Kết quả thực hiện thu nợ gốc, lãi của hội viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 88 - 128)

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1. Trả nợ gốc 90 100,00 - Đúng kỳ hạn 90 100,00 - Không đúng kỳ hạn 0 0,00 2. Trả lãi 90 100,00 - Đúng kỳ hạn 82 91,11 - Không đúng kỳ hạn 8 8,89 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Số liệu bảng 4.12 cho thấy kết quả thực hiện thu nợ gốc, lãi của hội viên HPN cho thấy 100% hội viên trả nợ gố đúng hạn, 91,11% hội viên trả lãi đúng hạn, tuy nhiên vẫn còn 8,89% hội viên chậm tiền lãi vay.

Hộp 4.1. Đánh giá của Ngân hàng về hoạt động thu hồi nợ

Việc thu hồi nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ chức Hội phụ nữ trong thời gian qua được thực hiện khá tốt, những hộ sử dụng vốn vay thông qua hoạt động nhận ủy thác vay vốn của tổ chức Hội phụ nữ trong những năm gần đây không để xảy ra trường hợp nào nợ quá hạn, nợ xấu. Trước khi đến thời điểm phải trả nợ, các hộ vay vốn đều được cán bộ tổ chức Hội đến nhắc nhở và thúc giục, do đó, việc chuẩn bị tiền trả nợ và tiền gửi được các hội viên thực hiện rất nghiêm túc.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên (Ngày 25/10/2017)

4.2.2.6. Quản lý nợ xấu, nợ quá hạn

HPN phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ

sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan

Chất lượng hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ chức HPN thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng số dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì càng chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là một vấn đề mà để giải quyết được một cách triệt để thì không đơn giản. Do đó, các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và tổ chức HPN nói riêng được nhận chương trình cho vay phối hợp cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội có thể duy trì ở một mức độ nhất định để có thể kiểm soát được bằng việc tìm ra nguyên nhân có thể lý giải cho tình trạng nợ quá hạn của hộ vay, từ đó có những chính sách thích hợp.

Bảng 4.13. Thực trạng nợ quá hạn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua tổ chức Hội phụ nữ quận Long Biên (2015 - 2017)

Diễn giải ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017 /2016 BQ 1. Số hộ được vay vốn Hộ 2.691 2.783 2.865 103,42 102,95 103,18 2. Tổng dư nợ Tr.đồng 51.296 52.084 53.430 101,54 102,58 102,06 3. Dư nợ quá hạn Tr.đồng 180 167 150 92,83 89,76 91,28 4. Tỷ lệ dư nợ quá hạn % 0,35 0,32 0,28 91,43 87,50 89,44 Nguồn: Hội phụ nữ quận Long Biên (2017)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nợ quá hạn (đặc biệt ở nhóm các hộ nghèo và cận nghèo) là do các hộ này khi vay vốn để sản xuất kinh doanh đã gặp phải những rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh... và nguyên nhân chủ quan là một số hộ vay do trình độ năng lực còn nhiều hạn chế nên chưa biết cách quản lý vốn một cách có hiệu quả; phần lớn người vay phải trông chờ vào thời vụ mới có tiền trả nợ phần nào; có trường hợp khi các hộ vay đến kỳ trả nợ thì gia đình lại có người ốm đau; có hộ nợ quá hạn nhưng đã di chuyển chỗ ở không còn cơ trú trên địa bàn; có những hộ cá biệt dù đủ khả năng để trả nợ vay nhưng lại còn chây ỳ và không có thái độ hợp tác với cán bộ tín dụng và HPN khi đến nhà vận động trả nợ.

Đặc thù của chương trình cho vay vốn uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo là vay vốn không phải thế chấp tài sản mà chủ yếu áp dụng hình thức tín chấp. Trong khi đó, Nhà nước chưa xác định được một hành lang pháp lý rõ ràng để buộc người vay với Ngân hàng trong việc cung ứng tín dụng bằng biện pháp tín chấp, không có đảm bảo. Từ đó làm tăng độ rủi

ro trong cho vay hộ không có tài sản thế chấp. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp lại là một ngành sản xuất có mức rủi ro lớn, khả năng thu hồi vốn thấp, quá trình sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh phát sinh, giá cả không ổn định,... thì khả năng trả nợ của hộ vay không đảm bảo. Vì vậy, cần phải có một qui định cụ thể cho cả hai bên uỷ thác và nhận uỷ thác về chương trình cho vay vốn với hộ nghèo, hộ cận nghèo về việc xử lý như thế nào khi có rủi ro xảy ra.

Các rủi ro do các nguyên nhân khách quan gây ra như hạn hán, lũ lụt, hỏa hoạn...dẫn đến người vay không trả được nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm xử lý. HPN có trách nhiệm hướng dẫn người vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Các rủi ro do chủ quan người vay gây ra thì người vay phải chịu trách nhiệm. Hội phụ nữ phối hợp với chính quyền địa phương tìm biện pháp thu hồi nợ. Việc xử lý rủi ro thực hiện theo quy định.

