3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội.
Long Biên là quận nằm phía Đông Bắc Thành phố Hà Nội, có ranh giới hành chính như sau:
-Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; -Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm; -Phía Nam giáp huyện Thanh Trì;
-Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh.
Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc với 301 tổ dân phố. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố, Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua gồm đường quốc lộ 1A, 1B và quốc lộ 5, đây là 3 tuyến đường huyết mạch đi các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đồng thời cũng là trục kinh tế sôi động hội nhập nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tạo điều kiện phát triển kinh tế, thuận tiện cho việc đi lại với các vùng khác (UBND quận Long Biên, 2017).
Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.
Quận Long Biên có vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng, chính trị và văn hoá - xã hội đối với Thủ đô Hà Nội. Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía bắc giáp sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Đông Anh, phía nam giáp sông Hồng. Với vị trí địa lý đặc thù của Quận nằm giữa hai con sông lớn (sông Hồng và sông Đuống) là tiềm năng quan trọng cho phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được
sự giao lưu trong hoạt động kinh tế.
Quận Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường hàng không (Sân bay Gia Lâm), đường sắt (Ga Gia Lâm), quốc lộ (quốc lộ 1A, 1B, 5), đường thuỷ (sông Hồng, sông Đuống) nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh...), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh...). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa Quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ, phát triển thành địa điểm tích tụ và phân luồng hàng hoá, dịch vụ giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc (UBND quận Long Biên, 2017).
Quận Long Biên là một mắt xích quan trọng trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm ở trung tâm của một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Tiếp giáp với quận Long Biên là các “điểm nóng” về phát triển kinh tế như Hưng Yên, Bắc Ninh. Với vị trí địa lý này đã tạo nên một sức hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, cùng với nhịp độ phát triển chung của Thủ đô.
Vị trí địa lý thuận lợi, có tính đặc trưng rất riêng biệt so với các quận nội thành khác sẽ tạo điều kiện cho quận Long Biên phát triển các ngành kinh tế- xã hội, đặc biệt là thương mại dịch vụ (UBND quận Long Biên, 2017).
3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa chất, thủy văn
Về khí hậu
Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê hai sông. Địa hình quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng của dòng sông Hồng. Địa hình Long Biên khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và khu công nghiệp. Quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23-24oC, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6-7o C.
Chế độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm của quận khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường dao động trong khoảng 78 - 87%.
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 1.600-1.800 mm. Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Đuống: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710m3/s, mực nước thường cao từ 9-12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14-14,5 m) (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).
Về thủy văn
Quận Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Đuống, chiều dài sông Hồng đoạn qua địa bàn quận khoảng 15km, chiều dài sông Đuống đoạn qua địa bàn quận khoảng 17km, bên cạnh đó còn diện tích hồ ao tự nhiên khá lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và điều hòa môi trường sinh thái.
Chế độ thủy văn của hai con sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ mưa hàng năm. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về sông Hồng, sông Đuống uy hiếp trực tiếp hệ thống đê điều của thành phố. Mùa khô nước các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).
Về đất đai
Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, là quận có diện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội.
Đối với quận Long Biên, quỹ đất rộng lớn chính là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có và điều kiện địa chất tốt là điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các khu thương mại dịch vụ.
Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ cao, nhu cầu sử dụng đất rất lớn, đặc biệt là đất đô thị và đất chuyên dùng. Đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục theo hướng giảm dần đất nông nghiệp, tăng quỹ đất nhà ở, đất thương mại và công nghiệp sạch.
Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn tại các phường trên địa bàn quận là điều kiện thuận lợi, tạo sức hút các nguồn lực khác đầu tư cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Bên cạnh đó, quận Long Biên cũng có cơ hội để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu của một quận nội thành của Thủ đô.
Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội
Quận Diện tích (ha) Quận Diện tích (ha)
Long Biên 6.038 Đồng Đa 980 Hoàng Mai 4.104 Ba Đình 925 Tây Hồ 2.4 Thanh Xuân 911 Hai Bà Trưng 1.017 Hoàn Kiếm 529
Cầu Giấy 1.204
Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội (2017)
Về tài nguyên khoáng sản
Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sông Hồng và sông Đuống làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn Quận đặc biệt trong những năm qua quận đang tập trung đầu tư phát triển xây dựng. Vì vậy cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).
Về địa hình, địa mạo
Quận Long Biên có địa hình tương đối bằng phẳng, mang những nét đặc thù của địa hình vùng đồng bằng sông Hồng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng. Sông Hồng và sông Đuống bao quanh tạo thuận lợi về giao thông đường thủy nhưng cũng chia tách Long Biên với các quận nội thành (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).
Về cảnh quan môi trường
Quận Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh và nhiều dự án lớn được triển khai dẫn đến hoạt động của các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng rất tấp nập. Trong khi thành phố chưa có quy hoạch khu tập kết đất trạc, phế thải xây dựng, hiện tượng ô tô đổ đất trạc và những vi phạm gây ảnh hưởng môi trường trên địa bàn quận Long Biên là điều khó tránh khỏi.
Trong những năm tới cùng với quá trình phát triển kinh tế, tốc độ xây dựng tăng nhanh, nếu việc bảo vệ môi trường không được quan tâm đầu tư thích đáng thì chất lượng môi trường quận sẽ bị giảm sút nhanh chóng, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường du lịch của quận (Cục Thống kê Hà Nội, 2017).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế quận phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững. Quận đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đạt 15,83%, vượt kế hoạch 3,77%.
- Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm. UBND quậnđã phê duyệt 04 phương án chuyển đổi, nâng cao hiệu quả các vùng chuyển đổi tại 3 phường (Giang Biên, Ngọc Thụy và Cự Khối); hỗ trợ gần 800 triệu đồng cho sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi 15,2 ha từ đất hoang hóa, đạt 112,5% kế hoạch. Mở rộng mô hình trang trại giáo dục theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp với người dân bước đầu đạt kết quả tốt; cấp 6 giấy chứng nhận trang trại, đạt 100% kế hoạch năm (UBND quận Long Biên, 2017).
Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế quận Long Biên giai đoạn 2015-2017
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)
Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (% 16/15 17/16 BQ 1. Ngành Nông nghiệp Tỷ đồng 50 0,75 45 0,62 50 0,60 90,27 110,92 100,06 2. Ngành CN – XD Tỷ đồng 2.574 39,08 2.828 38,85 3.191 38,24 109,87 112,82 111,33 3. Ngành TM – DV Tỷ đồng 3.963 60,17 4.407 60,53 5.103 61,16 111,18 115,81 113,47 V. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 6.587 100,00 7.280 100,00 8.344 100,00 110,52 114,62 112,55
Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)
35
Thương mại, dịch vụ: các trung tâm thương mại quy mô lớn, tập trung tiếp tục hoạt động ổn định. Trong tháng 11/2015 Trung tâm thương mại Aeon khánh thành và chính thức hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 200 triệu USD, cùng với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị khác như Vincom Center, Savico MegaMall, Hom Center, Fivimart tạo lập nên hệ thốn các trung tâm thương mại hiện đại, quy mô góp phần phát triển thương mại dịch vụ và thức đẩy đầu tư kinh doanh trên địa bàn (UBND quận Long Biên, 2017).
Tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo chợ dân sinh được quan tâm chỉ đạo, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đã đưa vào hoạt động 3 chợ, khởi công xây dựng 5 chợ, phê duyệt dự án đầu tư 4 chợ, hoàn thành công tác GPMB 2 chợ. Công tác quản lý, sắp xếp, xử lý các điểm chợ cóc, chợ tạm để từng bước xây dựng chợ theo hướng văn minh thương mại được tập trung quyết liệt. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tập trung thực hiện. Trong năm 2017 đã phát hiện, xử phạt hành chính 347 vụ, đạt 122% kế hoạch.
Ngành dịch vụ, thương mại và du lịch là nhóm ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trên địa bàn quận. Trong nội bộ ngành, giá trị sản xuất ngành thương mại lớn hơn so với các ngành khác. Hoạt động thương mại có những bước phát triển, đa dạng hóa loại hình, phương thức kinh doanh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh chưa được hình thành đồng bộ.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách quận đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.
Sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trên địa bàn quận Long Biên. Trong những năm gần đây, kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị trường hàng hoá và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng (UBND quận Long Biên, 2017).
Từ năm 2016 đến nay, quận Long Biên đã đầu tư xây dựng 88 công trình cơ sở hạ tầng đường, trường, nhà văn hóa với tổng kinh phí 1.105 tỷ đồng; 56 dự án giao thông với tổng kinh phí 253,1 tỷ đồng; 11 dự án nhà văn hóa với kinh phí 33,4 tỷ đồng, số người hưởng lợi từ các dự án 292.449 người, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, năm 2016, quận hỗ trợ cây giống, con giống; Năm 2017-2018, hỗ trợ thương hiệu phát triển
vùng cây, quả theo tiêu chuẩn VietGap với tổng kinh phí hơn 2,583 tỷ đồng. Đáng chú ý, quận đã ban hành chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo như: Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách quận cho 714 hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo, mức 350.000 - 1.500.000 đồng/hộ/tháng, trị giá 3,322 tỷ đồng; Vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... như Quỹ thiện tâm - Tập đoàn Vingroup, nhóm Từ tâm hướng thiện Long Biên, công đoàn ngành GD&ĐT quận, Hội Chữ thập đỏ quận, Tòa án nhân dân quận, Ngân hàng CSXH quận, Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn cơ quan UBND quận hỗ trợ cho 76 hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo, mức từ 500 - 1.000.000 đồng/hộ/tháng. Tổng số kinh phí xã hội hóa là 768 triệu đồng; UBMTTQ chỉ đạo các phường trích Quỹ Vì người nghèo Phường, hỗ trợ một lần/năm cho 211 hộ không có khả năng thoát nghèo, mức 1.500.000 đồng/hộ/năm, trị giá 316,5 triệu đồng (UBND quận Long Biên, 2017).
3.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động
Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 291.925 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.835 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn Thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô.
Bảng 3.3. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm
Chỉ tiêu DVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng số người Người 236 992 287 892 291 925 Dân số nông nghiệp Người 94 797 115 156 116 770 Dân số phi nông nghiệp Người 142 195 172 836 175 155 Tổng số lao động Người 130 345 158 340 160 559 Lao động nông nghiệp Người 52 138 63 336 64 223 Lao động phi nông nghiệp Người 78 208 95004 96336 Tỉ lệ phát triển dân số % 1,50 1,48 1,46 Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)
Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2017 là 291.925 người, mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 4880 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,37 triệu đồng/người. Theo số liệu tổng hợp năm 2017 suất sinh năm 2017: 16,49%, giảm 0,25% so với năm 2016. Toàn quận không có hộ đói, tỷ hệ hộ nghèo còn rất thấp. Số hộ thoát nghèo đạt 56/35 hộ (đạt 160% kế hoạch); tỷ lệ hộ nghèo 0,51%, giảm 0,03% so với kế hoạch (UBND quận Long Biên, 2017).
3.1.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục
Về giáo dục:
Quận có 7 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường trung học cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu