Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Đặc điểm tổ chức Hội Phụ nữ quận Long Biên
3.1.3.1. Chức năng và nhiệm vụ
a. Chức năng
Hội Phụ nữ quân Long Biên có chức năng: chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước; Đoàn kết, vận động, phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
b. Nhiệm vụ
Tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Vận động các tầng lớp phụ nữ chủ động, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, xây dựng gia đình hạnh phúc; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ;
Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình và trẻ em;
Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
Hội kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức Hội Phụ nữ quận Long Biên
Cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ Quận gồm 5 đồng chí trong đó có 01 Chủ tịch Hội, 02 Phó Chủ tịch Hội và 02 chuyên viên được phân công phụ trách theo các lĩnh vực sau:
1. Công tác Tổ chức - cán bộ, thi đua khen thưởng; 2. Công tác tuyên truyền;
3. Công tác hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường; 4. Công tác gia đình - xã hội;
5. Công tác luật pháp - chính sách;
6. Công tác văn phòng, công nghệ thông tin; 7. Công tác tài chính;
Số lượng Ủy viên BCH cấp Quận: 25 đồng chí, BTV cấp Quận: 07 đồng chí. Về tổ chức cơ sở trực thuộc:
- Số lượng cơ sở Hội trực thuộc: 16 đơn vị (14 Hội LHPN phường và 02 Chi hội phụ nữ Công an, Quân sự Quận) với gần 28.000 hội viên.
- Số Chi hội, Tổ phụ nữ thuộc cơ sở Hội: 350 Chi hội và 892 tổ phụ nữ (Hội phụ nữ quận Long Biên).
3.1.3.3. Về hệ thống tổ chức Hội Phụ nữ quận Long Biên
Hệ thống tổ chức Hội được thành lập tương ứng với hệ thống đơn vị hành chính nhà nước gồm: Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh; Hội LHPN huyện (thành phố); Hội LHPN xã (phường, thị trấn). Hội LHPN có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời cũng là một thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
- Theo quy định, hệ thống tổ chức Hội các cấp được phân cấp quản lý tương đối rõ ràng. Chỉ đạo về chuyên môn thực hiện theo tổ chức ngành dọc; quản lý, chỉ đạo trực tiếp theo tổ chức Đảng cùng cấp. Cụ thể:
Hội LHPN Quận: Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Quận ủy Long Biên và chỉ đạo về hoạt động chuyên môn của Hội LHPN Thành phố Hà Nội.
Hội LHPN phường: Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy phường và chỉ đạo về hoạt động chuyên môn của Hội LHPN Quận.
- Về cơ quan chuyên trách của Hội LHPN Quận: không có các ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc. Cơ quan chuyên trách Hội LHPN có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cấp Quận.;Cơ quan chuyên trách của Hội có 05 đồng chí, trong đó 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch Hội và các cán bộ chuyên trách. Về cơ chế tuyển dụng cán bộ Hội cấp Quận được thực hiện bằng hình thức thi tuyển theo quy định.
- Đối với các phường được thành lập theo đơn vị hành chính chỉ có một cán bộ chuyên trách công tác Hội là Chủ tịch Hội nên không gọi là cơ quan chuyên trách.
Ở những chi hội có số lượng hội viên từ 50 người trở lên thành lập các tổ phụ nữ. Cán bộ chi hội gồm chi hội trưởng và một hoặc hai chi hội phó do hội viên bầu trên cơ sở giới thiệu của Chi ủy và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở. Cán bộ tổ phụ nữ gồm tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hội viên bầu. Những nơi có tổ phụ nữ, việc sinh hoạt hội có thể thực hiện tại tổ. Chi hội phụ nữ, tổ phụ nữ được kiện toàn định kỳ vào dịp đại hội đại biểu phụ nữ cấp cơ sở.
3.1.3.4. Về đội ngũ cán bộ.
Cán bộ Hội của Quận: bao gồm các cán bộ là ủy viên BCH, Ban Thường vụ Hội LHPN Quận; cán bộ cơ quan chuyên trách của Quận. Cơ cấu Ủy viên BCH Hội LHPN Quận bao gồm cán bộ cơ quan chuyên trách Hội, một số đồng chí đại diện các phòng, ban, ngành của Quận và Chủ tịch Hội LHPN các phường, đơn vị.