Các rủi ro do HPN nhận ủy thác cho vay thực hiện trái với các thỏa thuận và cam kết ghi trong hợp đồng ủy thác thì do HPN chịu trách nhiệm xử lý. Việc xử lý rủi ro thực hiện theo quy định.

4.2.3. Theo dõi, kiểm tra, xử lý vi phạm

4.2.3.1. Kiểm tra quy trình thực hiện

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động uỷ thác luôn được các cấp Hội luôn được chú trọng. Ở cấp thành phố, Ban thường vụ giao cho Ban kinh tế - xã hội phối hợp với Ban kiểm tra trực tiếp tham mưu xây dựng bộ công cụ kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nội dung, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho cán bộ Hội được phân công phụ trách, theo dõi chương trình. Trong đó tập trung kiểm tra việc tổ chức thực hiện 6 công đoạn nhận uỷ thác, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV, kiểm tra người vay sử dụng vốn..., mỗi năm, HPN thành phố Hà Nội đều kiểm tra ít nhất 2 lần đối với Một số cơ sở hội về hoạt động vay vốn đối với HPN. Qua kiểm tra cho thấy trên 25% số cơ sở hội về thực hiện chương trình uỷ thác.

Các quận đều xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng năm, phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chương trình và phụ trách địa bàn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép vào các nội dung, chương trình công tác Hội theo định kỳ. Đảm bảo tần suất kiểm tra ít nhất 2 lần trong năm đối với 100% HPN cấp phường và HPN cấp phường thực hiện kiểm tra ít nhất 3 tháng

một lần đối với 100% Tổ TK&VV do HPN quản lý.

Số liệu bảng 4.13 cho thấy kết quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội trong các năm từ 2015 - 2017.

Bảng 4.14. Kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội (2015 - 2017)

ĐVT: Đợt

Diễn giải 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQ

1. Cấp quận

- Kiểm tra các phường 322 325 328 100,93 100,92 100,93 - Kiểm tra Tổ TK&VV 685 702 719 102,48 102,42 102,45 2. Cấp phường

- Kiểm tra Tổ TK&VV 7.396 7.561 7.742 102,23 102,39 102,31 Nguồn: Hội phụ nữ quận Long Biên (2017)

Ngoài ra, HPN cùng Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của hộ, cán bộ Hội các cấp thực hiện việc đôn đốc hội viên vay vốn trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, tham gia xử lý các trường hợp hội viên vay vốn bị rủi ro do nguyên nhân khách quan và chủ quan để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hộp 4.2. Đánh giá của cán bộ Ngân hàng về việc quản lý, giám sát bằng hồ sơ, sổ sách của cán bộ Hội phụ nữ

Việc quản lý bằng hồ sơ, sổ sách ghi chép, theo dõi hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng ở các Tổ TK&VV được đánh giá là thực hiện chưa được tốt so với yêu cầu từ phía cán bộ Ngân hàng. Sau khi cho hộ vay vốn, việc theo dõi sử dụng vốn vay của hộ phải được kiểm tra thường xuyên và ghi chép thật chi tiết, cụ thể từng nội dung tiêu chí đánh giá (theo mẫu biểu quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội), hơn nữa, do các tổ trưởng Tổ TK&VV chủ yếu là nữ giới nên việc ghi chép tương đối đầy đủ so với yêu cầu của Ngân hàng.

Ông Nguyễn Thành An, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên (Ngày 25/10/2017)

Trong 03 năm qua, bình quân mỗi năm, các cấp Hội đã thực hiện hàng nghìn cuộc kiểm tra về hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thông qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc

phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay ké; thu lệ phí sai quy định, sử dụng phí ủy thác và hoa hồng chưa đúng; chấn chỉnh công tác thống kê, theo dõi, báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của HPN quận, HPN cấp phường; công tác lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách của Tổ TK&VV…

Qua tìm hiểu, nghiên cứu cũng cho thấy, các hoạt động liên quan đến hồ sơ, sổ sách theo dõi, ghi chép, đánh giá việc cho vay và sử dụng vốn vay của cán bộ tổ chức Hội các cấp và nhất là của các Chi hội trưởng, các tổ trưởng Tổ TK&VV tương đối đầy đủ và kịp thời.

