Kinh nghiệm quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 34 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội của

của một số quốc gia trên thế giới

2.1.1.1. Bangladesh

Ngân hàng Grameen (GB) được thành lập năm 1983 là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo của Bangladesh. Mô hình thành công hiện nay của GB được bắt nguồn từ một dự án của giáo sư Muhammad Yunus thuộc đại học Chittagong thực hiện vào năm 1976. Do sự thành công của mô hình GB đối với việc giúp đỡ người nghèo mà năm 2006 tác giả của mô hình GB đã được nhận giải thưởng Nobel về Hòa bình (Nguyễn Đức Hải, 2016).

Grameen có nghĩa là làng xã, GB là một ngân hàng nhưng có một các thức tổ chức rất độc đáo, khác biệt so với một ngân hàng truyền thống. Đối tượng phục vụ của GB đa phân là phụ nữ, những người có thu nhập thấp. Để tiếp cận được các khoản vốn vay của GB, những người nghèo thường được tổ chức theo nhóm, gồm 5 thành viên sống trong cùng một khu vực dân cư hoặc làng xã có hoàn cảnh kinh tế gần giống nhau. Trong nhóm bầu ra một tổ trưởng, một thư ký làm nhiệm vụ tổ chức họp định kỳ, sinh hoạt nhóm, phổ biến thông tin, nắm bắt

các yêu cầu và quy định chung của nhóm và làm nhiệm vụ kết nối với đại diện của ngân hàng. Hàng tuần nhóm có họp để xem xét việc triển khai hoạt động từ vốn vay, xem xét khản năng tài chính và tình hình hoàn trả và sự đảm bảo trong các khoản vay đó. Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, không trở được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các thành viên khác trong nhóm (Nguyễn Đức Hải, 2016).

Tính đặc biệt của Grameen Bank được khẳng định bởi hoạt động của nó nằm ngoài sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nước, nó có pháp lệnh riêng, hoạt động của nó không phải nộp thuế cho Nhà nước. Theo Nguyễn Đức Hải, (2016), Grameen Bank hoạt động theo nguyên tắc:

1)Sự cho vay không cần thế chấp và giao kèo pháp lý, mà căn cứ vào

lòng tin con người

2)Cho vay theo nhóm tối thiểu 5 người cùng liên đới chịu trách nhiệm, người vay của nhóm không phải đến Ngân hàng để xin vay, trái lại Ngân Hàng đến gặp nhóm để chọn người cho vay, qua các phiên họp địa phương giữa các nhóm và trung tâm cho vay. Lần đầu tiên, Ngân hàng chỉ chọn ra 2 người trong nhóm để cho vay, sau đó căn cứ vào thành tích trả nợ tốt, Ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay nhưng mỗi lần 2 người mà thôi. Mức trả nợ hiện nay đạt đến 98%.

3)Mục tiêu hoạt động và số tiền cho vay được quyết định do khuyến cáo của trưởng nhóm đi vay nợ và trưởng trung tâm cho vay. Cấp tiền cho vay trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay, với thủ tục rất đơn giản. Người mượn cùng một lúc có thể xin vay cho một hay nhiều mục đích.

4)Tiền vốn trả lại được ấn định từng kỳ (mỗi tuần, hoặc 2 tuần), với lãi suất 18%. Khi người vay trả vốn đủ 50 kỳ hạn, tức gần một năm, họ bắt đầu trả tiền lãi.

5)Người vay bị bắt buộc hoặc tự nguyện tham gia chương trình tiết kiệm. 6)Cho vay có thể xuyên qua các tổ chức bất vụ lợi. Nếu xuyên qua các tổ chức có lợi, lãi suất phải theo thị trường thường cao hơn để vốn cho vay được bền vững.

Tín dụng Grameen dành ưu tiên cho thành lập vốn đầu tư xã hội, nhằm thành lập trung tâm huấn luyện để phát triển khả năng trình độ kỹ thuật của người đi vay và người cho vay, đặc biệt chú ý đến giáo dục trẻ con, học bổng cho

cao học, tín dụng cho kỹ thuật mới như: điện thoại di động, tin học, năng lượng thiên nhiên, cơ động thay thế sức người….

