Số lượng các buổi tập huấn, hội thảo tại huyệnYên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 79)

Loại/cấp XDMH ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1. KN Yên Phong 28 36 45 128,6 125,0 126,8 1.1 Tập huấn Lớp 24 29 34 120,8 117,2 119,0 1.1.1 Trồng trọt Lớp 20 22 20 110,0 90,9 100,5 1.1.2 Chăn nuôi Lớp 2 4 9 200,0 225,0 212,5 1.1.3 Thủy sản Lớp 2 3 5 150,0 166,7 158,3

1.2 Hội thảo Cuộc 4 7 11 175,0 157,1 166,1

1.2.1 Trồng trọt Cuộc 2 5 9 250,0 180,0 215,0

1.2.2 Chăn nuôi Cuộc 1 1 1 100,0 100,0 100,0

1.2.3 Thủy sản Cuộc 1 1 1 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Trạm khuyến nông H. Yên Phong (2016)

Qua bảng trên ta thấy hàng năm số buổi tập huấn và hội thảo ngày càng tăng. Năm 2014 có 24 buổi tập huấn toàn huyện thì năm 2016 đã là 34 buổi, tăng bình quân đạt 119% mỗi năm. Bên canh đó các buổi hội thảo cũng tăng lên dình quân hằng năm là 166,07% mỗi năm, 2014 là 4 cuộc nhưng đến 2016 là 11 cuộc hội thảo. Như vậy chính sách khuyến nông đang được huyện Yên Phong chú trọng.

● Tập huấn, đào tạo đối với người làm công tác khuyến nông

Trạm khuyến nông các huyện phối hợp với phòng Kinh tế (phòng Nông nghiệp & PTNT), các tổ chức xã hội, đoàn thể (Hội nông dân, Hội sinh vật cảnh ...) tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho CBKN, chủ nhiệm HTX, nông dân, chủ trang trại... với các nội dung đa dạng. Đặc biệt nhằm giúp nông dân áp dụng TBKT mới có hiệu quả, vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện thực tế sản xuất, Trung tâm đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản với phương pháp kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành theo chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi nên đã kịp thời giúp học viên giải quyết các vướng mắc trong quá trình sản xuất. Qua đánh giá 80% học viên sau khi tham gia tập huấn đã áp dụng được những kiến thức kỹ thuật, kỹ năng khuyến nông vào sản xuất và chỉ đạo sản xuất.

Đối với KNV, hàng năm Trạm khuyến nông huyện cùng Trung tâm KN – KN tỉnh phối hợp với Trung tâm khuyên nông Quốc gia cử CBKN cơ sở đi tập huấn ở các tỉnh bạn về kỹ thuật chăn nuôi, thủy sản. Ngoài ra còn được đi tham quan, học tập ở các huyện, tỉnh khác có các mô hình điển hình hoặc một số địa phương khác để mở rộng hiểu biết nhằm định hướng phát triển ở địa phương. Và mỗi lần đi tập huấn mỗi cán bộ được hỗ trợ về xăng xe, đi lại từ 20.000 – 50.000 đồng/cán bộ và

tài liệu phục vụ quá trình học tập. Các lớp tập huấn nhằm giúp các CBKN nắm bắt được các kỹ thuật mới, các mô hình mới, đồng thời nâng cao nhận thức về các nội dung của chính sách, tham khảo quá trình thực hiện tại các địa phương điển hình để từ đó có khả năng triển khai thực hiện hiệu quả hơn tại địa phương.

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho CBKN hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Hoạt động đào tạo dài hạn cho CBKN về nghiệp vụ khuyến nông, kỹ năng lập kế hoạch hầu như chưa có do không có nguồn kinh phí. Mặt khác, định mức hỗ trợ về kinh phí đi lại, ăn ở và tài liệu không có định mức rõ ràng (theo quy định của Nghị định 02/2010/NĐ-CP hỗ trợ 100% kinh phí trên) nhưng thực tế định mức hỗ trợ chỉ hỗ trợ 100% tiền tài liệu, ăn, ở và phần tiền xăng xe đi lại khoảng từ 20-50 nghìn đồng/người như nông dân tham gia tập huấn; chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu cho CBKN cơ sở để nâng cao trình độ. Trong các nội dung về đào tạo, tập huấn chủ yếu tập trung vào ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhưng chưa quan tâm đến đào tạo cho CBKN kỹ năng lập kế hoạch, lập dự án, nghiệp vụ khuyến pháp lý về khuyến nông, chưa có nội dung về tổ chức thị trường, chế biến, tiêu thụ nông sản, dịch vụ nông nghiệp.