Cán bộ Hội cơ sở: bao gồm các cán bộ là ủy viên Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cơ sở; cán bộ là chi hội trưởng, chi hội phó, tổ trưởng, tổ phó phụ nữ. Cơ cấu Ủy viên BCH Hội LHPN phường bao gồm các đồng chí là cán bộ chuyên trách công tác Hội ở phường (Chủ tịch Hội), đại diện một số ngành (cán bộ dân số, tư pháp, văn phòng….) và các chị là chi hội trưởng phụ nữ.
Ban Chấp hành Hội LHPN quận và cơ sở có những nhiệm vụ cơ bản sau: nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương, Hội LHPN cấp trên; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành Hội cùng cấp và Hội cấp trên; tham gia góp ý xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện, có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ bị vi phạm; công nhận hội viên; tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nhiệm vụ của hội viên theo quy định Điều lệ; bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp; họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
Ban Thường vụ Hội LHPN cấp cơ sở có những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau: chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành; quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ hội; thu, chi, trích nộp hội phí và sử
dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy định của tổ chức Hội; Ban Thường vụ họp một tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.
Bên cạnh bộ máy, cán bộ Hội, lực lượng hội viên đóng vai trò không thể thiếu trong các yếu tố làm nên sự lớn mạnh của tổ chức Hội ở cơ sở. Điều lệ Hội LHPN Việt Nam quy định về điều kiện trở thành hội viên như sau: “Phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên; không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên”. Điều 6 quy định về quyền của hội viên, bao gồm: được dân chủ thảo luận và biểu quyết chủ trương, nhiệm vụ công tác Hội; được góp ý, đề đạt nguyện vọng với tổ chức Hội; được tham gia hoạt động, sinh hoạt Hội tại nơi cư trú và nơi làm việc; được Hội hướng dẫn, giúp đỡ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; được ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hội theo quy định. Điều 7 quy định về nhiệm vụ của hội viên, bao gồm:thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và các hoạt động Hội, đóng hội phí theo quy định của Điều lệ; học tập nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt, giữ gìn uy tín và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao động, đời sống, xây dựng gia đình hạnh phúc, phấn đấu thực hiện bình đẳng giới.
Căn cứ những quy định của Điều lệ có thể khái quát về hoạt động của tổ chức Hội cơ sở là những phương diện hoạt động biểu hiện thông qua hoạt động của cán bộ Hội cấp cơ sở và hoạt động của hội viên. Đối với hoạt động của cán bộ Hội thể hiện bởi hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và đội ngũ cán bộ Hội chủ chốt cấp cơ sở. Hoạt động của hội viên là quá trình hội viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình theo quy định của Điều lệ Hội. Không chỉ những yếu tố nội lực của cán bộ Hội cơ sở và hội viên tác động đến chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở, mà còn có những yếu tố tác động từ bên ngoài như: chủ trương, chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước; sự chỉ đạo, định hướng của Hội cấp trên; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể khác; các yếu tố văn hóa xã hội tại địa phương… Việc nhìn nhận, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, chi phối này có ý nghĩa thiết thực để xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở và đội ngũ cán bộ Hội nhằm thực hiện tốt phong trào phụ nữ và nhiệm vụ chính trị do cấp ủy địa phương giao cho.
Bảng 3.4. Số lượng cán bộ Hội cơ sở thuộc quận Long Biên
(Bao gồm chi hội trưởng, tổ trưởng, tổ phó phụ nữ)
TT Đơn vị Số lượng (người) So sánh (%)
2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ 1 Phường Ngọc Lâm 84 84 85 100,0 101,2 100,6 2 Phường Ngọc Thụy 213 213 214 100,0 100,5 100,2 3 Phường Sài Đồng 103 103 103 100,0 100,0 100,0 4 Phường Cự Khối 70 72 73 102,9 101,4 102,1 5 Phường Phúc Đồng 30 34 35 113,3 102,9 108,1 6 Phường Thạch Bàn 30 30 33 100,0 110,0 105,0 7 Phường Phúc Lợi 38 38 38 100,0 100,0 100,0 8 Phường Giang Biên 21 23 23 109,5 100,0 104,8 9 Phường Đức Giang 148 148 149 100,0 100,7 100,3 10 Phường Thượng Thanh 30 31 32 103,3 103,2 103,3 11 Phường Long Biên 63 64 66 101,6 103,1 102,4 12 Phường Gia Thụy 69 69 70 100,0 101,4 100,7 13 Phường Bồ Đề 57 58 60 101,8 103,4 102,6 14 Phường Việt Hưng 59 59 60 100,0 101,7 100,8 Tổng cộng 1.015 1.026 1.041 101,1 101,5 101,3 Nguồn: Hội Phụ nữ quận Long Biên (2017)
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Quận Long Biên có một vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội và đất nước. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ Quận đề ra. Trong những năm qua, cùng với sự phát triền kinh tế chung của thành phố thời kỳ đổi mới, kinh tế Quận Long Biên cũng phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Tổng giá trị thu nhập các ngành kinh tế Quận có xu hướng ngày càng tăng. Gía trị các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại có tốc độ tăng nhanh hơn só với ngành nông nghiệp, điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn Quận.
