Căn cứ đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 102 - 104)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1.Căn cứ đề xuất

4.4. Giải pháp tăng cường quản lý vốn vay của ngân hàng chính sách xã hộ

4.4.1.Căn cứ đề xuất

Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua HPN trên địa bàn quận Long Biên .Tác giả dựa vào các căn cứ Sau:

1. Thực trạng quản lý cho vay vốn của NHCSXH thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên

lý cho vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội thông qua Hội phụ nữ trên địa bàn quận Long Biên

2. Chủ trương phát triển chương trình tín dụng ưu đãi của thành phố Hà Nội: Tín dụng ưu đãi có vai trò và ảnh hưởng quan trọng trong quá trình XĐGN, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống,…làm thay đổi cách nghĩa, cách làm truyền thống đưa ra triển vọng cho các hộ thoát nghèo một cách bền vững. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2011-2015 đã xác định “tập trung phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững dựa trên những thế mạnh, tiềm năng của địa phương” là mục tiêu thực hiện trong giai đoạn sắp tới. Để thực hiện mục tiêu Đại hội đề ra, định hướng phát triển chương trình TDUĐ của thành phố Hà Nội là: Tín dụng cho hộ nghèo cần được trợ giúp của Nhà nước; Để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo Nhà nước tiếp tục thực hiện chủ trương ưu đãi vốn, lãi suất, kéo dài thời hạn vay với nghèo để phát triển sản xuất, tăng thu nhập; Thực hiện xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực cho công tác xóa đói giảm nghèo thông qua chương trình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo; Phát triển thị trường tài chính nông thôn tạo nhiều kênh dẫn vốn tới hộ nghèo thông qua các hoạt động ủy thác; Tiếp tục mở rộng, phát triển hình thức vay tổ TK&VV, tổ nhóm vay nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho công tác XĐGN; Mở rộng huy động vốn đặc biệt hình thức huy động tiết kiệm.

Từ định hướng trên, HPN thành phố Hà Nội định hướng phát triển quản lý chương trình cho vay ưu đãi như sau:

Thứ nhất, phối hợp với NHCSXH kiểm tra, giám sát, đôn đốc nguồn vốn đang triển khai để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, những cách làm sang tạo hiệu quả để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch triển khai nguồn vốn bổ sung hàng năm.

Thứ ba, phối hợp với NHCSXH tỉnh xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao nghiệp vụ vay vốn cho cán bộ HPN, tổ trưởng tổ TK&VV.

Thứ tư, tiếp tục chỉ đạo tổ chức HPN cơ sở, thành lập các tổ TK&VV mới, chủ động khai thác các nguồn vốn khác tại địa phương để phát triển sản xuất góp phần xóa đói. Mức tăng trưởng dư nợ ủy thác của HPN hàng năm bằng hoặc cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình quân chung về cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác của NHCSXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 102 - 104)