Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lý vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội thông qua
4.2.3. Theo dõi, kiểm tra, xử lý vi phạm
4.2.3.1. Kiểm tra quy trình thực hiện
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác luôn được các cấp Hội luôn được chú trọng. Ở cấp thành phố, Ban thường vụ giao cho Ban kinh tế - xã hội phối hợp với Ban kiểm tra trực tiếp tham mưu xây dựng bộ công cụ kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nội dung, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho cán bộ Hội được phân công phụ trách, theo dõi chương trình. Trong đó tập trung kiểm tra việc tổ chức thực hiện 6 công đoạn nhận uỷ thác, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV, kiểm tra người vay sử dụng vốn..., mỗi năm, HPN thành phố Hà Nội đều kiểm tra ít nhất 2 lần đối với Một số cơ sở hội về hoạt động vay vốn đối với HPN. Qua kiểm tra cho thấy trên 25% số cơ sở hội về thực hiện chương trình uỷ thác.
Các quận đều xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chương trình và phụ trách địa bàn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép vào các nội dung, chương trình công tác Hội theo định kỳ. Đảm bảo tần suất kiểm tra ít nhất 2 lần trong năm đối với 100% HPN cấp phường và HPN cấp phường thực hiện kiểm tra ít nhất 3 tháng
một lần đối với 100% Tổ TK&VV do HPN quản lý.
Số liệu bảng 4.13 cho thấy kết quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội trong các năm từ 2015 - 2017.
Bảng 4.14. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội (2015 - 2017)
ĐVT: Đợt
Diễn giải 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQ
1. Cấp quận
- Kiểm tra các phường 322 325 328 100,93 100,92 100,93 - Kiểm tra Tổ TK&VV 685 702 719 102,48 102,42 102,45 2. Cấp phường
- Kiểm tra Tổ TK&VV 7.396 7.561 7.742 102,23 102,39 102,31 Nguồn: Hội phụ nữ quận Long Biên (2017)
Ngoài ra, HPN cùng Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ, cán bộ Hội các cấp thực hiện việc đôn đốc hội viên vay vốn trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, tham gia xử lý các trường hợp hội viên vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và chủ quan để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời.
Hộp 4.2. Đánh giá của cán bộ Ngân hàng về việc quản lý, giám sát bằng hồ sơ, sổ sách của cán bộ Hội phụ nữ
Việc quản lý bằng hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng ở các Tổ TK&VV được đánh giá là thực hiện chưa được tốt so với yêu cầu từ phía cán bộ Ngân hàng. Sau khi cho hộ vay vốn, việc theo dõi sử dụng vốn vay của hộ phải được kiểm tra thường xuyên và ghi chép thật chi tiết, cụ thể từng nội dung tiêu chí đánh giá (theo mẫu biểu quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội), hơn nữa, do các tổ trưởng Tổ TK&VV chủ yếu là nữ giới nên việc ghi chép tương đối đầy đủ so với yêu cầu của Ngân hàng.
Ông Nguyễn Thành An, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên (Ngày 25/10/2017)
Trong 03 năm qua, bình quân mỗi năm, các cấp Hội đã thực hiện hàng nghìn cuộc kiểm tra về hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc
phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay ké; thu lệ phí sai quy định, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng chưa đúng; chấn chỉnh công tác thống kê, theo dõi, báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của HPN quận, HPN cấp phường; công tác lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách của Tổ TK&VV…
Qua tìm hiểu, nghiên cứu cũng cho thấy, các hoạt động liên quan đến hồ sơ, sổ sách theo dõi, ghi chép, đánh giá việc cho vay và sử dụng vốn vay của cán bộ tổ chức Hội các cấp và nhất là của các Chi hội trưởng, các tổ trưởng Tổ TK&VV tương đối đầy đủ và kịp thời.
