Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 98 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Các yếu tố chủ quan

4.3.2.1. Năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý

Trình độ năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức Hội. Sự tham gia của HPN trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm 6 nội dung công việc (trong 9 nội dung công việc của quy trình cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội), từ công tác phổ biến tuyên truyền đến các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, thu nợ gốc và lãi vay, xử lý nợ quá hạn, nợ bị rủi ro. Ở mỗi nội dung công việc đều đòi hỏi người cán bộ Hội ngoài trình độ chuyên môn ra phải có những kỹ năng nghiệp vụ nhất định trong công tác quản lý, điều hành từng nội dung hoạt động của tổ chức Hội.

Bảng 4.19. Trình độ năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Trình độ văn hóa 30 100,00

- Trung học cơ sở 0 0,00

- Trung học phổ thông 30 100,00 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 30 100,00

- Sơ cấp 7 23,33

- Trung cấp 3 10,00

- Cao đẳng 4 13,33

- Đại học 12 40,00

- Trên đại học 4 13,33

3. Nghiệp vụ về quản lý vay vốn 30 100,00 - Có nghiệp vụ về quản lý vay vốn 4 13,33 - Không có nghiệp vụ về quản lý vay vốn 26 86,67

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Số liệu bảng 4.19 cho thấy trình độ năng lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Cụ thể:

- Trình độ văn hóa thì 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ trung học phổ thông;

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 23,33% cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ sơ cấp đây chủ yếu là cán bộ HPN cấp chi hội, 10% cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ trung cấp, 13,33% cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao

đẳng, 40%cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học và 13,33% cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ thạc sỹ.

Sự am hiểu của cán bộ Hội các cấp về hoạt động cho vay tín dụng ưu đãi, cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện kiên quyết quyết định thành công của các hoạt động nhận ủy thác của tổ chức Hội.

Bảng 4.20. Sự am hiểu của cán bộ Hội các cấp về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 30 100,00

1. Hiểu rất rõ 24 80,00

2. Hiểu chung chung 6 20,00

3. Chưa hiểu rõ 0 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Số liệu bảng 4.20 cho thấy mức độ am hiểu của cán bộ Hội các cấp về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, cụ thể: 80% cán bộ Hội có am hiểu rất rõ về hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội; 20% cán bộ hội hiểu am hiểu về hoạt động này còn ở mức chung chung; và không có cán bộ nào là chưa hiểu rõ.

4.3.2.2. Năng lực trình độ của hội viên vay vốn

Bảng 4.21. Trình độ năng lực của hội viên vay vốn

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Trình độ văn hóa 90 100,00 - Tiểu học 20 22,22 - Trung học cơ sở 32 35,56 - Phổ thông trung học 27 30,00 - Trung cấp 8 8,89 - Cao đẳng, đại học 3 3,33 2. Sự am hiểu về hoạt động cho vay 90 100,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hiểu rất rõ 9 10,00

2. Hiểu chung chung 45 50,00

3. Chưa hiểu rõ 36 40,00

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Năng lực trình độ của hội viên vay vốn có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng vốn sau khi vay. Tuy nhiên do thuộc chương trình cho vay tín dụng ưu

đãi dành cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình thuộc đối tượng chính sách nên phần đa hội viên vay vốn đều là người có trình độ thấp, năng lực yếu trong sử dụng và quản lý vốn sau khi vay. Do đó, việc hỗ trợ từ phía cán bộ Hội các cấp, từ cán bộ Ngân hàng và chính quyền địa phương là điều vô cùng quan trọng để định hướng cho hộ vay sử dụng vốn vay theo đúng mục đích xin vày đem lại hiệu quả cao cho kinh tế hộ.

Trình độ năng lực của hội viên vay vốn còn nhiều hạn chế có 22,22% hội viên có trình độ tiểu học, 35,56% hội viên có trình độ trung học cơ sở, 30% hội viên có trình độ trung học phổ thông, hội viên có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học là rất thấp.

4.3.2.3. Công tác tuyên truyền chính sách

Công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Cụ thể: thông qua các buổi họp sinh hoạt của tổ chức Hội cơ sở và Chi hội cơ sở, bên cạnh đó có sự kết hợp với chính quyền địa phương để phổ biến, tuyên truyền cho hội viên HPN nhận thấy được những lợi ích và quyền lợi của họ trong việc vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là khi họ thuộc nhóm hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình thuộc đối tượng chính sách. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội biên soạn, in ấn nhiều tài liệu phù hợp phục vụ cho công tác tuyên truyền của tổ chức Hội.