7)Bênh cạnh việc mỗi nhóm phải tuân theo các quy định manh tính bắt buộc về tài chính, cũng như một số quy định khác của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác. Nhưng quy định đó bao gồm: Gia đình sinh ít con, trẻ em phải được đến trường, gia đình đoàn kết, các thành viên tương trợ lẫn nhau. Mặc dù có những quy định như vậy, nhưng GB vẫn được biết đến với mô hình ngân hàng cho vay dựa trên sự tin tưởng, tin cậy đối với các khách hàng của mình.

Điểm đáng lưu ý là trong quá trình cho vay, các phiên họp giữa người cho vay và người vay mượn đã tạo cơ hội gặp gỡ giữa những người dân vay nợ với nhau và với người của Ngân hàng để trao đổi kinh nghiệm về các thành quả và những khó khăn trong hoạt động liên hệ vay tiền. Nhân viên Ngân hàng thường cho lời khuyến cáo về kỹ thuật, nhiều khi họ cũng đi thăm viếng nhà người vay nợ để quan sát tiến trình kinh doanh của họ. Mỗi phiên họp như thế có từ 6 đến 8 nhóm người đi vay trong cùng xã để Ngân hàng cho vay nợ mới và đồng thời thu nợ theo định kỳ. Những người vay tiền sau một năm có biểu hiện trả nợ tốt được quyền mua cổ phần của Ngân hàng. Đến nay, 94% số cổ phần do người dân nghèo làm chủ (Nguyễn Đức Hải, 2016).

Ngoài ra, trong các buổi họp trả nợ hàng tuần, những người vay mượn cùng nhau đọc “16 điều phát nguyện” về sức khoẻ, vệ sinh cá nhân và xã hội, cải thiện phong tục, kế hoạch hóa gia đình, dạy con, trồng rau quanh năm, cày cấy, v.v., nhằm nhắc nhở luôn cải tiến đời sống lành mạnh và tốt đẹp hơn, trong tinh thần tự do và tự nguyện.

Hiện nay, GB đang duy trì cơ chế cho vay đối với các đối tượng: (1) cho vay người nghèo phục hồi thu nhập với lãi suất 20%/năm với thời hạn vay 1 năm; (2) cho người nghèo vay mua nhà với lãi suất 8%/năm, hoàn trả trong 5 năm, và có 7754 ngôi nhà được xây dựng năm 2010; (3) cho sinh viên vay chi trả cho học phí, chi phí thực phẩm, văn phòng phẩm, ăn và ở với lãi suất 0% trong thời gian học tập, và 5%/năm sau thời gian học tập, có hơn 47 nghìn người được tham gia vay (năm 2010); (4) cuối cùng cho vay gần 113 nghìn đối tượng rất nghèo (như người ăn xin, tàn tật, mù lòa hoặc sức khỏe kém) với lãi suất 0%. Tất cả các khoản vay đều được tính trên số dư giảm dần. Tính đến cuối 2010, tổng số tiền cho vay tích lũy 594 tỷ BDT (10,12 tỷ USD), trong khi số tiền tích lũy của các

thành viên hơn 56 tỷ BDT. Ngoài ra, GB còn cho vay các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, để họ mở cửa hàng tạp hóa, cửa hàng dược, mua xe tải nhỏ, và xây dựng phát triển điện thoại đến với người nghèo… (Hoàng Văn Thành, 2015).

