61 55.185 52.084 94,38 55.324 53.430 96,58 1. Hộ nghèo 13.430 13.210 98,36 13.707 13.510 98,56 14.000 13.840 98,86
2. Giải quyết việc làm 1.094 1.096 100,2 1.184 1.188 100,3 1.242 1.246 100,35
3. NS&VSMTNT 6.506 6.670 102,52 6.498 6.740 103,72 6.585 6.850 104,02
4. Hộ nghèo về nhà ở 832 856 102,83 863 879 101,85 884 906 102,45
5. Học sinh sinh viên 31.258 29.464 94,26 32.324 29.767 92,09 32.613 30.588 93,79
Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên (2017)
73
4.2.2.5. Hoạt động hoạt động thu nợ
Sự tham gia HPN trong hoạt động thu nợ gồm nợ gốc, lãi vay của hội viên được thể hiện thông qua hoạt động đôn đốc các tổ viên đem tiền đến các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ hai bên đã thoả thuận; thực hiện việc thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm đối với các Tổ TK&VV được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ nhiệm thu hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến các Điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội để trả lãi, gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các Tổ TK&VV không được Ngân hàng Chính sách xã hội uỷ nhiệm thu).