Hộp 4.1. Tập huấn chuyên môn cho cán bộ khuyến nông

“Thực tế tập huấn cho cán bộ khuyến nông hiện nay thường đào tạo về chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản là chưa phù hợp vì: tất cả các CBKN đều được đào tạo cơ bản tại Trường Đại học với các chuyên ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nhưng ở trường chưa được đào tạo về kỹ năng lập kế hoạch, lập dự án, nghiệp vụ khuyến pháp lý về khuyến nông, nghiệp vụ khuyến nông… Do đó chúng tôi muốn được đào tạo về các kỹ năng trên để hàng năm chúng tôi lập kế hoạch sản xuất cho địa phương mình quản lý nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế của địa phương. Do chúng tôi không có kỹ năng lập kế hoạch nên các mô hình sản xuất triển khai từ Trạm khuyến nông xuống chưa sát với nhu cầu thực tế của địa phương ví như xã xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong tôi là người phụ trách khi Trạm khuyến nông đưa mô hình trình diễn xuống tôi phải đi giải thích cái lợi, cái hại khi tham gia mô hình, vận động chủ nhiệm HTX nhận mô hình sau đó triển khai tập huấn kỹ thuật, trong quá trình thực hiện phải đôn đốc các hộ dân làm theo đúng quy trình. Khi thu hoạch các hộ thấy năng suất cao, chất lượng gạo ngon, bán được giá thì mới đưa vào sản xuất vụ tiếp theo nếu không thì mô hình không được nhân rộng mà chức năng của khuyến nông là làm mô hình điểm rồi phải được nhân rộng thì đấy mới là mô hình thành công. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được đào tạo các kỹ năng như tôi đã trình bày ở trên.

● Tập huấn, đào tạo đối với người sản xuất nông nghiệp

Trước mỗi vụ sản xuất, Trạm khuyến nông các huyện đều tổ chức tập huấn cho nông dân, giới thiệu một số giống cây, con mới, hướng dẫn các tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong sản xuất.

Kết quả bồi dưỡng tập huấn

Công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất cho hộ là một trong những hoạt động quan trọng của hoạt động khuyến nông, là một trong những hình thức giáo dục, là quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của người dân, chuyển giao những cái mới để hoạt động sản xuất của hộ đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, trong thời gian qua, công tác tập huấn luôn được CBKN trên địa bàn huyện tiến hành thường xuyên và liên tục.

Các đợt tập huấn được tổ chức định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất tại địa phương. Trước mỗi đợt tập huấn, Trạm đều phối kết hợp với các cơ quan để khảo sát thực tế mỗi địa phương và xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn trong đó có cả tập huấn cho cán bộ chỉ đạo và các hộ trực tiếp sản xuất.

Số liệu bảng dưới đây thể hiện kết quả đẩy mạnh tập huấn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất cho các hộ nghèo của Trạm Khuyến nông huyện Yên Phong trong 3 năm 2014 - 2016 cho thấy:

Bảng 4.8. Kết quả triển khai hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cho các hộ giai đoạn 2014-2016 TT Diễn giải ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ 1 Tổng số lớp tập huấn lớp 24,0 100,0 29,0 100,0 34,0 100,0 120,8 117,2 119,0 1.1 Phân theo ngành - Trồng trọt lớp 16,0 66,7 18,0 62,1 20,0 58,8 112,5 111,1 111,8 Chăn nuôi - thú y lớp 6,0 25,0 8,0 27,6 10,0 29,4 133,3 125,0 129,2

- Bảo quản, chế biến nông, … lớp 2,0 8,3 3,0 10,3 4,0 11,8 150,0 133,3 141,7

1.2 Theo đơn vị tổ chức

- Trạm KN tổ chức lớp 10,0 41,7 15,0 51,7 20,0 58,8 150,0 133,3 141,7

- UBND xã tổ chức lớp 14,0 58,3 14,0 48,3 14,0 41,2 100,0 100,0 100,0

2 Số người tham dự người 2400,0 2900,0 3400,0 120,8 117,2 119,0

- Bình quân người/lớp ng/lớp 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

3 Số tài liệu cấp phát bộ 2400,0 2900,0 3400,0 120,8 117,2 119,0

Qua bảng số liệu ta thấy số lớp tập huấn ngày cằng tăng qua các năm bình quan là 119%; năm 2014 có 24 lớp có 2400 người tham gia nhưng đến năm 2016 đã có 34 lớp và có 3400 người tham gia. Chủ yếu các cuộc tập huấn là về trồng trọt. Và do trạm khuyến nông chủ trì tổ chức. Điều này cho ta thấy công tác khuyến nông ngày càng được chú trọng. Bên cạnh các lớp tập huấn do Trạm tổ chức là các lớp tập huấn do xã tổ chức cũng đã thu hút được lượng lớn người nông dân tham dự và các lớp tập huấn này cũng đang có xu hướng tăng qua các năm. Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng thể hiện năng lực, trình độ chuyên môn và sự cố gắng của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở. Tuy nhiên, do kinh nghiệm và kỹ năng sư phạm của một số cán bộ KNVCS còn chưa thật sự tốt, do đó chất lượng của một số buổi tập huấn còn chưa cao, chưa thật sự có tính thuyết phục đối với hộ dân.

-Đánh giá về kết quả triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo cho người dân

Số liệu bảng dưới đây thể hiện đánh giá của hộ về các nội dung trong các lớp tập huấn, kết quả cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 79)