Đánh giá kết quả quản lý vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội quận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội thông qua

4.2.4. Đánh giá kết quả quản lý vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội quận

quận Long Biên

Chất lượng vốn vay thể hiện ở nhiều tiêu chí như thủ tục hành chính, tiến độ, mục đích sử dụng, thời hạn phải trả, nợ quá hạn…, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số dư nợ cho vay là quan trọng nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì càng chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là một vấn đề mà để giải quyết một cách triệt để thì không đơn giản. Do đó, các tổ chức chính trị - xã hội được nhận chương trình ủy thác cho vay phối hợp cùng với NHCSXH có thể duy trì ở một mức độ nhất định để có thể kiểm soát được bằng việc tìm ra những nguyên nhân có thể lý giải cho tình trạng nợ quá hạn của hộ vay, từ đó có những chính sách thích hợp. Trong 4 tổ chức chính trị - xã hội được NHCSXH quận Long Biên ủy thác vốn vay thì cả 4 tổ chức đều không có nợ quá hạn. Để đạt được thành tích không có nợ quá hạn, không có số hộ còn nợ vốn như vậy là do sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của NHCSXH quận Long Biên cũng như các tổ chức được ủy thác cho vay vốn, đặc biệt trong đó có HPN trong việc tuyên truyền, hướng dẫn và giúp đỡ các hộ nghèo tiếp cận nhanh chóng tới nguồn vốn vay từ NHCSXH cũng như hướng dẫn, tư vấn các mục đích cho vay đúng đối tượng vay vốn một cách hiệu quả nhất.

Một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho sự hoạt động của Ngân hàng là người vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn đúng thời hạn trong hợp đồng. Đặc biệt là đối với NHCSXH thì điều này càng có ý nghĩa quan trọng, vì đối tượng cho vay là hộ nghèo với phương thức cho vay không cần tài sản thế chấp mà cho vay bằng tín chấp, do đó mức độ rủi ro là rất lớn. Việc hoàn trả vốn vay được phản ánh qua các chỉ tiêu về thu hồi nợ vay và nợ quá hạn.

Các quy định cho vay của NHCSXH được đánh giá là đơn giản, phù hợp với trình độ của các hộ vay vốn ủy thác do HPN quản lý. Qua bảng 4.15 về ý kiến của 90 hộ nghèo vay vốn ưu đãi về các quy định cho vay đối với từng mục đích sử dụng là hộ vay vốn hộ nghèo thì có 80% hộ cho rằng lãi suất thấp, hộ vay vốn học sinh sinh viên thì có tới 55,56% hộ cho rằng lãi suất thấp và hộ vay vốn NS&VSMTNT thì có tới không có hộ nào rằng lãi suất thấp mà có tới 50% hộ cho rằng lãi suất cao

Phần lớn số hộ được hỏi cho rằng thời hạn cho vay hiện tại là hợp lý đối với trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, thuận tiện cho việc SXKD của hộ và đối với HSSV, nước sạch và VSMT là căn cứ vào thời gian học tập, lao động… là tương đối phù hợp với khả năng trả nợ của hộ được vay vốn ưu đãi.

Bảng 4.16. Đánh giá của hội viên phụ nữ về một số chỉ tiêu trong vay vốn Chỉ tiêu Vay vốn hộ nghèo Vay vốn HSSV Vay vốn NS&VSMT Số hộ trả lời (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ trả lời (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ trả lời (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Lãi suất Cao 0 0,00 0 0,00 45 50,00 Trung bình 18 20,00 40 44,44 45 50,00 Thấp 72 80,00 50 55,56 0 0,00 2. Thời hạn cho vay Trung bình 27 30,00 59 65,56 25 27,78 Dài 63 70,00 31 34,44 65 72,22 3. Điều kiện vay vốn Dễ 81 90,00 86 95,56 68 75,56 Khó 9 10,00 4 4,44 22 24,44 4. Mức vốn vay Cao 9 10,00 0 0,00 0 0,00 Trung bình 63 70,00 74 82,22 27 30,00 Thấp 18 20,00 16 17,78 63 70,00 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Thực tế cho thấy, tùy thuộc vào từng chương trình cho vay vốn cụ thể mà Ngân hàng có những quy định khác nhau về đối tượng cho vay, điều kiện vay, phương thức cho vay, mức vay và lãi suất vay. Đối với các hộ nghèo và hộ cận nghèo thì mức cho vay tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ, lãi suất cho vay được điều chỉnh tùy theo chương trình cho vay và tùy từng thời điểm, thường giao động ở mức từ 0,55% - 0,7%/tháng, và đây cũng là mức lãi suất thấp nhất so với các hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn như Ngân hàng Nông nghiệp hay Quỹ hỗ trợ nông dân. Việc giải ngân vốn được thực hiện định kỳ vào ngày 18 hàng tháng, tuy nhiên, trong một số chương trình cho vay vốn cụ thể thì vốn giải ngân có thể được thực hiện sau 10 ngày kể từ khi hộ hoàn thiện xong hồ sơ xin vay; đây là một trong những nội dung được hộ vay vốn đánh giá với mức độ hài lòng rất cao, hộ vay không phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi vốn.

Ta có thể nhận thấy sự thay đổi của các hộ nghèo sau khi được vay vốn ưu đãi của NHCSXH quận do HPN quản lý qua bảng 4.16:

Bảng 4.17. Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về sự thay đổi sau khi vay vốn do Hội phụ nữ quản lý

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Tăng thu nhập 90 100,00

- Tăng nhiều 76 84,44

- Tăng ít 14 15,56

2. Tạo công ăn việc làm 90 100,00

- Tăng nhiều 81 90,00

- Tăng ít 9 10,00

3. Tạo thêm cơ sở vật chất 90 100,00

- Tăng nhiều 86 95,56

- Tăng ít 4 4,44

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Theo kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều khả quan cho rằng vốn vay của NHCSXH có tác động đến sự thay đổi về thu nhập, trong đó khoảng 84,44% số hộ được hỏi cho rằng có sự thay đổi rõ ràng về tăng thu nhập sau khi vay vốn. Số hộ trả lời về tạo thêm công ăn việc làm chiếm khoảng 90% và tạo ra cơ sở vật chất mới chiếm 95,56% số hộ được phỏng vấn.

Vốn cho vay ưu đãi có tác động tích cực tới thu nhập, mức độ cải thiện đời sống, việc làm của hộ trong diện ưu đãi.

4.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ VỐN VAY CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THÔNG QUA HỘI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)