4.2.3.2. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ vay
Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy trong công tác kiểm tra, giám sát, xét duyệt cho vay, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như cán bộ ngân hàng chưa sát sao trong việc quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn một số đơn vị phường chưa sát sao trong việc rà soát và xác nhận của các địa phương và công tác kiểm tra của ngân hàng do đó chưa chính xác đối tượng vay vốn. Công tác cho vay ủy thác vay qua tổ chức CT-XH một số tổ chức hội chưa thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác, công tác kiểm tra còn mang tính hình thức. Những nguyên nhân trên đã phần nào gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn vay của ngân hàng, gây ra nợ tồn đọng cần xử lý. Cụ thể về các hộ vay vốn sử dụng sai mục đích vay vốn được thể hiện qua bảng 4.15 sau:
Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của hội viên hội phụ nữ
Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 90 100,00 1. Sử dụng toàn bộ vốn vay đúng mục đích 33 36,67 2. Sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích 42 46,67 3. Sử dụng toàn bộ vốn vay ngoài mục đích 15 16,67
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)
Nghiên cứu khảo sát ở 3 phường về quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của hội viên, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.15 cho thấy có tới 16,67% số hội viên sử dụng vốn vay ngoài mục đích vay, chủ yếu là các hộ sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích vay (chiếm tỷ lệ 46,67%). Qua tìm hiểu, được biết việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay có nguyên nhân chủ yếu do:
- Trong quá trình thực hiện việc sử dụng vốn vay, do hiệu quả của sử dụng vốn không đạt được như mong đợi nên các hộ đã chuyển đổi mục đích sử dụng vốn sang hướng khác để không làm mất đi tính hiệu quả của việc sử dụng vốn;
- Trong một số trường hợp, việc sử dụng vốn không đạt được như quy mô ban đầu đặt ra nên nhiều hộ tuy vẫn duy trì mô hình sản xuất sử dụng vốn theo đúng mục đích xin vay ban đầu với Ngân hàng nhưng giảm về tổng mức đầu tư; số vốn còn lại được sử dụng đầu tư vào việc khác để xoay vòng đồng vốn sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất;
- Một số ít là trường hợp các hộ nghèo, do những hạn chế nhất định về điều kiện kinh tế, nên nhiều khi có những công việc đột xuất phát sinh trong sinh hoạt và đời sống gia đình, hộ gia đình thiếu tiền để trang trải nên đã sử dụng vốn vay của Ngân hàng cho các chương trình dự án đã được xác định trước đó vào những công việc gia đình, làm sai mục đích sử dụng vốn vay. Với những trường hợp này thì thường có sự can thiệp ngay từ phía cán bộ tổ chức Hội phụ nữ để cùng với hội viên vay vốn tìm hướng khắc phục giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Hộp 4.3. Đánh giá của chính quyền địa phương về công tác quản lý, giám sát vốn vay của Hội phụ nữ
Trong 4 tổ chức chính trị - xã hội của địa phương có nhận ủy thác cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì theo đánh giá của chính quyền địa phương chúng tôi cho thấy, hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ và Hội Nông dân là hiệu quả nhất. Cán bộ tổ chức Hội thường xuyên quan tâm đến hội viên trong việc tham gia tư vấn sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Còn riêng về Hội cựu chiến binh và tổ chức Đoàn thanh niên thì việc sử dụng vốn vay thường không duy trì theo đúng nội dung xin vay, nhiều hội viên sau khi vay vốn xong một thời gian, việc sử dụng vốn không đạt được hiệu quả như mong muốn lại chuyển sang làm việc khác
Ông Đặng Trần Phú, chủ tịch phường Phúc Đồng (Ngày 05/11/2017) Bên cạnh những nội dung kiểm tra, giám sát đã nêu và phân tích ở trên thì ở mức độ cao hơn, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, thường là Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ngân hàng hàng tháng đều tổ chức họp giao ban tháng với chủ tịch HPN quận và đại diện HPN các xã để đánh giá hoạt động cho vay và nhận cho vay ủy thác của tổ chức HPN. Hoạt động giao ban này là quy định bắt buộc đối với tổ chức Hội phụ nữ các cấp, do đó, trường hợp các quận hoặc phường nào không tham gia họp giao ban tháng thì ngay lập tức phía Ngân hàng sẽ có công văn gửi đến các đơn vị này.