Hàng năm, HPN thành phố Hà Nội đã chỉ đạo lồng ghép việc phổ biến các nội dung của chương trình cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đến các cán bộ Hội làm công tác quản lý, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn vay gắn với tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 100% các đồng chí là Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở. Đồng thời, phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội mở các lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn vay cho cán bộ HPN làm công tác xóa đói giảm nghèo của quận, trong đó có các đồng chí là Chủ tịch và Phó chủ tịch HPN phường, các đồng chí là Tổ trưởng Tổ TK&VV về nghiệp vụ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để các đồng chí nắm chắc và trực tiếp thông báo đến các hội viên có nhu cầu vay vốn.

Số liệu bảng 4.22 cho thấy sự tham gia các lớp tập huấn của cán bộ Hội cơ sở quận Long Biên giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể:

xã hội: trong 3 năm cán bộ Hội cơ sở quận Long Biên đã tham gia 10 lớp tập huấn, với tổng số 210 lượt người tham gia, chiếm tỷ lệ 11,23% tổng số lượt người tham gia các lớp tập huấn; trong đó: Chủ tịch và Phó chủ tịch HPN phường có 145 lượt người tham gia, cán bộ là Tổ trưởng Tổ TK&VV có 65 lượt người tham gia;

- Lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý vay vốn: trong 3 năm cán bộ Hội cơ sở quận Long Biên đã tham gia 15 lớp tập huấn với tổng số 1.660 lượt người tham gia, chiếm tỷ lệ 88,77% tổng số lượt người tham gia các lớp tập huấn; trong đó: Chủ tịch và Phó chủ tịch HPN phường có 930 lượt người tham gia, cán bộ là Tổ trưởng Tổ TK&VV có 730 lượt người tham gia.

Bảng 4.22. Sự tham gia các lớp tập huấn của cán bộ Hội cơ sở quận Long biên (2015 - 2017)

Nội dung tập huấn

Số lớp tập huấn

Số lượt người tham gia (người) Chủ tịch, Phó chủ

tịch HPN phường

Tổ trưởng

Tổ TK&VV Tổng

1. Phổ biến chương trình cho

vay vốn của Ngân hàng CSXH 10 145 65 210 2. Tập huấn nghiệp vụ quản

lý vay vốn 15 930 730 1.660

Tổng 25 1.075 795 1.870

Nguồn: Hội phụ nữ quận Long Biên (2017)

Kết quả trong 3 năm, cán bộ HPN cơ sở quận Long Biên đã tham gia 25 lớp tập huấn với 1.870 lượt cán bộ tham gia tập huấn, trong đó: Chủ tịch và Phó chủ tịch HPN phường có 1.075 lượt người tham gia, chiếm tỷ lệ 57,49% tổng số người tham gia, cán bộ là Tổ trưởng Tổ TK&VV có 795 lượt người tham gia, chiếm tỷ lệ 42,51% tổng số người tham gia.

4.3.2.4. Sự phối hợp giữa cán bộ tổ chức Hội phụ nữ với cán bộ Ngân hàng Chính sách và chính quyền địa phương

Hội phụ nữ đóng vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách xã hội với các hội viên vay vốn. HPN cơ sở và các Chi hội cơ sở cùng với chính quyền địa phương là những tổ chức gần gũi và hiểu những tâm tư nguyện vọng của người dân. Nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao, sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các đoàn thể thì nơi đó, chất lượng tín dụng chính sách được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng

phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội địa phương.

Điều này được thể hiện ở từng công đoạn trong suốt quá trình cho vay vốn uỷ thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua HPN: từ xác định nhu cầu vay vốn của hội viên, lập kế hoạch cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn, theo dõi thu hồi nợ và xử lý các trường hợp nợ quá hạn, nợ xấu… đều phải thực hiện một cách công khai, dân chủ dưới sự chỉ đạo của các cấp Hội và chính quyền địa phương, đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội. Việc cho vay thực hiện theo phương thức ủy thác qua các tổ chức HPN thông qua Tổ TK&VV bình xét công khai, dân chủ từ cấp khu, cấp phường phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.23. Đánh giá về sự phối kết hợp giữa cán bộ Hội và cán bộ Ngân hàng, chính quyền địa phương trong hoạt động nhận ủy thác cho vay

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 90 100,00 1. Có sự phối hợp rất chặt chẽ 23 25,56 2. Có sự phối hợp 47 52,22 3. Chưa có sự phối hợp 20 22,22

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Số liệu bảng 4.23 cho thấy đánh giá về sự phối kết hợp giữa cán bộ Hội và cán bộ Ngân hàng, chính quyền địa phương trong hoạt động nhận cho vay. Cụ thể: 25,56% ý kiến đánh giá là có sự phối hợp rất chặt chẽ, có 52,22% ý kiến đánh gía có sự phối kết hợp, 22,22% số cán bộ được hỏi cho rằng chưa có sự phối kết hợp trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 98 - 102)