Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 60 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu:

3.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng cho vay vốn

- Nhóm chỉ tiêu phản ảnh nguồn vốn cho vay ủy thác của NHCSXH, vốn vay ủy thác cho HPN của NHCSXH, vốn vay ủy thác theo các chương trình cho vay,…

- Dư nợ cho vay ủy thác tại các chương trình cho vay, các xã, thị trấn, - Lãi suất cho vay của các chương trình cho vay, thời hạn vay.

- Số tổ TK&VV, số hội viên được vay vốn qua các năm, lượng vốn vay bình quân/hộ mỗi năm.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý vốn vay

- Tỷ lệ tổ TK&VV đạt các loại tốt, trung bình và kém

- Tỷ lệ hộ nợ quá hạn, số hộ không trả lãi đúng hạn, số lượng vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng, dư nợ quá hạn cần xử lý.

- Số hộ được gia hạn nợ, phân kỳ trả nợ, khoanh nợ, xóa nợ, tỷ lệ hộ sử dụng vốn sai mục đích.

- Số cuộc kiểm tra, thanh tra của NHCSXH, Hội Phụ nữ

- Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, hội viên HPN có vay vốn của NHCSXH bao gồm: Đánh giá về thủ tục vay, quy trình vay, chất lượng thẩm định khoản vay, đối tượng vay, mục đích sử dụng khoản vay theo hợp đồng, đánh giá về công tác quản lý của NHCSXH, HPN, UBND các cấp,…

3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sử dụng và vay vốn

- Số hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tăng thu nhập cho gia đình. Số hộ thoát nghèo, số hội viên HPN tìm được việc làm.

- Số việc làm được tạo thêm cho xã hội.

- Ý kiến đánh giá uy tín của Hội Phụ nữ quận, huyện và các chi hội được nâng lên. Sự phong phú trong các hoạt động của HPN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)