2.1.1.2. Ở Thái Lan

Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan có nhiệm vụ hoạt động chính là trợ cấp cho nông dân thông qua đầu tư vốn tín dụng. Ngân hàng này được cung cấp các khoản vốn ưu đãi như: Ngân hàng Trung ương cho vay không lãi (trên thực tế, lãi suất từ 1-3%/năm nhưng do Ngân sách trả); các Ngân hàng thương mại phải gửi ít nhất 20% vốn vào ngân hàng này; hàng năm, Chính phủ có chỉ tiêu bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải cho vay đối với nông nghiệp. Nếu Ngân hàng thương mại không cho vay hết chỉ tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số tiền còn lại vào Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Thái Lan và Ngân hàng này được Ngân hàng Trung ương bảo lãnh khi vay vốn nước ngoài đồng thời được miễn ký quỹ bắt buộc. Đối tượng được Ngân hàng này cho vay vốn là các hộ nông dân cá thể, các hiệp hội nông dân có thu nhập dưới 10.000 baht/ năm (khoảng dưới 400USD/năm), có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực, tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh, có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó. Để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân được tổ chức thành từng nhóm cam kết cùng chịu trách nhiệm về các khoản vay Ngân hàng. Mỗi nhóm có từ 15 – 25 người; một hộ nông dân được vay vốn tối đa là 60.000baht (tương đương 2.400 USD); người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thấp hơn so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Hiện nay, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan đang cho vay hộ nông dân nghèo vay với lãi suất 8%/năm, trong khi lãi suất cho vay thông thường là 12.5%/năm (Hoàng Văn Thành, 2015).

2.2.1.3. Malaysia

Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng còn có cho vay hộ nông dân nghèo

thông qua các tổ chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) đểlàm vốn cho vay đối với nông nghiệp – nông thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở ngân hàng trung ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước (Hoàng Văn Thành, 2015).

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội ở một số địa phương trong nước

2.2.1.1. Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Theo thống kê của Hội Phụ Nữ huyện Gia Lâm, tính đến cuối tháng 12 năm 2015, các cấp Hội Phụ nữ huyện đã quản lý và nhận ủy thác giúp hơn 1.500 hội viên vay vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và học tập với hơn 20 tỷ đồng (từ các nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, quỹ quốc gia giải quyết việc làm và quỹ vay vốn giải quyết việc làm của TP). Đa số các đối tượng đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả, đặc biệt nhiều dự án còn hoàn thành trả vốn trước thời hạn, để tái cho vay các đối tượng khác (Nguyễn Văn Trường, 2015).

Nhờ những nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, nhiều hội viên có điều kiện, động lực vươn lên lập nghiệp với nhiều ngành nghề đem lại hiệu quả như sản xuất kinh doanh, trong đó không ít người đã trở thành tỉ phú trẻ. Chị Hoàng Thị Hiền (SN 1980, phường Đức Giang) là một điển hình. Sau khi được tạo điều kiện vay vốn, chị đã thành lập một cơ sở sản xuất kinh doanh hàng may mặc trên diện tích 440m2 và đã phát triển mạnh, đến nay đã có doanh thu bình quân 8tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 22 lao động (thu nhập trung bình 4 đến 6 triệu đồng/tháng) (Nguyễn Văn Trường, 2015).

Thực tế, nguồn vốn có được so với nhu cầu còn quá nhỏ bé so với nhu cầu thực tế của các hội viên Hội Phụ nữ trên địa bàn. Huyện Gia Lâm có hàng nghìn hội viên muốn được vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hội viên ở các xã kinh tế vẫn kém phát triển. Tuy nhiên trước sự khó khăn chung, nguồn có hạn, nên Hội Phụ nữ đã phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội huyện Gia Lâm thẩm định kỹ các dự án và chỉ cho vay đối với những dự án khả thi, tạo việc làm cho nhiều lao động, tránh dàn trải (Nguyễn Văn Trường, 2015).

Thực tế hiện nay, do điều kiện học tập lên cao hạn chế, tay nghề thấp không đáp ứng được yêu cầu các doanh nghiệp, ruộng vườn ít, thiếu việc làm… khiến nhiều hội viên ở các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội bỏ quê đi làm ăn xa. Hội

