Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 48 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế quận phát triển có mức tăng trưởng cao, bền vững. Quận đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch theo tiêu chí văn minh, hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh đạt 15,83%, vượt kế hoạch 3,77%.

- Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được quan tâm. UBND quậnđã phê duyệt 04 phương án chuyển đổi, nâng cao hiệu quả các vùng chuyển đổi tại 3 phường (Giang Biên, Ngọc Thụy và Cự Khối); hỗ trợ gần 800 triệu đồng cho sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi 15,2 ha từ đất hoang hóa, đạt 112,5% kế hoạch. Mở rộng mô hình trang trại giáo dục theo hướng liên kết giữa doanh nghiệp với người dân bước đầu đạt kết quả tốt; cấp 6 giấy chứng nhận trang trại, đạt 100% kế hoạch năm (UBND quận Long Biên, 2017).

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế quận Long Biên giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (% 16/15 17/16 BQ 1. Ngành Nông nghiệp Tỷ đồng 50 0,75 45 0,62 50 0,60 90,27 110,92 100,06 2. Ngành CN – XD Tỷ đồng 2.574 39,08 2.828 38,85 3.191 38,24 109,87 112,82 111,33 3. Ngành TM – DV Tỷ đồng 3.963 60,17 4.407 60,53 5.103 61,16 111,18 115,81 113,47 V. Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 6.587 100,00 7.280 100,00 8.344 100,00 110,52 114,62 112,55

Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)

35

Thương mại, dịch vụ: các trung tâm thương mại quy mô lớn, tập trung tiếp tục hoạt động ổn định. Trong tháng 11/2015 Trung tâm thương mại Aeon khánh thành và chính thức hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 200 triệu USD, cùng với các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị khác như Vincom Center, Savico MegaMall, Hom Center, Fivimart tạo lập nên hệ thốn các trung tâm thương mại hiện đại, quy mô góp phần phát triển thương mại dịch vụ và thức đẩy đầu tư kinh doanh trên địa bàn (UBND quận Long Biên, 2017).

Tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo chợ dân sinh được quan tâm chỉ đạo, đạt 100% kế hoạch đề ra. Đã đưa vào hoạt động 3 chợ, khởi công xây dựng 5 chợ, phê duyệt dự án đầu tư 4 chợ, hoàn thành công tác GPMB 2 chợ. Công tác quản lý, sắp xếp, xử lý các điểm chợ cóc, chợ tạm để từng bước xây dựng chợ theo hướng văn minh thương mại được tập trung quyết liệt. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được tập trung thực hiện. Trong năm 2017 đã phát hiện, xử phạt hành chính 347 vụ, đạt 122% kế hoạch.

Ngành dịch vụ, thương mại và du lịch là nhóm ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành trên địa bàn quận. Trong nội bộ ngành, giá trị sản xuất ngành thương mại lớn hơn so với các ngành khác. Hoạt động thương mại có những bước phát triển, đa dạng hóa loại hình, phương thức kinh doanh. Hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh chưa được hình thành đồng bộ.

Công tác quản lý, điều hành ngân sách quận đã bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trên địa bàn quận Long Biên. Trong những năm gần đây, kinh tế cả nước và Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả khả quan, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị trường hàng hoá và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng (UBND quận Long Biên, 2017).

Từ năm 2016 đến nay, quận Long Biên đã đầu tư xây dựng 88 công trình cơ sở hạ tầng đường, trường, nhà văn hóa với tổng kinh phí 1.105 tỷ đồng; 56 dự án giao thông với tổng kinh phí 253,1 tỷ đồng; 11 dự án nhà văn hóa với kinh phí 33,4 tỷ đồng, số người hưởng lợi từ các dự án 292.449 người, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, năm 2016, quận hỗ trợ cây giống, con giống; Năm 2017-2018, hỗ trợ thương hiệu phát triển

vùng cây, quả theo tiêu chuẩn VietGap với tổng kinh phí hơn 2,583 tỷ đồng. Đáng chú ý, quận đã ban hành chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo như: Hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách quận cho 714 hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo, mức 350.000 - 1.500.000 đồng/hộ/tháng, trị giá 3,322 tỷ đồng; Vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm... như Quỹ thiện tâm - Tập đoàn Vingroup, nhóm Từ tâm hướng thiện Long Biên, công đoàn ngành GD&ĐT quận, Hội Chữ thập đỏ quận, Tòa án nhân dân quận, Ngân hàng CSXH quận, Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn cơ quan UBND quận hỗ trợ cho 76 hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo, mức từ 500 - 1.000.000 đồng/hộ/tháng. Tổng số kinh phí xã hội hóa là 768 triệu đồng; UBMTTQ chỉ đạo các phường trích Quỹ Vì người nghèo Phường, hỗ trợ một lần/năm cho 211 hộ không có khả năng thoát nghèo, mức 1.500.000 đồng/hộ/năm, trị giá 316,5 triệu đồng (UBND quận Long Biên, 2017).

3.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động

Với 14 đơn vị hành chính cấp phường, quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha với 291.925 nhân khẩu, mật độ dân số bình quân 4.835 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn Thành phố Hà Nội. Chính vì thế sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô.

Bảng 3.3. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm

Chỉ tiêu DVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số người Người 236 992 287 892 291 925 Dân số nông nghiệp Người 94 797 115 156 116 770 Dân số phi nông nghiệp Người 142 195 172 836 175 155 Tổng số lao động Người 130 345 158 340 160 559 Lao động nông nghiệp Người 52 138 63 336 64 223 Lao động phi nông nghiệp Người 78 208 95004 96336 Tỉ lệ phát triển dân số % 1,50 1,48 1,46 Nguồn: UBND quận Long Biên (2017)

Tổng số dân của quận tính đến cuối kỳ 31/12/2017 là 291.925 người, mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 4880 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31,37 triệu đồng/người. Theo số liệu tổng hợp năm 2017 suất sinh năm 2017: 16,49%, giảm 0,25% so với năm 2016. Toàn quận không có hộ đói, tỷ hệ hộ nghèo còn rất thấp. Số hộ thoát nghèo đạt 56/35 hộ (đạt 160% kế hoạch); tỷ lệ hộ nghèo 0,51%, giảm 0,03% so với kế hoạch (UBND quận Long Biên, 2017).

3.1.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục

Về giáo dục:

Quận có 7 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường trung học cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu giáo (một trường đạt chuẩn độ II). Trong những năm qua, Quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến trung học phổ thông về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận (UBND quận Long Biên, 2017).

Về y tế:

Quận có một trung tâm y tế, 2 bệnh viện, 14 trạm y tế ở 14 phường trên địa bàn Quận. Cơ sở vật chất ở bệnh viện, trung tâm y tế nhìn chung là đạt tiêu chuẩn hiện đang được đầu tư nâng cấp. Tuy nhiên, còn có nhiều trang thiết bị y tế đã quá cũ (UBND quận Long Biên, 2017).

Thể dục thể thao:

Trên địa bàn quận đã có 20 sân tennis, 10 sân bóng đá và sân tập thể thao. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn Quận được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia tỷ lệ người tham gia luyện tập thường xuyên là 35% (UBND quận Long Biên, 2017).

Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí:

Quận có 72 di tích lịch sử văn hoá, hiện tại đã có di tích trở thành một điểm trong tua du lịch sông Hồng. Với 150 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận (UBND quận Long Biên, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)