4.2.3.2. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của hộ vay

Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy trong công tác kiểm tra, giám sát, xét duyệt cho vay, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như cán bộ ngân hàng chưa sát sao trong việc quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn. Đối với chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn một số đơn vị phường chưa sát sao trong việc rà soát và xác nhận của các địa phương và công tác kiểm tra của ngân hàng do đó chưa chính xác đối tượng vay vốn. Công tác cho vay ủy thác vay qua tổ chức CT-XH một số tổ chức hội chưa thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác, công tác kiểm tra còn mang tính hình thức. Những nguyên nhân trên đã phần nào gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn vay của ngân hàng, gây ra nợ tồn đọng cần xử lý. Cụ thể về các hộ vay vốn sử dụng sai mục đích vay vốn được thể hiện qua bảng 4.15 sau:

Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của hội viên hội phụ nữ

Đánh giá Số lượng (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ điều tra 90 100,00 1. Sử dụng toàn bộ vốn vay đúng mục đích 33 36,67 2. Sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích 42 46,67 3. Sử dụng toàn bộ vốn vay ngoài mục đích 15 16,67

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2018)

Nghiên cứu khảo sát ở 3 phường về quá trình sử dụng vốn vay theo mục đích vay của hội viên, kết quả được tổng hợp tại bảng 4.15 cho thấy có tới 16,67% số hội viên sử dụng vốn vay ngoài mục đích vay, chủ yếu là các hộ sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích vay (chiếm tỷ lệ 46,67%). Qua tìm hiểu, được biết việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay có nguyên nhân chủ yếu do:

- Trong quá trình thực hiện việc sử dụng vốn vay, do hiệu quả của sử dụng vốn không đạt được như mong đợi nên các hộ đã chuyển đổi mục đích sử dụng vốn sang hướng khác để không làm mất đi tính hiệu quả của việc sử dụng vốn;

- Trong một số trường hợp, việc sử dụng vốn không đạt được như quy mô ban đầu đặt ra nên nhiều hộ tuy vẫn duy trì mô hình sản xuất sử dụng vốn theo đúng mục đích xin vay ban đầu với Ngân hàng nhưng giảm về tổng mức đầu tư; số vốn còn lại được sử dụng đầu tư vào việc khác để xoay vòng đồng vốn sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất;

- Một số ít là trường hợp các hộ nghèo, do những hạn chế nhất định về điều kiện kinh tế, nên nhiều khi có những công việc đột xuất phát sinh trong sinh hoạt và đời sống gia đình, hộ gia đình thiếu tiền để trang trải nên đã sử dụng vốn vay của Ngân hàng cho các chương trình dự án đã được xác định trước đó vào những công việc gia đình, làm sai mục đích sử dụng vốn vay. Với những trường hợp này thì thường có sự can thiệp ngay từ phía cán bộ tổ chức Hội phụ nữ để cùng với hội viên vay vốn tìm hướng khắc phục giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Hộp 4.3. Đánh giá của chính quyền địa phương về công tác quản lý, giám sát vốn vay của Hội phụ nữ

Trong 4 tổ chức chính trị - xã hội của địa phương có nhận ủy thác cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội thì theo đánh giá của chính quyền địa phương chúng tôi cho thấy, hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ và Hội Nông dân là hiệu quả nhất. Cán bộ tổ chức Hội thường xuyên quan tâm đến hội viên trong việc tham gia tư vấn sử dụng vốn vay sao cho đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Còn riêng về Hội cựu chiến binh và tổ chức Đoàn thanh niên thì việc sử dụng vốn vay thường không duy trì theo đúng nội dung xin vay, nhiều hội viên sau khi vay vốn xong một thời gian, việc sử dụng vốn không đạt được hiệu quả như mong muốn lại chuyển sang làm việc khác

Ông Đặng Trần Phú, chủ tịch phường Phúc Đồng (Ngày 05/11/2017) Bên cạnh những nội dung kiểm tra, giám sát đã nêu và phân tích ở trên thì ở mức độ cao hơn, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội, thường là Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Ngân hàng hàng tháng đều tổ chức họp giao ban tháng với chủ tịch HPN quận và đại diện HPN các xã để đánh giá hoạt động cho vay và nhận cho vay ủy thác của tổ chức HPN. Hoạt động giao ban này là quy định bắt buộc đối với tổ chức Hội phụ nữ các cấp, do đó, trường hợp các quận hoặc phường nào không tham gia họp giao ban tháng thì ngay lập tức phía Ngân hàng sẽ có công văn gửi đến các đơn vị này.

4.2.4. Đánh giá kết quả quản lý vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội quận Long Biên quận Long Biên

Chất lượng vốn vay thể hiện ở nhiều tiêu chí như thủ tục hành chính, tiến độ, mục đích sử dụng, thời hạn phải trả, nợ quá hạn…, trong đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số dư nợ cho vay là quan trọng nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì càng chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại. Nợ quá hạn là một vấn đề mà để giải quyết một cách triệt để thì không đơn giản. Do đó, các tổ chức chính trị - xã hội được nhận chương trình ủy thác cho vay phối hợp cùng với NHCSXH có thể duy trì ở một mức độ nhất định để có thể kiểm soát được bằng việc tìm ra những nguyên nhân có thể lý giải cho tình trạng nợ quá hạn của hộ vay, từ đó có những chính sách thích hợp. Trong 4 tổ chức chính trị - xã hội được NHCSXH quận Long Biên ủy thác vốn vay thì cả 4 tổ chức đều không có nợ quá hạn. Để đạt được thành tích không có nợ quá hạn, không có số hộ còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội thông qua hội phụ nữ trên địa bàn quận long biên (Trang 88 - 128)