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tôi chọn 03 phường trên địa bàn Quận Long Biên là: UBND phường Gia Thụy, Thượng Thanh và Phúc Đồng, với các lý do sau:
triển mạnh. Là phường phát triển lâu đời khi được tách ra từ Huyện Gia Lâm.
- Phường Phúc Đồng: là phường đang trong quá trình đô thị hóa, kinh tế ở mức trung bình.
- Phường Thượng Thanh: là phường vẫn chiếm diện tích đất nông nghiệp nhiều, tỷ trọng trong nông nghiệp cao, mức độ đô thị hóa còn chậm, tính làng xã vẫn tồn tại.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các số liệu sử dụng được thu thập thông qua báo cáo nghiên cứu, luận văn, sách báo, internet, cổng thông tin điện tử của Quận và các báo cáo của địa phương.
Nguồn thông tin thứ cấp để phục vụ cho đề tài được lấy từ sách báo, internet, các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản, chỉ thị, thông tin hướng dẫn liên quan thu hồi nợ tồn đọng tại ngân hàng CSXH, các báo cáo của UBND quận, cơ quan ngân hàng CSXH, cơ quan đoàn thể.
3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ vay vốn được chọn đại diện trên địa bàn bằng phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và các ý kiến đánh giá của trưởng thôn, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cấp phường, trưởng ban giảm nghèo cấp phường hoặc Chủ tịch UBND cấp phường, BĐD HĐQT quận, cán bộ PGD NHCSXH huyện trong việc vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội,... Các dữ liệu thu thập được sẽ là cơ sở để đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ tồn đọng trên địa bàn quận (chi tiết theo phiếu điều tra).
Bước 1: Chọn mẫu điều tra Chọn hộ đại diện (90 hộ)
Mỗi phường đại điện được chọn chúng tôi chọn 30 hộ gia đình có vay vốn ủy thác, bằng phương pháp crọn ngẫu nhiên theo danh sách của trưởng thôn và Ban quản lý dự án tiết kiệm vay vốn ủy thác.
Chọn cán bộ lãnh đạo khu, phường và ban quản lý
Số lượng lãnh đạo tổng số 30 cán bộ. Số lượng cơ cấu mẫu điều tra được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.5. Số lượng mẫu khảo sát
TT Nội dung SL (người)
n=120 Ghi chú
1 Hội viên HPN 90 30 người/phường 2 Cán bộ lãnh đạo, quản lý 30
- NHCSXH quận 3
- Cán bộ HPN quận 3 - Cán bộ HPN cấp cơ sở (phường) 6 - Cán bộ HPN cấp chi hội (khu) 6
- Lãnh đạo địa phương 6 02 người/phường - Tổ trưởng tổ TK&VV 6 02 người/phường
Nguồn: Số liệu của tác giả
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra với các nội dung như sau:
- Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra: họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, số lao động, nhân khẩu, diện tích đất sử dụng, tư liệu sản xuất chủ yếu, tài sản của hộ, ngành nghề sản xuất kinh doanh…
- Tình hình vay vốn của hộ như số lượng vốn vay, thời gian vay, lãi suất vay, mục đích vay vốn, vốn vay thuộc chương trình dự án nào,… kết quả và hiệu quả sử dụng vốn của hộ trước và sau vay vốn như thế nào…
- Sự tham gia của Hội Phụ nữ trong hoạt động cho vay vốn ủy thác của Ngân hàng Chính sách - xã hội: cung cấp thông tin của hội viên cho Ngân hàng, đánh giá điều kiện vay vốn của hội viên (hộ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có thể vay vốn từ các chương trình cho vay nào: cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và VSMT, cho vay phát triển sản xuất, cho vay hộ thuộc vùng khó khăn…), cung cấp hạn mức cho vay của từng chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách - xã hội cho hội viên được biết, các điều kiện để được vay vốn của Ngân hàng, hướng dẫn hội viên làm thủ tục và hồ sơ vay