Phụ nữ huyện Gia Lâm đã có đợt khảo sát độ tuổi lao động, tình hình việc làm của hội viên tại 10 xã. Kết quả có đến 60% hội viên thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Tuy nhiên, trong số 1.000 hội viên được hỏi có muốn chuyển ra khu vực nội thành làm nghề tự do thì có 68% không muốn xa quê, muốn có việc làm ổn định tại địa phương. Góp sức cùng với các ngành chức năng của huyện Gia Lâm trong giải quyết việc làm cho hội viên, Hội Phụ nữ huyện đã xây dựng đề án "Xây dựng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho hội viên". Hội Phụ nữ huyện Gia Lâm đã kết hợp với NHCSXH huyện Gia Lâm thực hiện chương trình cho vay ủy thác giải quyết việc làm cho một số hội viên có nhu cầu. Mặc dù số vốn qua các chương trình ủy thác của Hội Phụ nữ huyện Gia Lâm còn khiêm tốn, song vào thời điểm nền kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, việc tiếp cận nguồn vốn của các ngân hàng thương mại không dễ dàng vì lãi suất cao và các thủ tục chặt chẽ, thì đây cũng là cơ hội giúp nhiều hội viên ngoại thành Hà Nội thực hiện ước mơ "ly nông bất ly hương", mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, việc hỗ trợ nguồn vốn vay giúp thanh niên lập nghiệp tại quê hương cũng góp phần giải quyết tình trạng khó khăn trong đoàn kết, tập hợp hội viên khu dân cư của tổ chức Đoàn, Hội trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay (Nguyễn Văn Trường, 2015).

2.2.1.2. Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Đoàn Thanh niên huyện Quỳnh Lưu với Ngân hàng chính sách xã hội về việc vay vốn uỷ thác hộ nghèo và các đối tượng khác. Trong năm 2014, Huyện đoàn đã tiến hành lập kế hoạch và khảo sát các hộ thanh niên nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn trong toàn huyện, qua đó tiến hành thẩm định, nắm bắt tình hình, nguyện vọng của người vay và đề xuất với ngân hàng chính sách huyện cấp vốn. Làm việc với tổ vay vốn của một số Đoàn Thanh niên cơ sở trên địa bàn để kiểm tra công tác chỉ đạo vốn vay và việc sử dụng kinh phí ủy thác (Võ Thị Thúy Anh, 2015).

Trong năm 2014, Huyện đoàn đã thực hiện 10 chương trình cho vay ủy thác bao gồm: Cho vay hộ nghèo, HSSV, GQVL, XKLĐ, Nước sạch, Hộ nghèo về nhà ở, Hộ gia đình sản xuất vùng khó khăn, Thương nhân vùng khó khăn, Hộ cận nghèo. Với tổng số 3092 hộ vay thuộc 77 tổ TK&VV. Tính đến thời điểm 31/12/2014 nguồn vốn do Huyện đoàn quản lý thông qua dịch vụ uỷ thác với Ngân hàng Chính sách - xã hội huyện số tiền 66 tỷ 195 triệu đồng, cho 3.092 hộ

vay ở 77 tổ (Võ Thị Thúy Anh, 2015).

Tổng dư nợ quá hạn tính đến ngày 31/12/2014 là: 49.161.000 đồng nợ quá hạn. Huyện đoàn đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình quá hạn tại các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Lương, Quỳnh Hậu. Số dư tiết kiệm của Đoàn thanh niên đạt trên 1,3 tỷ đồng.Số tổ tiết kiệm là: 77 tổ. Số hộ gửi tiết kiệm là: 3.092 hộ (Lê Văn Long, 2014).

Để tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVTN vay vốn từ các nguồn khác nhau (vốn nước sạch, vốn hộ nghèo, vốn xuất khẩu lao động,...) Huyện đoàn chỉ đạo các đơn vị chủ động lập các dự án phát triển sản xuất kinh doanh như: Chế biến nước mắm, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi gia cầm..., chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo, vốn vay học sinh sinh viên,... Gắn với phụ trách vùng, các đồng chí trong Ban thường vụ Huyện đoàn chủ động kiểm tra, nắm bắt hoạt động vay vốn của các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện.

Thông qua việc vay vốn ủy thác, tất cả các đối tượng vay vốn đã sự dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả, chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và dịch vụ ... Hàng quý Huyện đoàn phối hợp với NHCSXH tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)